Dàn ý số 1
I. Mở bài
– Tình yêu luôn là đề tài quen thuộc trong thơ ca
– Bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin cũng là một bài thơ viết về tình yêu, một tình yêu chân thành, cao thượng, chinh phục được độc giả
II. Thân bài
Những mâu thuẫn giằng xé
– Mở đầu bằng ba chữ “tôi yêu em” đó là một lời giãy bày trực tiếp và vô cùng giản dị, khẳng định được tình yêu chân thành
– Cách xưng hô tôi- em thể hiện mối quan hệ vẫn còn xa cách
– Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật anh đã từng yêu em và đến bây giờ vẫn còn yêu
– Thể hiện tình yêu nồng cháy của chàng trai qua hình ảnh “ngọn lửa tình”
– Ở hai câu sau lại thể hiện mâu thuẫn trong tâm trạng giữa lí trí và cảm xúc, không dứt khoát trong tình yêu
– Hai câu sau có sự dồn nén cảm xúc, tôn trọng người mình yêu
=>Nhân vật trữ tình có một tình yêu đẹp và mãnh liệt, không quan tâm đến bản thân mà chỉ mong người mình yêu hạnh phúc
Những cung bậc cảm xúc
– Điệp từ “tôi yêu em” được nhắc lại, tạo mạch cảm xúc đề nhà thơ giãi bày tình yêu đơn phương của mình
– Biểu hiện của tình yêu chân thành, say đắm: Âm thầm, hy vọng, khi rụt rè, lúc lại hậm hực lòng ghen
Tình yêu cao thượng của nhân vật trữ tình
– Nhân vật trữ tình chúc em sẽ gặp được một người tình yêu em chân thành
– Thể hiện một tấm lòng cao đẹp, vượt qua sự ích kỉ của bản thân để chỉ mong người mình yêu hạnh phúc
– Đây là một quan niệm nhân văn về tình yêu
III. Kết bài
– Bài thơ thể hiện nhân cách cao đẹp của nhân vật trữ tình
– Đồng thời thể hiện một quan niệm sâu sắc về tình yêu
Dàn ý số 2
) Mở bài
– Giới thiệu tác giả:
+ A-lếch-xan-dro Xéc-ghê-ê Vích Pu-skin (1799 – 1837) là nhà thơ của tự do và tình yêu, xuất thân từ một tầng lớp quý tộc Mát-xcơ-va.
– Khái quát về tác phẩm:
+ "Tôi yêu em" là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Pu-skin viết về mối tình đơn phương của của ông với một người phụ nữ.
b) Thân bài
* Khái quát hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ "Tôi yêu em" sáng tác năm 1829, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1829 Puskin cầu hôn nhưng không được chấp nhận.
* Luận điểm 1: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn nhà thơ (4 câu thơ đầu)
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
– “Tôi yêu em” : lời thú nhận, bày tỏ tình cảm ngắn gọn, trực tiếp, giản dị, cũng là lời khẳng định tình cảm chân thành tha thiết.
+ Cách xưng hô : tôi – em => Trang trọng, giữ khoảng cách, gợi cảm giác vừa gần vừa xa.
– Ẩn dụ "ngọn lửa tình" : Tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt
– "Chưa hẳn" : cách nói phủ định => khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em.
-> Giọng thơ: dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể, chưa hẳn”
=> Hai câu thơ đầu là lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung. Tình yêu có tính cá thể, có một sinh mệnh riêng, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của “tôi”.
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.”
– “Nhưng” – quan hệ tương phản, giống như chiếc đập chặn đứng lại mạch cảm xúc yêu đương
-> Tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc; mở ra thế giới suy tư lí trí, chủ thể trữ tình muốn dùng lý trí để chế ngự tình cảm.
– “Không… nữa”: hư từ phủ định
-> Lí trí kìm chế cảm xúc, quyết tâm dập tắt ngọn lửa tình yêu để đem lại sự thanh thản cho “em”, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình.
– “Bận lòng, bóng u hoài”: sự éo le trong tình cảm của các nhân vật trữ tình.
-> Sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. Dù tình yêu không được đền đáp, “tôi” vẫn muốn dập tắt tình yêu ấy để đem lại niềm vui cho “em”, có những có nghĩa là “tôi” vẫn “yêu em”.
=> Sự day dứt do những mâu thuẫn, giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nữa. Tác giả cho rằng tình yêu không phải là chiếm hữu mà là cho đi, nghĩ là nghĩ cho người mình yêu.
=> Tình yêu mãnh liệt, chân thành, thái độ dịu dàng trân trọng với người mình yêu.
layvolumeTruvid03:51Ad
* Luận điểm 2: Nỗi khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình (2 câu tiếp theo)
“Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”
– “Tôi yêu em” : điệp từ khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình chuyển sang những biểu hiện khác.
– "Âm thầm": lặng lẽ, thầm kín trong tâm hồn.
– "Lúc rụt rè" : e rè, ngượng nghịu, không mạnh bạo nhưng có vẻ dịu dàng, đáng yêu
– "Khi hậm hực": có khi giận hờn, bực tức vì phải chấp nhận điều mà mình không mong muốn. -> Ích kỉ là điều tất yếu của tình yêu. “Tôi” cũng chỉ là con người bình thường với những đau khổ, hờn ghen muôn thuở.
-> Nhân vật trữ tình nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò, hậm hực vì hờn ghen… vì thất vọng, vì không được đáp đền, đón đợi.
=> Sự tự trách mình yếu đuối, ghen tuông… bao thời gian trôi qua vẫn âm thầm đeo đuổi một mối tình si một phía.
-> Lời thơm mang tính chất hướng nội, chủ thể trữ tình quay vào lòng mình để diễn tả cảm xúc rất trần thế, rất con người. Đó là nỗi đau khổ vì không dám bày tỏ, không có hi vọng, là sự dày vò bởi cảm giác ghen tuông.
* Luận điểm 3: Sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của thi sĩ (2 câu thơ cuối)
“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
– "tôi yêu em" -> Điệp từ lặp lại lần thứ 3 thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc, muốn giãi bày cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.
– "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em"
-> Lời cầu chúc, khẳng định sự tôn thờ tình yêu, khẳng định tình yêu không bị dập tắt, thái độ trân trọng tình yêu đối với người hơn tình yêu bản thân mình.
=> Pu-skin đã vượt qua thói ích kỉ tầm thường ấy bằng một cách ứng xử rất đẹp: yêu là trân trọng người mình yêu, mong muốn người mình yêu được hạnh phúc
=> Lời chúc nhưng lại mang dáng dấp như một lời từ biệt tình yêu, qua đó cũng cho thấy sự kiêu hãnh của tác giả : có lẽ, sẽ chẳng có ai yêu em như tôi đã yêu.
* Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật
– Ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng.
– Biện pháp tu từ điệp ngữ.
– Nghệ thuật diễn tả lí trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co…
– Hình ảnh thơ cầu kì, mĩ lệ.
– Giọng điệu thơ chân thành, đằm thắm.
c) Kết bài
– Tổng kết lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
– Cảm nhận của em về bài thơ.
Dàn ý số 3
I. Đôi nét về tác giả (A.X.Pu-Skin)
– A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) là Mặt trời của thi ca Nga
– Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc lâu đời ít nhiều đã sa sút ở Mát-xcơ-va
– Sớm có khát vọng tự do vì say mê cái đẹp. từ nhỏ đã làm thơ, năm 14,15 tuổi được đánh giá là thiên tài thi ca
– Là người căm ghét bạo lực, cường quyền, trung thành với lí tưởng tự do, bác ái
– Các tác phẩm chính:
+ tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin
+ trường ca: Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ
+ truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân, Con đầm pích
– Đặc điểm sáng tác:
+ thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu
+ là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực
II. Đôi nét về tác phẩm Tôi yêu em (A.X.Pu-Skin)
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ sáng tác năm 1829, sau một lần nhà thơ tỏ tình và bị khước từ
2. Bố cục
– Phần 1 (4 dòng thơ đầu): những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn nhà thơ
– Phần 2 (2 dòng thơ tiếp): khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
– Phần 3 (còn lại): sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của thi sĩ
3. Giá trị nội dung
– Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha
4. Giá trị nghệ thuật
– Lời giãi bày thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế
III. Dàn ý phân tích Tôi yêu em (A.X.Pu-Skin)
1. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhà thơ
– Điệp khúc tôi yêu em xuất hiện ở bên câu thơ đầu thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối.
– Cụm từ tôi yêu em bộc lộ trực tiếp một tình yêu chân thành
– Sự bày tỏ dè dặt qua cách dùng từ có lẽ, chưa tắt hẳn nhưng bên trong vẫn thể hiện một tình yêu âm ỉ, dai dẳng: Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
– Vẫn mãi yêu em nhưng dường như nhà thơ đã nhận thức được tình yêu đơn phương của mình sẽ làm cho người mình yêu băn khoăn, u hoài. Vì vậy trong lí trí, tác giả muốn dập tắt ngọn lửa tình yêu để trả lại sự yên tĩnh, thanh thản trong tâm hồn người mình yêu
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
2. Khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
– Điệp khúc tôi yêu em lại lần nữa xuất hiện thể hiện sự chuyển đổi đột ngột, tuôn trào của cảm xúc không còn nghe theo sự điều kiển của lí trí nữa
– Những từ lúc, khi diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi đa dạng nhưng rất đỗi bình thường. Mặc dù tình yêu của tôi là không hi vọng không âm thầm đơn phương nhưng nó vẫn mang đầy đủ sắc thái tâm trạng của một người đang yêu: muốn bày tỏ nhưng lại rụt rè, e ngại bị khước từ; thấy người mình yêu ở bên ai đó cũng ghen tuông, đau khổ
⇒ Bề ngoài lí trí thì cứng cỏi nhưng trong chiều sâu tâm trạng vẫn rất yêu em
3. Sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của nhân vật trữ tình
– Điệp khúc tôi yêu em, yêu lặp lại lần thứ ba thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui
– Rút lui khi ngọn lửa tình vẫn âm ỉ nhưng vẫn cầu mong người mình yêu gặp được người khác yêu thương em như tôi đã từng yêu em vậy⇒ quả là nhân hậu, cao thượng
– Hai câu kết hàm chứa thật nhiều ý vị:
+ khi yêu người ta thường ích kỉ, yêu càng sâu đậm thì khi chia tay càng hậm hực, nhỏ nhen, hận thù
+ Pu-skin đã vượt qua thói ích kỉ tầm thường ấy bằng một cách ứng xử rất đẹp: yêu là trân trọng người mình yêu, mong muốn người mình yêu được hạnh phúc
⇒ Lời giã biệt cho mối tình không thành nhưng vẫn tràn ngập yêu thương, không một chút hận thù mà chứa chan lời cầu mong đầy tính nhân văn
4. Nghệ thuật
– Nghệ thuật điệp từ tôi yêu em, yêu được sử dụng vô cùng thành công
– Nhịp thơ khi ngập ngừng sâu lắng diễn tả đau đớn thổn thức trong trái tim thi sĩ, khi mãnh liệt trào dâng trong cảm xúc yêu đương nồng cháy
Dàn ý số 4
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
* Phân tích nội dung:
a) 4 câu đầu: Sự đấu tranh giữa lí trí và tình cảm của nhân vật "tôi" trong tình yêu:
– Khẳng định tình yêu dành cho em: "tôi yêu em"
– Khát khao tình yêu và hạnh phúc
– Nỗi thiết tha đắm say dành cho người con gái mình yêu
– Nỗi buồn, day dứt, mênh mang trong lòng vì lo sợ người thương sẽ vì mình mà bận lòng, buồn bã "Hay hồn em phải gợn bóng u hoài"
=> Con tim khao khát yêu và được yêu nhưng lí trí lại không cho phép.
b) 2 câu tiếp: Những cảm xúc trong tình yêu của nhân vật trữ tình:
– Lặng lẽ, âm thầm trong tình yêu
– Vô vọng trong tình yêu
– E ấp, rụt rè trong tình yêu
– Ghen tuông trong tình yêu
=> Tình yêu nồng cháy, càng yêu lại càng lo sợ sẽ mất đi người mình yêu, càng rụt rè trốn tránh lại càng mãnh liệt, khát khao dẫu biết đó là tình yêu không hi vọng.
c) 2 câu cuối: Tình yêu cao thượng của "tôi" dành cho "em"
– Tình yêu chân thành, dịu dàng, nồng đượm gửi đến "em"
– Vượt lên những ích kỉ tầm thường trong tình yêu để mong cầu cho người mình yêu được sống trong hạnh phúc.
=> Tình yêu không mong đợi hay đòi hỏi sự hồi đáp, tình cảm cao đẹp, lời chúc phúc đầy cao thượng gửi đến người con gái của mình
* Giá trị nghệ thuật:
– Điệp từ: "tôi yêu em"
– Ngôn ngữ giản dị, cô động mà hàm súc
– Giọng điệu nhẹ nhàng, tình cảm thiết tha, chân thành.
3. Kết bài:
– Khái quát lại vấn đề
Dàn ý số 5
1. Mở bài
– Từ xưa đến nay tình yêu luôn là một trong những đề tài được ưa chuộng trong thi ca nhạc họa.
– Pu-skin, người được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga” cũng không ngoại lệ, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông viết về đề tài tình yêu chính là bài thơ Tôi yêu em.
2. Thân bài
* Tác giả, tác phẩm:
– Pu-skin (1799-1937) là một nhà thơ lỗi lạc không chỉ của riêng mình nước Nga mà còn là của toàn thế giới, là người đã mở ra một thời đại rực rỡ cho nền văn học Nga, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX.
– Chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của Pu-skin là một tâm hồn Nga khao khát tình yêu và tự do được thể hiện bằng tiếng nói Nga trong sáng và thuần khiết.
– Tôi yêu em là bài thơ tình nổi tiếng của toàn nhân loại, khơi nguồn từ mối tình với nàng A.A. Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1829 ông cầu hôn nhưng bị từ chối.
* 4 câu thơ đầu: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn của người thi sĩ, trước một mối tình đơn phương tan vỡ.
– Hai câu thơ đầu:
+ Pu-skin giãi bày tình yêu sâu sắc của mình bằng những từ ngữ vô cùng giản dị, nhưng chân thành “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể/Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”.
+ Đó là thứ tình cảm thủy chung, vững bền chứ không phải là sự bồng bột của tuổi trẻ, điều đó được chứng minh bởi trải nghiệm của thời gian.
– Hai câu thơ sau:
+ Là tiếng nói mạnh mẽ, dứt khoát đầy lý trí. Thâm tâm thi sĩ đang mách bảo, thúc giục ông phải dập tắt đi cái tình yêu đang bốc cháy, đang âm ỉ tồn tại chỉ chờ thời mà bốc lên dữ dội trong trái tim tác giả.
+ Ông mong muốn người mình yêu được thoải mái, không bị gánh nặng bởi tình yêu của mình, thế nhưng sâu thẳm trong tâm hồn ông là sự đau đớn khôn nguôi khi buộc phải từ bỏ tình yêu mà ông hằng trân quý.
* Hai câu thơ tiếp “Tôi yêu…lòng ghen”:
– Những cảm xúc hết sức tiêu cực, là sự đau khổ, giày vò đầy tuyệt vọng của một tình yêu âm thầm, không hồi đáp. Nhân vật trữ tình đã phải trải qua đủ những cảm xúc trong tình yêu.
– Điệp khúc “Tôi yêu em” lại một lần nữa vang lên, dai dẳng và bền bỉ, kéo theo đó là những cảm xúc đó là những lúc hồi hộp, rụt rè khi đứng trước người mình yêu, rồi có những lúc phải đau đớn, “hậm hực lòng ghen”.
* Hai câu cuối: Lý trí của người thi sĩ lại thức dậy, gạt bỏ hết những cảm xúc tiêu cực, tiến đến sự cao thượng trong tình yêu.
– Niềm cảm xúc của tác giả đã trở nên êm đềm, không còn mãnh liệt và tiêu cực, lúc này đây tình yêu của ông lại trở về với những cảm xúc sâu nặng “chân thành, đằm thắm”.
– Câu thơ cuối là lời chúc phúc cho người yêu đầy cao thượng.
3. Kết bài
– Nội dung: Nỗi đau buồn trong sáng trong tình yêu của một tâm hồn cao thượng, là bài học về cách ứng xử trong tình yêu.
– Nghệ thuật: Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, nhịp thơ giàu nhạc điệu, cấu tứ của bài thơ cũng rất mạch lạc, lô gic trôi chảy đem lại những xúc cảm chân thực, dạt dào.