Dàn ý Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Dàn ý số 1 I. Mở bài: giới thiệu về khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Ví dụ: Hàn Mạc tử là một nhà thơ tài hoa nhưng không được may mắn trong …

Dàn ý số 1

I. Mở bài: giới thiệu về khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Ví dụ:

Hàn Mạc tử là một nhà thơ tài hoa nhưng không được may mắn trong cuộc sống. khi ra đi ông để lại một kho tàn văn thơ vô cùng to lớn. các tác phẩm nổi tiếng của Hàn Mạc Tử như âm nhạc, âm thầm, anh điên, bài cửa sổ đêm khuya,… một tác phẩm nổi tiếng nhất của Hàn Mạc Tử đó là bài Đây thôn Vĩ Dạ. bài thơ nói về cảnh nơi thôn Vĩ, nơi có người ông thương. Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất qua khổ 3 của bài thơ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 3 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

II. Thân bài: phân tich khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

1. Câu 1+ câu 2: Mơ khách đường xa, khách đường xa, Áo em trắng quá nhìn không ra…

Tâm trí nhà thơ hoàn toàn chìm vào trong ảo mộng, mờ mờ ảo ảo

Hình ảnh khách đường xa là hình ảnh ảo mộng như hình ảnh gây tuyệt vọng nhất

Tác giả nhìn không ra để làm nổi bật lên sự trắng

Một hình ảnh ảo huyền nhưng rất sâu sác

2. Câu 3+ câu 4: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà

Nhà thơ trở về với thực tại, tưởng tượng nên sự gặp gỡ nhân duyên

Nỗi trống vắng, nỗi cô đơn của nhà thơ được thể hiện rõ nét

Thể hiện nên sự sống mong manh của nhà thơ

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Ví dụ:

Khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện nổi bật tâm trạng buồn bã, bi thương của tác giả, đồng thời thể hiện nên sự sống mong manh của ông giữa cuộc đời này.

Dàn ý số 2

I. Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

1. Mở bài phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ

–  Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử: một trong số những cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào thơ Mới

– Khái quát về đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử: mang một diện mạo khá phức tạp nhưng chúng ta luôn nhận thấy ở đấy tình yêu đến đau đớn song vẫn luôn hướng về cuộc đời

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

2. Thân bài phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

c. Khổ 3: Tâm sự của nhà thơ

– Điệp từ “khách đường xa”

– Nghệ thuật hoán dụ cùng từ ngữ đặc tả sắc trắng:  Áo em trắng quá nhìn không ra

– Câu thơ đa nghĩa: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

– Câu hỏi tu từ chứa điệp từ “ai”: Ai biết tình ai có đậm đà

=> Nhấn mạnh một cách sâu sắc mặc cảm chia li, tâm trạng chưa nhiều uẩn khúc – một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa trong vô vọng

3. Kết bài phân tích tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: thông qua việc sử dụng từ ngữ, hình tượng đặc sắc, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của thôn Vĩ, đồng thời, đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời, mong muốn tha thiết gắn bó với cuộc sống.

Dàn ý số 3

– Khổ 3:

+ Tâm trí nhà thơ hoàn toàn chìm vão cõi mộng. Tác giả đang hướng về thế giới thắm sắc ở bên ngoài,hình ảnh về khách đường xa là hình ảnh đậm nét nhất,rực rỡ nhất và gây tuyệt vọng nhất.

+ Nhìn không ra là cách nói để cực tả sắc trắng.Trắng một cách kì lạ,bất ngờ chứ không phải là sự thừa nhận về nhìn không ra.Trong thơ của Hàn Mặc Tử ta vẫn thường gặp lối nói ấn tượng như vậy:

"Chết rồi xiêm áo trắng như tinh"

hay "Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang."

+ "ở đây sương khói mờ nhân ảnh"nhà thơ trở về với thực tại của bản thân.NHà thơ đã tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa anh và em,anh gặp em nhưng không nhận ra,còn em lại ngỡ anh là một khách đường xa?Cuối cùng ,tất cả đều đỗ lỗi cho sương khói.

==>Ý thơ thể hiện nỗi trống vắng,cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.ở đây,sự tồn tại của nhà thơ sao quá đỗi mong manh,không biết mình có được đón nhận tình người đậm đà của cuộc đời không ? Người đọc càng thuwong cảm cho một con người tài hoa bạc mệnh.Từng say đắm với một mối tình đơn phương,nhưng suốt đời phải sống trong cô đơn lạnh lẽo.

Và dù cái đề ko yêu cầu thì cũng phải có thêm phần đánh giá nghệ thuật:

– Hình ảnh thơ độc đáo,gợi hình gợi cảm.

– Ngôn ngữ trong sáng,tinh tế mà đa nghĩa.

– Ẩn dụ, câu hỏi tu từ,điệp từ,nhân hóa được sử dụng triệt để.

Dàn ý số 4

I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới.

– Bài thơ được rút ra từ tập Thơ Điên.

– Nội dung: Bài thơ là tình cảm hồi đáp mà Hàn Mặc Tử gửi cho Hoàng Thị Kim Cúc khi Hoàng Thị Kim Cúc gửi thư chúc ông chóng lành bệnh kèm một bức tranh phong cảnh.

– Bài thơ là sự đan xen hòa quyện giữa cảnh và tình nơi xứ Huế mộng mơ, nhẹ nhàng.

II. Thân bài:

Khổ 3: Mộng ảo của tâm hồn thi nhân

-Khổ thơ là lời bộc bạch trần tình tả thực về bệnh tình của tác giả: bệnh tình của người khiến hạn chế về thị giác: nhìn không ra, mờ nhân ảnh. Từ đó, khiến cho con người rơi vào cô đơn; ngậm ngùi.

– Thể hiện những mộng tưởng đơn giản: mở khách đường xa khách đường xa, tác giả mong mình có thể được đến thôn để Vỹ thưởng thức cảnh và gặp người thôn Vỹ, để đáp lại tình cảm trân quý từ người bạn của mình.

– Áo em trắng quá nhìn không ra:

+ Hình ảnh người phụ nữ thướt tha uyển chuyển trong tà áo dài xứ Huế.

+ Ánh mắt anh do sự ảnh hưởng sức khỏe đã không thể chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của em nhưng vẫn cảm nhận được hình bóng và dáng vẻ dịu dàng của em

Ở đây sương khói mở nhân ảnh: Quang cảnh thiên nhiên nơi tác giả sinh sống. Với tác giả mọi thứ giờ đây chỉ là ảo ảnh, mơ hồ, không hiện diện được rõ nét nữa.

Ai biết tình ai có đậm đà: Dù trong bệnh tật đau đớn, khó khăn, cô đơn nhưng trái tim tác giả vẫn đong đầy yêu thương: đó là tình yêu quê hương đất nước, xứ xở và tình cảm mãnh liệt gửi gắm đến em.

Tình cảm ấy lúc nào cũng dạt dào, đậm đà, say mê.

Dàn ý số 5

1. Mở bài

– Giới thiệu về nhà thơ Hàn Mặc Tử

– Giới thiệu về tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”

2.Thân bài

– Bức tranh thiên nhiên vườn thôn Vĩ và con người xứ Huế

+ Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” mang nhiều ý nghĩa về sắc thái cảm xúc.

+ Vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế qua những hình ảnh: “Nắng hàng cau”, “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.

+ Vẻ đẹp của con người xứ Huế qua thi liệu “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

– Bức tranh thiên nhiên trong sự chia lìa, xa cách cùng tâm trạng xót xa, đau đớn của nhân vật trữ tình.

+ Gió – mây lại hiện lên trong mối quan hệ đối lập của sự chia lìa, xa cách, nổi trôi gợi nỗi trống vắng, cô đơn trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

+ Tính từ “buồn thiu” kết hợp biện pháp nhân hóa khiến nỗi buồn bao trùm không gian.

+ Ánh trăng xuất hiện liên tưởng độc đáo về sông trăng, thuyền trăng.

+ Câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã làm nổi bật hơn nữa nỗi bồn chồn cùng tâm trạng xót xa, đau đớn cùng nỗi ám ảnh về khát khao giao cảm với đời của nhân vật trữ tình.

– Bức tranh thiên nhiên và con người trong thế giới của mộng ảo, tượng trưng và siêu thực

+ Khung cảnh cũng vận động từ thực đến ảo, từ vườn thôn Vĩ đến sông trăng và cuối cùng chìm vào tâm thức mờ ảo của sương khói.

+ Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?” xoáy sâu hơn nữa bị kịch, nỗi đau và khát khao giao cảm với đời của nhân vật trữ tình.

+ Đại từ phiếm chỉ “Ai” được điệp lại hai lần khiến câu thơ ngân dài và vang xa, làm nhòe mờ hình tượng của khách thể và chủ thể trữ tình, tạo nên một nỗi ám ảnh về nỗi đau trong cõi mênh mông vô tận.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ

Leave a Comment