Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Dàn ý số 1 I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Từ ấy- Tố hữu Ví dụ: Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông có những tác phẩm thơ …

Dàn ý số 1

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Từ ấy- Tố hữu

Ví dụ:

Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông có những tác phẩm thơ nổi tiếng như Việt Bắc (1947-1954),Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những tác phẩm nổi tiếng là bài thơ Từ ấy. bài thơ Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đông thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

II. Thân bài: cảm nhận về bài thơ Từ ấy- Tố Hữu

1. Niềm vui sướng của tác giả khi gặp lí tưởng Đảng

Lí tưởng Đảng như nguồng sáng, làm bừng lên tâm hồn nhà thơ sâu sắc

Tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ được thể hiện rất rõ ràng

Thái độ thành kính, biết ơn lí tưởng đảng được tác giả tỏ lòng qua bài thơ rất chân thành

Lý tưởng sống là con người vui sướng, tin yêu vào cuộc đời này hơn

Cách mạng đã khơi dậy niềm tin trong lòng tác giả, đồng thời khơi dậy những ý tưởng đẹp đẽ trong tâm hồn con người

2. Nhận thức mới về lẽ sống

Tâm hồn nhà thơ bây giờ trải dài với cuộc sống

Khả năng hòa đồng với mọi nới mọi lúc được phát huy

Tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới

Tác giả khẳng định mối quan hệ giũa cuộc sống và văn học

Xem thêm:  Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mạc Tử

3. Sự chuyển biến tình cảm của nhà thơ

Tình cảm đầm ấm, thân thiết

Sự đồng cảm và chân thành

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy- Tố Hữu

Ví dụ:

Bàithơ Từ ấy thể hiện được sự bắp gặp lí tưởng to lớn của tác giả, đồng thười thể hiện sự đúng đắn, sáng suốt của lsi tưởng đảng, và còn thể hiện sự yêu nước yêu dân tộc của tác giả.

Dàn ý số 2

I.Mở bài- Tố Hữu (1920-2002) ,tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế. Xuấtthân trong gia đình tiểu tư sản.- “Từ ấy” ghi nhận kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời CM của nhà thơ: được đứng vào hàngngũ của Đảng. Bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi cacủa Tố Hữu, nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng làtuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.- Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “ Từ ấy”.II. Thân bài1.Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim”- Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên củađời mình. Từ ấy là cai mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạngvà đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong phongtrào thanh niên, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.- Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim”, Tố Hữukhẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.Nguồn sáng ấy không phải là ánh sáng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng, mà là ánh sáng rực rỡcủa một ngày nắng hạ.- Hơn thế nữa, nguồn sáng ấy còn là “mặt trời”, và là mặt trời khác thường, “mặt trời”chân lí – một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: nếu mặt trời của đờithường tỏa ánh sáng , hơi ấm và sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ranhững tư tưởng đúng đắn, lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Nhữngđộng từ “bừng”, “chói” càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan mànsương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân lí mới củanhận thức, tư tưởng, tình cảm.- Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thểniềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là mộtthế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âmthanh rộn rã của tiếng chim hót. Đối với vườn hoa lá ấy còn gì đáng quí hơn ánh sángmặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, còn gìđáng quí hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt?- Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởngcộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộcsống con người có ý nghĩa hơn. Nhưng Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sứcsống mới ấy của tâm hồn cũng là vẻ đẹp của sức sống mới của hồn thơ. Cách mạngkhông đối lập với nghệ thuật, trái lại, đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảmhứng sáng tạo mới cho hồn thơ.2.Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống.“Tôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trải khắp trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đời.” – Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắnbó, hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người. Với động từ “buộc”thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giớihạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người. Với từ “trang trãi” có thể liêntưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàncảnh của từng con người cụ thể.- Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tìnhcảm chung chung mà là tình cảm ái hữu giai cấp. Nhà thơ khẳng định trong mối quan hệvới mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. “Khối đời”là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời,đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Có thể hiểu : khi “cái tôi”chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh củamỗi người sẽ tăng lên gấp bội.- Tố Hữu đã đặt minh giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng laokhổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức màcòn bằng tình cảm yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũngkhẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống củaquần chúng nhân dân.3.Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu.“Tôi đã là con của vạn nhàLà em của vạn kiếp phôi phaLà anh của vạn đầu em nhỏKhông áo cơm, cù bất cù bơ…”- Những điệp từ: “là”, cùng với các từ “con”, “em”, “anh” và số từ ước lệ “vạn” nhấnmạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đãcảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.- Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật xúc động, chân thànhkhi nói tới những “kiếp phôi pha”, những em nhỏ “không áo cơm cù bất cù bơ”. Quanhững lời thơ ấy cũng có thể thấy được lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công,ngang trái trong cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp người phôi pha, những em nhỏ cù bấtcù bơ mà người thanh niên Tố Hữu sẽ hăng say hoạt động cách mạng.Đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắcvề mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, cần lao.III. Kết bàiVới cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linhhoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ rồi sử dụng từ ngữgiàu tình cảm, giàu hình ảnh. Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thayđổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởngcách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hàihòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Cũng như sự chuyển biến sâu sắccủa nhà thơ, bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng làtuyên ngôn của nhà thơ chiến sĩ. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hàihòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộccủa thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễđi vào lòng người đọc

Dàn ý số 3

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Từ ấy- Tố hữu

Ví dụ:

Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông có những tác phẩm thơ nổi tiếng như Việt Bắc (1947-1954),Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những tác phẩm nổi tiếng là bài thơ Từ ấy. bài thơ Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đông thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

II. Thân bài: cảm nhận về bài thơ Từ ấy- Tố Hữu

1. Niềm vui sướng của tác giả khi gặp lí tưởng Đảng

Lí tưởng Đảng như nguồng sáng, làm bừng lên tâm hồn nhà thơ sâu sắc

Tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ được thể hiện rất rõ ràng

Thái độ thành kính, biết ơn lí tưởng đảng được tác giả tỏ lòng qua bài thơ rất chân thành

Lý tưởng sống là con người vui sướng, tin yêu vào cuộc đời này hơn

Cách mạng đã khơi dậy niềm tin trong lòng tác giả, đồng thời khơi dậy những ý tưởng đẹp đẽ trong tâm hồn con người

2. Nhận thức mới về lẽ sống

Tâm hồn nhà thơ bây giờ trải dài với cuộc sống

Khả năng hòa đồng với mọi nới mọi lúc được phát huy

Tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới

Tác giả khẳng định mối quan hệ giũa cuộc sống và văn học

Xem thêm:  Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mạc Tử

3. Sự chuyển biến tình cảm của nhà thơ

Tình cảm đầm ấm, thân thiết

Sự đồng cảm và chân thành

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy- Tố Hữu

Ví dụ:

Bài thơ Từ ấy thể hiện được sự bắp gặp lí tưởng to lớn của tác giả, đồng thười thể hiện sự đúng đắn, sáng suốt của lsi tưởng đảng, và còn thể hiện sự yêu nước yêu dân tộc của tác giả.

Dàn ý số 4

1. Mở Bài

a. Hoàn cảnh ra đời

Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938 – Tố Hữu giác ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu. Tự nhận định về Từ ấy, anh viết: "Từ ấy: là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh".

b. Nội dung

Tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung nhiệt tình cách mạng: Niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.

c. Tứ thơ

Tứ thơ "Từ ấy" bắt nguồn từ cảm hứng của thời điểm Tô Hữu đón nhận lí tưởng cách mạng.

phan tich bai tho tu ay 2

Phân tích bài thơ Từ ấy dàn ý

2. Thân bài

a. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

– Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: "Từ ấy trong tôi…" Từ ấy, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời "chân lí" cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ" cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ, "mặt trời chân lí" là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng điệu kì của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tường cộng sản – ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.

– Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: "vườn hoa lá", "đậm hương" "rộn tiếng chim".

– Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào … (còn nữa)

Dàn ý số 5

I. MỞ BÀI

1. Hoàn cảnh ra đời

Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938 – Tố Hữu giác ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu. Tự nhận định về Từ ấy, anh viết: "Từ ấy: là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh".

2. Nội duuyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung nhiệt tình cách mạng: Niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.

Quảng cáo

3. Tứ thơ

Tứ thơ "Từ ấy" bắt nguồn từ cảm hứng của thời điểm Tô Hữu đón nhận lí tưởng cách mạng.

II. Thân bài

1. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

– Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: "Từ ấy trong tôi…" Từ ấy, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời "chân lí" cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ" cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ, "mặt trời chân lí" là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng điệu kì của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tường cộng sản – ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.

– Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: "vườn hoa lá", "đậm hương" "rộn tiếng chim".

– Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào.

Quảng cáo

2. Khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sông

– Hai dòng đầu : nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẽ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung của mọi người.

– Động từ "buộc" là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua "ranh giới" của "cái tôi" để chan hòa mọi người "Tôi buộc lòng tôi với mọi người".

– Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến "trăm nơi" (hoán dụ) và "trang trải" sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.

– Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ "Để hồn tôi với bao hồn khổ" và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm – nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: "khi chúng ta cầm tay mọi người – Đất nước vẹn tròn, to lớn".

Tóm lại, Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

Quảng cáo

3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ

– Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như "Mặt trời chân lí chói qua tim", đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu "vẹn tròn to lớn".

– Nhà thơ tự nhận mình "là con của vạn nhà" trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của "vạn kiếp phôi pha" gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của "vạn đầu em nhỏ" "cù bất cù bơ". Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp công hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.

III. Kết bài

– Hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng.

-Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình – chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.

– Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính.

– Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.

– Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.

Leave a Comment