Dàn ý cảm nhận về mối tình chí phèo thị nở

Dàn ý số 1 I. Mở bài: – Giới thiệu vấn đề: Trong “Chí Phèo” nhà văn Nam Cao không chỉ lên án xã hội phong kiến đen tối, vô nhân tính, bênh vực cho …

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề: Trong “Chí Phèo” nhà văn Nam Cao không chỉ lên án xã hội phong kiến đen tối, vô nhân tính, bênh vực cho cùng nỗi thống khổ đến cùng cực của người nông dân nghèo mà ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nam Cao còn thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng tình yêu giữa những con người khốn khổ dưới đáy xã hội là Chí Phèo và Thị Nở.

II. Thân bài:

– Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những đị
+ Chấp nhận làm tay sai cho Bá Kiến, Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện đã trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại

+ Thị Nở là người đàn bà xấu xí, nhà lại có mả hủi nên bị mọi người trong làng xa lánh, sợ hãi, họ nhìn Thị Nở như một cái gì đó rất tởm.

–> Hai con người khốn khổ bị cả xã hội chối bỏ ấy tuy mang những khiếm khuyết lớn về mặt ngoại hình, nhân tính nhưng lại là mảnh ghép hoàn hảo cho nhau.

– Trong một lần uống rượu say, gặp Thị Nở ngủ quên tại vườn chuối, Chí Phèo và Thị Nở đã có một đêm sống như vợ chồng.

– Buổi sáng hôm sau, khi tỉnh cơn rượu, Chí Phèo đã bị cảm, vì thương Chí có một mình, Thị Nở đã nấu cháo hành mang sang cho Chí giải rượu.

– Hành động ngỡ như hết sức bình thường này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+ Thể hiện tình thương của Thị Nở với Chí Phèo.

+ Đánh thức con người lương thiện bên trong Chí.

– Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo diễn ra thật tự nhiên, họ nhìn thấy ở nhau những giá trị tốt đẹp mà định kiến của người dân làng Vũ Đại không thể trông thấy.

– Chí Phèo và Thị Nở đã có một khoảng thời gian ngắn chung sống hạnh phúc với nhau. Có thể thấy cả Chí và Thị đều trân trọng đối với mối tình này, từ khi quen Thị, Chí uống ít rượu hẳn, Thị hay cười hơn.

– Trước sự phản đối của bà cô Thị Nở, thái độ giận dữ của Thị Nở, Chí Phèo đã quyết định giết chết Bá Kiến, dùng dao tự tử để chấm dứt bi kịch không lối thoát của cuộc đời mình.

III. Kết bài:

– Nhìn vào mối tình của Thị Nở, Chí Phèo người đọc cảm thấy được cái gì đó rất đáng yêu nhưng cũng không kém phần cảm động. Hai người họ bị cả xã hội quay lưng nhưng cũng chính họ lại là những con người lương thiện, khát khao yêu thương nhất.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Có lẽ mọi người thường nhắc đến tình yêu với những viễn cảnh lãng mạn, đẹp đẽ và tình tứ. Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao cũng xuất hiện một mối tình khiến không ít người để tâm. Đó là mối tình của Chí Phèo và Thị Nở. Nhưng tình yêu này không hẳn là thứ tình yêu mà mọi người vẫn thường hay nghĩ, mà sâu xa hơn tình yêu ấy còn là lòng thương cảm, là một sự kiện lớn trong nền văn học hiện thực của Việt Nam. Ở đó, Nam Cao đã dùng tình yêu để trao cho nhân vật của mình một cơ hội được làm lại cuộc đời. Nhưng tình yêu dù lớn thế nào cũng vẫn nằm trong khuôn khổ của thực tại. Nhưng điểm khác biệt ở đây là tình yêu ấy được nhà văn thể hiện qua lăng kính của văn học hiện thực nhân đạo, của giai cấp, của xã hội.

II. Thân bài

Tác phẩm xoay quanh những biến cố trong cuộc đời Chí. Nếu lấy tình yêu làm điểm mốc, ta có thể chia cuộc đời Chí thành hai giai đoạn lớn là trước và sau khi gặp Thị Nở. Trước khi gặp Thị, Chí là một tên lưu manh được Nam Cao miêu tả tóm gọn bằng hai từ “ghê tởm”. Hệ quả ấy là do những tháng ngày trong tù đã nhào nặn Chí từ một người nông dân lương thiện, hiền lành trở thành một con quỷ dữ khiến cả làng vũ đại vừa ghét vừa sợ. Sau khi gặp Thị Nở, cùng với tình yêu chớp nhoáng từ người đàn bà dở hơi ấy, đời Chí đã bước sang một trang mới tươi sáng hơn, tràn đầy niềm tin và hi vọng. Nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu lại vụt tắt khi Thị nghe theo lời bà cô từ chối tình yêu của Chí. Lại một lần nữa Chí rơi vào tuyệt vọng. Nhưng lần này khác với những lần trước, bởi Chí đã ý thức được cuộc đời mình, Chí quyết định giết chết Bá Kiến rồi tự vẫn để giữ bản thân mình nguyên vẹn không bị quay trở lại con đường làm quỷ dữ như trước kia nữa.

 Điều đáng nói ở đây là tình yêu của Chí và Thị tuy chỉ là một mối tình chóng vánh, hay còn gọi là tình yêu sét đánh như mọi người vẫn thường hay nói. Nhưng tình yêu này không chỉ đơn thuần dừng lại ở những cảm tính thông thường, ở xác thịt của hai con người nam và nữ, mà hơn hết nó làm thức tỉnh ý thức làm người của một con người đã chìm đắm trong mê muội, trong men say suốt bấy lâu nay. Nhất là khi Chí không còn ý thức về sự tồn tại của mình, còn Thị cũng chỉ là một người đàn bà dở hơi, xấu xí nhưng tình yêu đã làm thay đổi con người của cả hai. Từ một kẻ say xỉn, chuyên rạch mặt ăn vạ sau đêm tình bên bụi chuối đã trở thành một con người hiền lành, giàu tình yêu thương và lòng trắc ẩn.”Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dây, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn.” Lần đầu tiên Chí nhận ra “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!”. Tình yêu làm cho Chí buồn. Nhưng cái buồn ấy là dấu hiệu của hạnh phúc. Bởi biết buồn nghĩa là Chí đã quay trở lại làm một con người bình thường. Không như trước đây, Chí chỉ biết có rượu chứ có biết đâu là buồn hay vui. Rượu và những tiếng chửi chua chát, nghiệt ngã. Giờ đây Chí buồn vì tại sao mình không được yêu sớm hơn, tại sao mình không nhận ra những hương vị thường ngày của cuộc sống, rất đơn giản thôi nhưng đầy thi vị. Khác hẳn với men rượu, với những cơn say. Còn về thị, một người đàn bà tuy dở hơi, xấu xí nhưng không hiểu tình yêu có phép lạ gì mà thị vẫn ý thức được mình phải làm gì khi “người yêu” bị ốm. Thị kéo Chí về lều, nấu cho hắn một bát cháo hành. Là thị, hay là tình yêu của thị đã biến đổi cuộc đời Chí? Thêm vào đó là bát chó hành đầy tình nghĩa, đầy yêu thương càng làm cho Chí xúc động và khát khao được hòa với mọi người, được sống một cuộc sống ấm êm như trước đây Chí từng ước mơ. Chí ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải chăm non con cái, nhà cửa. Có lẽ ước mơ ấy không chỉ của riêng chí mà là của tất cả mọi người nông dân cùng thời lúc bấy giờ.

Như vậy, chính tình yêu đã cảm hóa nhân cách của hai con người. Một kẻ say triền miên với lòng thù hận, còn một kẻ dở hơi với “nhan sắc” được nhà văn tóm gọn trong mấy từ “xấu ma chê quỷ hờn”. Nhưng khi được nhìn và cảm nhận qua tình yêu, thị lại có duyên một cách lạ lùng. Chi tiết ấy khá khôi hài nhưng không kém phần sâu sắc. Bởi chỉ có tình yêu mới làm con người ta có cái nhìn tích cực đến vậy. Mặt khác, trong hoàn cảnh này, tình yêu còn cứu sống cả một con người tưởng chừng như đang rơi vào vực thẳm của tuyệt vọng, của khổ đau và tội lỗi nhưng lại được tình yêu nâng lên đến bến bờ của hạnh phúc, của hi vọng. Chí buồn nhưng người đọc lại mừng. Mừng vì Chí đã đổi thay. Đã có ý thức về bản thân mình. Còn thị tuy dở hơi những cũng nghĩ được đến hai chữ “vợ chồng”. “Tiếng vợ chồng thấy ngường ngượng mà thinh thích”.

Câu chuyện tình Chí Phèo – Thị Nở không lãng mạn thơ mộng như các câu chuyện tình của khác nhưng lại là điểm dấu ấn quan trọng cho cuộc đời Chí, cho những biến cố tiếp theo mà Nam Cao đã khéo léo gài dựng. Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để “nhớ rằng hắn có ở đời”. Tức trong hắn chỉ tồn tại không phải ý thức mà là một khối u u mê mê, tối tăm đặc quánh, vô cảm, vô thức. Ngay cả sự hiện hữu của bản thân, hắn cũng không nhận thức được, hắn chỉ kinh ngạc rồi cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi khi phát hiện ra mình dưới dạng một cái bóng trên đường trăng nhễ nhại, méo mó, xệch xạc. Chính hình ảnh này hướng đến sự ẩn dụ về một dạng tồn tại bất toàn của con người trong xã hội cũ. Con người không được sống thực là chính mình mà chỉ là những cái bóng, nhưng cũng không được là cái bóng của chính mình mà là bóng của giai cấp thống trị nên thành “cái vật xệch xạc, một cái gì đen và méo mó trên đường trăng nhễ nhại”. Với cái bóng đó, với ý thức hiện hữu về sự méo mó của chính mình, Chí Phèo đến với Thị Nở. Đó là cuộc gặp gỡ tất yếu là hệ quả từ hai cuộc đời trống rỗng và bất toàn của hai con người.

Thị Nở trước khi gặp Chí Phèo vốn chỉ là một thực thể không có đường nét cá tính gì đặc biệt mà còn khùng khùng dại dại, còn dung nhan là những đường nét tự nhiên, thô mộc đến mức dị hợm: trên một khuôn mặt ngắn ngủn, có cái mũi “vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành” và một đôi môi “cũng cố to cho không thua cái mũi” hơn nữa, lại dày và có “màu thịt trâu xám ngoách”. Toàn bộ “nhan sắc” của Thị Nở được Nam Cao tóm lại trong một nhận xét là “xấu đến ma chê quỷ hờn”. Từ hai cuộc đời, hai thân phận khiếm khuyết, hai trí tuệ mông muội tăm tối của Chí Phèo – Thị Nở, Nam Cao đã để cho họ kết hợp lại như một sự liên kết hoàn hảo để tạo ra một con người mới thống nhất trong sự bừng nở trở lại của một trí tuệ minh triết. Đó là Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.

Với Nam Cao, tình yêu không đi liền với sự lý tưởng hoá đối tượng, với sự hâm mộ sùng bái người yêu mà bắt đầu chỉ thuần tuý là bản năng. Ánh trăng trong mắt của Chí Phèo đêm gặp Thị Nở mang đầy màu sắc nhục thể, cứ “xanh rời rợi như là ướt nước”. Cây dâu tây gần bờ sông thì “thân mềm oặt”, những tàu chuối trong vườn nhà hắn thì “nằm ngửa, ưỡn cong cong lên” thỉnh thoảng lại “giẫy lên đành đạch như là hứng tình”. Cái bóng – dấu ấn về sự hiện hữu méo mó của bản thân Chí Phèo cũng được phát hiện trong lúc này. Hành động chiếm đoạt Thị Nở của Chí Phèo lúc đầu chỉ thuần tuý là bản năng nhưng chính trong cõi âm u của bản năng ấy một ánh loé diệu kỳ đã bùng dậy hé mở cho ta nhìn thấy bản thể tốt đẹp của con người.

Nhưng sau tất cả, dù thế nào đi nữa, tình yêu vẫn phải gắn liền với thực tế. Mà thực tế lại quá bất hạnh cho cuộc đời Chí khi Chí vốn chỉ là một thằng chuyên đi rạch mặt ăn vạ. Thị dở hơi nhưng người bà cô của thị đâu có dở để cho cháu mình đi lấy một thằng không những không cha không mẹ mà còn lưu manh, dữ tợn. Dù thị có xấu xí đến mức ma chê quỷ hờn thì ngoài kia cũng vẫn còn nhiều thằng đàn ông xứng đáng với thị hơn Chí. Lại thêm một lần nữa, Chí bị đẩy xuống bước đường cùng, xuống tận đáy của xã hội. Nhưng tình yêu đã làm cho Chí thay đổi. Dù Chí vẫn tìm đến rượu và lại say. Nhưng cơn say lần này khác với những cơn say trước kia. Lại thêm hương cháo hành phảng phất lẫn với men rượu càng cho Chí như trở nên điên cuồng với tình yêu vừa bị rũ bỏ. Chí nhắm đích đến cuối cùng của mình chính là Bá Kiến. Chính hắn là kẻ đã khiến Chí trở thành con người tàn tạ như bây giờ. Cũng chính vì thế Chí mới bị thị Nở cự tuyệt. Đúng. Đúng vậy. Chí nhắm đúng lắm. Là Bá Kiến chứ không phải bất kỳ một ai khác đã đẩy Chí từ hết bi kịch này đến bi kịch khác. Lòng thù hận của Chí lại sôi sục nổi dậy. Có lẽ nỗi đau bị cha mẹ bỏ rơi từ khi mới lọt lòng còn không đau bằng nỗi đau bị người mình yêu từ chối. Bởi tình yêu ấy hơn hết tất cả tình yêu khác. Tình yêu ấy đã vực dậy Chí từ những cơn say triền miên, đã đưa Chí đi từ vũng bùn lầy lội của tội lỗi đến với những niềm mơ ước giản đơn mà thánh thiện. Sức mạnh của tình yêu đã đưa hai nhân vật này đến một tâm điểm tuyệt đối của cuộc sống, trong khi thực tại lại không như vậy, nó vẫn tồn tại những định kiến xã hội không dễ buông tha cho con người nên thiên đường tình yêu, khát vọng làm người của Chí rơi tõm vào hiện thực trần trụi và vỡ toang, buộc Chí Phèo phải đối diện với hiện thực với nỗi đau khổ, tuyệt vọng để vùng lên cầm dao giết chết Bá Kiến.

Giết chết Bá Kiến rồi tự kết liễu cuộc đời mình. Đây là cách mà Chí Phèo lựa chọn để ngăn không cho bản thân mình quay trở lại làm một con quỷ dữ như trước đây nữa. Chí thà chết đi còn hơn sống lay lắt, sống nhục nhã, sống mà như không sống, sống mà không được nhìn nhận làm người.

III. Kết bài

Như vậy, chính tình yêu đã làm thay đổi tất cả. Nhà văn đã rất thành công khi đưa tình yêu lên một bậc cao mới ý nghĩa hơn, cao thượng hơn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn rất nhiều những tình yêu đôi lứa thông thường khác. Tình yêu ấy không những làm cho Chí Phèo – Thị Nở bừng tỉnh giữa cuộc đời đầy mê muội mà còn làm cho người đọc có cái nhìn mới tình yêu. Rằng tình yêu rất cao đẹp nhưng luôn đi liền với thực tế hiện tại. Tình yêu và cuộc sống phải hài hòa với nhau mới có thể tạo thành một tình yêu viên mãn và trọn vẹn.
Dàn ý số 3

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Trong “Chí Phèo” nhà văn Nam Cao không chỉ lên án xã hội phong kiến đen tối, vô nhân tính, bênh vực cho cùng nỗi thống khổ đến cùng cực của người nông dân nghèo mà ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nam Cao còn thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng tình yêu giữa những con người khốn khổ dưới đáy xã hội là Chí Phèo và Thị Nở.

2. Thân bài

– Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những định kiến khắc nghiệt.

+ Chấp nhận làm tay sai cho Bá Kiến, Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện đã trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại

+ Thị Nở là người đàn bà xấu xí, nhà lại có mả hủi nên bị mọi người trong làng xa lánh, sợ hãi, họ nhìn Thị Nở như một cái gì đó rất tởm.


–> Hai con người khốn khổ bị cả xã hội chối bỏ ấy tuy mang những khiếm khuyết lớn về mặt ngoại hình, nhân tính nhưng lại là mảnh ghép hoàn hảo cho nhau

– Trong một lần uống rượu say, gặp Thị Nở ngủ quên tại vườn chuối, Chí Phèo và Thị Nở đã có một đêm sống như vợ chồng.

– Buổi sáng hôm sau, khi tỉnh cơn rượu, Chí Phèo đã bị cảm, vì thương Chí có một mình, Thị Nở đã nấu cháo hành mang sang cho Chí giải rượu.

– Hành động ngỡ như hết sức bình thường này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+  Thể hiện tình thương của Thị Nở với Chí Phèo

+ Đánh thức con người lương thiện bên trong Chí.

– Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo diễn ra thật tự nhiên, họ nhìn thấy ở nhau những giá trị tốt đẹp mà định kiến của người dân làng Vũ Đại không thể trông thấy.

Chí Phèo và Thị Nở đã có một khoảng thời gian ngắn chung sống hạnh phúc với nhau. Có thể thấy cả Chí và Thị đều trân trọng đối với mối tình này, từ khi quen Thị, Chí uống ít rượu hẳn, Thị hay cười hơn.

– Trước sự phản đối của bà cô Thị Nở, thái độ giận dữ của Thị Nở, Chí Phèo đã quyết định giết chết Bá Kiến, dùng dao tự tử để chấm dứt bi kịch không lối thoát của cuộc đời mình.

3. Kết bài

Nhìn vào mối tình của Thị Nở, Chí Phèo người đọc cảm thấy được cái gì đó rất đáng yêu nhưng cũng không kém phần cảm động. Hai người họ bị cả xã hội quay lưng nhưng cũng chính họ lại là những con người lương thiện, khát khao yêu thương nhất.

Dàn ý số 4

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Một tác giả lúc nào cũng trăn trở về cách sống và cách viết, luôn nhìn đời bằng con mắt của tình thương. Chí Phèo là một tác phẩm Nam Cao đã dùng tình thương để nhìn và để viết nên như vậy

– Với cái nhìn đầy tình thương, Nam Cao đã để cho sự lương thiện một lẫn nữa quay trở về với Chí sau khi gặp được Thị Nở

II. Thân bài

1. Khái quát về hoàn cảnh Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở

– Chí Phèo đã từng là một người nông dân lương thiện

– Sau khi bị Bá Kiến hãm hại, Chí Phèo bị bắt vào tù

– Nhà tù Thực dân đã biến Chí từ một người nông dân 20 tuổi lương thiện trở thành một người thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính:

– Làm tay sai cho Bá Kiến

⇒ Trước khi gặp Thị Nở, Chí Phèo bị coi là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”

2. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở

– Hoàn cảnh gặp gỡ:

    + Không ai đáp lại lời chửi của Chí Phèo nên “hắn” rẽ vào nhà Tự Lãng uống rượu

    + Khi đã hả hê, Chí Phèo lảo đảo ra về

    + Hắn gặp một người đàn bà ngủ quên ở bờ sông gần nhà (Thị Nở)

    + Trong cơn say, Chí Phèo ăn nằm với Thị Nở và ngủ say dưới trăng

⇒ Cuộc gặp gỡ định mệnh này đã đem đến những biến chuyển tâm lí rõ nét trong Chí Phèo

3. Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

   a. Thức tỉnh

– Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh”

    + Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp của Chí sẽ thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”

    + Bâng Khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài

    + Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”

    + Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất

    + Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…

    + Hắn đủ tình để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc

⇒ Cuộc gặp với Thị đã làm Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên

   b. Niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về

– Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng

– Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt” ⇒ xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc

– Thấy Thị Nở có duyên, cảm thấy vừa vui vừa buồn
– Hắn muốn làm nũng với Thị, thấy lòng thành trẻ con

– Chí Phèo thèm lương thiện: Tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có cầu nối để trở về

– Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”
⇒ Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy

   c. Thất vọng, đau đớn

– Tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, nởi vậy, khi Thị Nở từ chối, Chí Phèo thất vọng và đau đớn:

    + “Ngẩn người”, “ngẩn mặt”: Thái độ biểu thị sự hiểu ra, nhận thức được tình cảnh của mình ⇒ đáng thương
    + Thoáng thấy hương cháo hành: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua

    + Hành động: Nắm lấy tay Thị ⇒ mong muốn nú kéo hạnh phúc

    + Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”

⇒ Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa, Chí đau đớn, tuyệt vọng

   d. Phẫn uất
– Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao

– Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.

– Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình

⇒ Hành động tự kết liễu thể hiện sự phẫn uất và tuyệt vọng đến tột cùng

III. Kết bài

– Khái quát lại diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

– Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân

Dàn ý số 5

1. Mở bài

Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Thông qua tác phẩm, nhà văn Nam Cao không chỉ lên án xã hội phong kiến đen tối, vô nhân tính, bênh vực cho cùng nỗi thống khổ đến cùng cực của người nông dân nghèo mà ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nam Cao còn thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng tình yêu giữa những con người khốn khổ dưới đáy xã hội là Chí Phèo và Thị Nở.

II. Thân bài

Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những định kiến khắc nghiệt. Từ khi chấp nhận làm tay sai cho Bá Kiến, Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện đã trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, mọi người đều khinh ghét, sợ hãi, thậm chí chối bỏ quyền làm người của Chí Phèo. Khi Chí Phèo cất tiếng chửi, không ai trong làng Vũ Đại đáp lại hắn một phần vì sợ phiền phức, mặt khác thể hiện thái độ bài xích, phủ nhận sự tồn tại của Chí Phèo. Ngay cả khi Chí Phèo chết đi người dân làng Vũ Đại cũng không có một chút đồng cảm bởi “ai chứ thằng Chí Phèo chết” thì vẫn không có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Thị Nở là người đàn bà xấu xí, nhà lại có mả hủi nên bị mọi người trong làng xa lánh, sợ hãi, họ nhìn Thị Nở như một cái gì đó rất tởm. Hai con người khốn khổ bị cả xã hội chối bỏ ấy tuy mang những khiếm khuyết lớn về mặt ngoại hình, nhân tính nhưng lại là mảnh ghép hoàn hảo cho nhau.

Chí Phèo vốn không phải nhan đề đầu tiên được đặt, khi được xuất bản, truyện ngắn này của Nam Cao được đặt với nhan đề “Đôi lứa xứng đôi”. Nhan đề này đã thể hiện được một phần nội dung đặc sắc của tác phẩm, đó là tình của Chí Phèo và Thị Nở. Tuy nhiên, khi xuất bản lại Nam Cao đã lựa chọn nhan đề Chí Phèo để thể hiện rõ hơn tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Trong một lần uống rượu say, gặp Thị Nở ngủ quên tại vườn chuối, Chí Phèo và Thị Nở đã có một đêm sống như vợ chồng, đây cũng là lần gặp gỡ đầu tiên, tiền đề cho mối tình Chí Phèo, Thị Nở chớm nở. Buổi sáng hôm sau, khi tỉnh cơn rượu, Chí Phèo đã bị cảm, vì thương Chí có một mình, Thị Nở đã nấu cháo hành mang sang cho Chí giải rượu. Hành động ngỡ như hết sức bình thường này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Bát cháo hành không chỉ thể hiện tình thương của Thị Nở với Chí Phèo – con quỷ dữ bị cả làng xa lánh mà hơi ấm của bát cháo còn có sức mạnh đánh thức con người lương thiện bên trong Chí. Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo diễn ra thật tự nhiên, họ nhìn thấy ở nhau những giá trị tốt đẹp mà định kiến của người dân làng Vũ Đại không thể trông thấy. Chí thấy ở Thị Nở – người đàn bà xấu xí bị cả làng xa lánh vẻ đáng yêu rất duyên, Thị Nở lại thấy ở Chí vẻ hiền lành ngỡ như không bao giờ có trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại ấy.

Chí Phèo và Thị Nở đến với nhau một cách tự nhiên, chân thành như thế, họ tuy không hoàn hảo nhưng lại là một nửa hoàn hảo dành cho nhau. Nếu nói Thị Nở là người đã đánh thức phần nhân tính của Chí Phèo, mang đến những khát khao hạnh phúc, khát khao sống lương thiện của một thời trai trẻ thì Chí Phèo cũng chính là người thật lòng yêu thương, trân trọng Thị như một người đàn bà bình thường, thứ mà ngỡ như rất xa xỉ với Thị.

Chí Phèo và Thị Nở đã có một khoảng thời gian ngắn chung sống hạnh phúc với nhau. Có thể thấy cả Chí và Thị đều trân trọng đối với mối tình này, từ khi quen Thị, Chí uống ít rượu hẳn, Thị hay cười hơn mà theo như đánh giá của Chí, nụ cười đó rất duyên. Thị Nở đã mang chuyện của mình và Chí hỏi bà cô nhưng bị phản đối. Vốn tính dở hơi, lại uất ức vì những lời mắng mỏ thậm tệ của bà cô, Thị Nở đã mang toàn bộ những lời mắng chửi đấy để “ném” vào mặt Chí. Thái độ của bà cô Thị Nở cũng chính là những định kiến ngặt nghèo của xã hội, Chí đã nhận ra rằng mình không thể quay trở về với con đường lương thiện được nữa. Chí Phèo đã quyết định giết chết Bá Kiến, dùng dao tự tử để chấm dứt bi kịch không lối thoát của cuộc đời mình.

Hình ảnh Thị Nở đặt tay vào bụng khi nhìn thấy Chí Phèo chết cho người đọc một liên tưởng, phải chăng sau những ngày sống cùng Chí, một đứa trẻ đáng thương cũng đã định hình trong bụng của Thị. Đứa trẻ đó là kết tinh tình yêu của Chí – Thị nhưng cũng chính là dấu hiệu của sự lặp lại bi kịch ở Chí Phèo con.
III. Kết bài
Nhìn vào mối tình của Thị Nở, Chí Phèo người đọc cảm thấy được cái gì đó rất đáng yêu nhưng cũng không kém phần cảm động. Hai người họ bị cả xã hội quay lưng nhưng cũng chính họ lại là những con người lương thiện, khát khao yêu thương nhất.

 

Leave a Comment