19 mẫu dàn ý cảm nhận khổ 2 3 bài thơ đây thôn vĩ dạ

Dàn ý số 1 I. Mở bài – Giới thiệu tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), quê tỉnh Quảng Bình, là nhà thơ có nhiều đóng góp lớn cho phong trào Thơ mới …

Dàn ý số 1

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), quê tỉnh Quảng Bình, là nhà thơ có nhiều đóng góp lớn cho phong trào Thơ mới 1932 – 1940.

– Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ – Hoàng Thị Kim Cúc. Bài thơ là bức tranh đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ Dạ. Thông qua bài thơ, tác giả muốn bộc lộ khát khao được sống, được yêu và được giao hòa với thiên nhiên.

II. Thân bài

1 Phân tích khổ 2:

– Miêu tả cảnh: gió, mây, dòng nước, hoa bắp lay ⇒ cảnh vật chia lìa

– Không gian mờ ảo đầy hình ảnh của trăng: bến trăng, sông trăng, thuyền chở trăng.

– Tâm trạng khắc khoải, đợi chờ của nhân vật trữ tình.

3. Phân tích khổ 3:

– Sự ảo mộng của cảnh và người

– Câu hỏi tu từ: là lời nhân vật trữ tình vừa là để hỏi người và vừa để hỏi mình, vừa gần gũi vừa xa xăm, vừa hoài nghi vừa như giận hờn, trách móc.

– Đại từ phiếm chỉ “ai” ⇒ làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn khát khao được sống, được yêu.

III. Kết bài

– Nội dung:

+ Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ êm đềm, thơ mộng

+ Bức tranh tâm cảnh của nhân vật trữ tình.

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, câu hỏi tu từ,…

+ Hình ảnh thơ sáng tạo, độc đáo

+ Kết hợp giữa bút pháp thơ tả thực và lãng mạn, tượng trưng.

Dàn ý số 2

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt và giới thiệu tác giả, tác phẩm

Giới thiệu khổ hai

II. THÂN BÀI

– Khổ hai là bức tranh sông nước nhuốm màu tâm trạng

Mây gió: ngược chiều , trái tự nhiên, chia cắt đôi ngả

Dòng nước: nhân hóa ” buồn thiu”

Dòng sông không còn là sự vật vô tri vô giác

Sự chảy trôi buồn một nỗi buồn li tán

– Hoa bắp lay: gợi buồn

Thuyền và sông trăng: hình ảnh ảo, khó phân định vừa mơ vừa thực

Trăng: chứa đựng vẻ đẹp tác giả luôn muốn gửi gắm

Dòng sông trăng: trăng tan vào nước để trôi chảy từ vũ trụ về nơi xa.

” kịp” không chỉ là khát khao mong đợi mà còn âu lo

Trong khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11 chúng ta thấy một tình yêu đơn phương, day dứt đến tội nghiệp. Nỗi niềm băn khoăn, day dứt khôn nguôi càng nhấn mạnh khao khát được sống, được giao cảm yêu thương và chia sẻ với cuộc đời.

Phân tích khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11

Nỗi niềm băn khoăn, day dứt khôn nguôi càng nhấn mạnh khao khát được sống, được giao cảm yêu thương và chia sẻ với cuộc đời của tác giả.

– Điệp ngữ “khách đường xa” có sức gợi tả, ngắt nhịp 4/3 tạo nhịp điệu khẩn trương gấp gáp. Nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết, lời khẩn khoan van nài những người xưa thật xa xôi, tất cả trở nên vô vọng.

– Hình ảnh: màu áo trắng mờ ảo trong sương khói khiến cho dáng hình con người nhòa đi trước mắt, nhòa đi cả trong tiềm thức. Màu áo trong tâm tưởng vốn trần đầy kỉ niệm nay trở nên nhạt nhòa, xa cách.

– Câu hỏi tu từ cùng với đại từ phiếm chỉ “ai” – lớp từ đa nghĩa.

III. KẾT BÀI

Dàn ý số 3

1. Mở bài phân tích Đây 

–  Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử: một trong số những cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào thơ Mới

– Khái quát về đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử: mang một diện mạo khá phức tạp nhưng chúng ta luôn nhận thấy ở đấy tình yêu đến đau đớn song vẫn luôn hướng về cuộc đời

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

2. Thân bài phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

b. Khổ 2: khung cảnh trời, mây, sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng

– Hai câu đầu: thiên nhiên chia lìa và mang đầy tâm trạng

     + sự chia lìa đôi ngả của mây và  gió: gió theo lối gió mấy đường mây

     + Nghệ thuật nhân hóa diễn tả tâm trạng: dòng nước buồn thiu

     + Sự chuyển động nhẹ nhàng của cảnh vật: hoa bắp lay

=> Mặc cảm chia lìa, nỗi buồn của tác giả

– Hai câu sau:

     + Hình ảnh thuyền trăng, sông trăng: sáng tạo nghệ thuật độc đáo, biểu tượng của hạnh phúc, của cõi mộng

     + “Kịp”: bình dị song nó đã hé mở ra cho người đọc về sự cảm nhận và tâm thế sống của tác giả – sống là phải chạy đua với thời gian.

=> Hai câu thơ khép lại khổ thơ thứ hai vừa như một sự hoài nghi vừa như một sự mong mỏi, hi vọng của tác giả – khát vọng hòa mình với cuộc đời, với thiên nhiên, với con người.

c. Khổ 3: Tâm sự của nhà thơ

– Điệp từ “khách đường xa”

– Nghệ thuật hoán dụ cùng từ ngữ đặc tả sắc trắng:  Áo em trắng quá nhìn không ra

– Câu thơ đa nghĩa: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

– Câu hỏi tu từ chứa điệp từ “ai”: Ai biết tình ai có đậm đà

=> Nhấn mạnh một cách sâu sắc mặc cảm chia li, tâm trạng chưa nhiều uẩn khúc – một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa trong vô vọng

3. Kết bài phân tích tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: thông qua việc sử dụng từ ngữ, hình tượng đặc sắc, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của thôn Vĩ, đồng thời, đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời, mong muốn tha thiết gắn bó với cuộc sống.

Dàn ý số 4

 phân tích khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

1. Câu 1: Gió theo lối gió, mây đường mây

Không gian ở câu này được mở rộng hơn so với đoạn 1: mây, gió

Cảm nhận được sự chia ly, xa cách qua câu thơ

Tâm trạng buồn man mác: gió và mây không thể tách rời nhưng dường như không thể cùng nhau

2. Câu 2: Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Mọi cảnh vật như chất chứa tâm trạng

Dòng sông như bất động, không muốn chảy, thể hiện tâm trạng buồn

Từ “buồn thiu” như nói lên tâm trạng rõ hơn

Hoa bắp, sự níu giữ nhưng nhẹ nhàng, không thể

3. Câu 3: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Sự xa vời

Không gian tràn ngập ánh trăng, hư hư ảo ảo

Trăng là một hình ảnh quen thuộc, thể hiện cho tình cảm, yêu thương

4. Câu 4: Có chở trăng về kịp tối nay?

Khung cảnh nơi Huế thơ mộng

Câu hỏi thể hiện nên ước mong, nguyện vọng của tác giả

I. Dàn Ý Phân Tích Khổ 3 Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

1. Mở bài

Giới thiệu Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ và khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu: khát khao hướng tới thế giới bên ngoài, hơi ấm tình người từ mộng cảnh.

– Hình tượng thơ khá “dị” và khó hiểu: Một người lữ khách trong chốn sương khói mịt mù, thấp thoáng với dáng áo trắng hư hư thực thực.

– “Mơ khách đường xa khách đường xa”, cõi đời đã hiện lên một cách rõ ràng thông qua hình bóng một giai nhân mà tác giả trực tiếp xưng “em” ở câu thơ tiếp.

+ Cụm từ “khách đường xa”: Đem đến cảm giác xa lạ, đặc biệt là nó được lặp lại đến hai lần trong một câu thơ để diễn tả cái khoảng cách, âm hưởng xa dần của vị “khách”, của bóng giai nhân trong tâm tưởng nhà thơ.

+ Cõi đời trong thơ của Hàn Mặc Tử lại cũng không phải ở cõi thực mà nó nằm trong cõi “mơ”, giấc mơ tan thì người cũng mất.

=> Hình tượng thơ lạ lùng: Hình tượng con người xuất hiện như ảo ảnh, vừa xa lạ, vừa vận động xa dần, lại vừa không thể nắm bắt được, rất vô định và mênh mang.

– “Áo em trắng quá nhìn không ra”:

+ Người thi sĩ tài hoa, bạc mệnh ấy đã chới với, cố gắng níu kéo lại cái cõi đời, cái hơi ấm tình người dẫu chỉ là trong mơ bằng mọi nỗ lực, mọi cố gắng. Thế nhưng rốt cuộc, người nghệ sĩ dường như đuổi không kịp, với không tới, ánh mắt người cũng nhìn không thấu.

+ Hai từ “trắng quá” gợi tả sự tột cùng của sắc trắng, nó đã vượt qua khỏi tầm nhận biết của thị giác, hình bóng người giai nhân bây giờ đã mất hết đường nét, chỉ để lại một khoảng trắng vô định và hẫng hụt trong lòng thi nhân, chính thức đánh dấu sự bất lực và tuyệt vọng của tác giả trong quá trình níu kéo cõi đời, hơi ấm tình người.

b. Hai câu cuối: Tác giả quay về thế giới bên trong lạnh lẽo, vô định và cô đơn:

– Thế giới ấy hiện lên bằng câu thơ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, hình tượng thơ vô cùng siêu thực tượng trưng. Đó là một thế giới mang sự lạnh lẽo, mịt mờ của khói sương, thiếu vắng hình bóng, hơi ấm của con người, là nỗi đau đớn nhất của Hàn Mặc Tử.

– Chỉ có duy nhất một sợi dây vô hình liên hệ giữa hai thế giới khác biệt ấy là tình cảm tha thiết, sâu nặng của người thi sĩ với cuộc đời, với thiên nhiên ngoài kia vẫn luôn đầy ắp trong tâm tưởng, trong những vần thơ lúc trong trẻo, thanh khiết lúc rớm máu đau thương.

– “Ai biết tình ai có đậm đà”:

+ Băn khoăn về tình cảm của người ngoài kia, của giai nhân.

+ Băn khoăn không biết rằng liệu giai nhân, liệu Kim Cúc có thấu hiểu cho cái nỗi lòng tha thiết đến khốn khổ của mình dành cho nàng hay không.

=> Thể hiện ý thức vô cùng sâu sắc về sự manh mang của sợi dây giao nối tình cảm giữa hai thế giới này của Hàn Mặc Tử.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.

Dàn ý số 5

I. Mở bài:

– Dẫn dắt và giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu khổ hai

II. Thân bài:

– Khổ hai là bức tranh sông nước nhuốm màu tâm trạng

– Mây gió: ngược chiều , trái tự nhiên, chia cắt đôi ngả

– Dòng nước: nhân hóa ” buồn thiu”

– Dòng sông không còn là sự vật vô tri vô giác

– Sự chảy trôi buồn một nỗi buồn ly tán

– Hoa bắp lay: gợi buồn

– Thuyền và sông trăng: hình ảnh ảo, khó phân định vừa mơ vừa thực

– Trăng: chứa đựng vẻ đẹp tác giả luôn muốn gửi gắm

– Dòng sông trăng: trăng tan vào nước để trôi chảy từ vũ trụ về nơi xa.

– “kịp” không chỉ là khát khao mong đợi mà còn âu lo

a. Hai câu thơ đầu: khát khao hướng tới thế giới bên ngoài, hơi ấm tình người từ mộng cảnh.

– Hình tượng thơ khá “dị” và khó hiểu: Một người lữ khách trong chốn sương khói mịt mù, thấp thoáng với dáng áo trắng hư hư thực thực.

– “Mơ khách đường xa khách đường xa”, cõi đời đã hiện lên một cách rõ ràng thông qua hình bóng một giai nhân mà tác giả trực tiếp xưng “em” ở câu thơ tiếp.

+ Cụm từ “khách đường xa”: Đem đến cảm giác xa lạ, đặc biệt là nó được lặp lại đến hai lần trong một câu thơ để diễn tả cái khoảng cách, âm hưởng xa dần của vị “khách”, của bóng giai nhân trong tâm tưởng nhà thơ.

+ Cõi đời trong thơ của Hàn Mặc Tử lại cũng không phải ở cõi thực mà nó nằm trong cõi “mơ”, giấc mơ tan thì người cũng mất.

=> Hình tượng thơ lạ lùng: Hình tượng con người xuất hiện như ảo ảnh, vừa xa lạ, vừa vận động xa dần, lại vừa không thể nắm bắt được, rất vô định và mênh mang.

– “Áo em trắng quá nhìn không ra”:

+ Người thi sĩ tài hoa, bạc mệnh ấy đã chới với, cố gắng níu kéo lại cái cõi đời, cái hơi ấm tình người dẫu chỉ là trong mơ bằng mọi nỗ lực, mọi cố gắng. Thế nhưng rốt cuộc, người nghệ sĩ dường như đuổi không kịp, với không tới, ánh mắt người cũng nhìn không thấu.

+ Hai từ “trắng quá” gợi tả sự tột cùng của sắc trắng, nó đã vượt qua khỏi tầm nhận biết của thị giác, hình bóng người giai nhân bây giờ đã mất hết đường nét, chỉ để lại một khoảng trắng vô định và hẫng hụt trong lòng thi nhân, chính thức đánh dấu sự bất lực và tuyệt vọng của tác giả trong quá trình níu kéo cõi đời, hơi ấm tình người.

b. Hai câu cuối: Tác giả quay về thế giới bên trong lạnh lẽo, vô định và cô đơn:

– Thế giới ấy hiện lên bằng câu thơ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, hình tượng thơ vô cùng siêu thực tượng trưng. Đó là một thế giới mang sự lạnh lẽo, mịt mờ của khói sương, thiếu vắng hình bóng, hơi ấm của con người, là nỗi đau đớn nhất của Hàn Mặc Tử.

– Chỉ có duy nhất một sợi dây vô hình liên hệ giữa hai thế giới khác biệt ấy là tình cảm tha thiết, sâu nặng của người thi sĩ với cuộc đời, với thiên nhiên ngoài kia vẫn luôn đầy ắp trong tâm tưởng, trong những vần thơ lúc trong trẻo, thanh khiết lúc rớm máu đau thương.

– “Ai biết tình ai có đậm đà”:

+ Băn khoăn về tình cảm của người ngoài kia, của giai nhân.

+ Băn khoăn không biết rằng liệu giai nhân, liệu Kim Cúc có thấu hiểu cho cái nỗi lòng tha thiết đến khốn khổ của mình dành cho nàng hay không.

=> Thể hiện ý thức vô cùng sâu sắc về sự manh mang của sợi dây giao nối tình cảm giữa hai thế giới này của Hàn Mặc Tử.

III. Kết bài:

– Tóm tắt nội dung khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ và nêu lên giá trị, những đóng góp của khổ 2 với cả bài thơ.

Leave a Comment