dàn ý phân tích câu thơ một cây làm chẳng nên non

Dàn ý số 1 1. Mở bài Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết lâu đời. Từ trước đến nay, đất nước ta bao lần bị giặc ngoại xâm xâm …

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết lâu đời. Từ trước đến nay, đất nước ta bao lần bị giặc ngoại xâm xâm lược, nhưng nhờ tinh thần đoàn kết một lòng chống giặc, nhân dân ta đồng tâm hợp lực, kiên quyết chống trả quân thù, giữ vững nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy mà tinh thần đoàn kết đó kết tinh lại trong câu tục ngữ giàu hình ảnh mà sâu sắc:

2. Thân bài

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào và thực tế đã chứng minh ra sao, các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu cu thể ở phần sau.

 Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có ba cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.

Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng hai chiếc thì phải dùng sức hơn, ba chiếc, bốn chiếc đến mười chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đòan kết.

3. Kết bài

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Thực tế, lịch sử dân tộc Việt Nam bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh điều đó. Từ thời dựng nước, đất nước ta luôn gặp nạn ngoại xâm.

2. Thân bài

Những người dân Việt Nam đã biết kết hợp sức người để chống lại bè lũ cướp nước tới cùng. Dưới sự lãnh đạo của Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi… nhân dân ta đoàn kết, lần lượt đuổi giặc Tống, Mông – Nguyên, Minh… ra khỏi đất nước. Từ năm 1858, giặc Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng, mở màn cuộc xâm lược của bọn thực dân châu Âu vào Việt Nam. Nhân dân ta đoàn kết với các bạn Lào, Campuchia đánh đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Pháp gần một trăm năm vừa kết thúc thì cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước bùng nổ. Lần đầu tiên nhân dân ta phải đương đầu với những phương tiện và vũ khí tốì tân nhất thế giới. Cuối cùng, nhờ sự đoàn kết của nhân dân hai miền Nam – Bắc cũng như sự giúp đỡ của nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới, chúng ta đã chiến thắng. Cả thế giới đều nể phục tinh thần đoàn kết và sự anh dũng của nhân dân Việt Nam. Sau đó, non sông chung một màu cờ, nhân dân ta tiếp tục đoàn kết hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ thiếu ăn, ngày nay chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng ở tốp đầu thế giới. Chúng ta đã xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc – Nam, đưa ánh sáng đến tận vùng xa xôi, hẻo lánh nhất của Tổ quốc. Chúng ta khôi phục quôc lộ 1A, xây dựng cầu Mĩ Thuận, cầu Rạch Miễu… nối liền vùng đồng bằng sông Cửu Long với các vùng khác trong cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nhiều lĩnh vực…

3. Kết bài

Và còn biết bao công trình khác nữa mọc lên theo quá trình phát triển và hội nhập của đất nước.

Dàn ý số 3

1. Mở bài

Đất nước ta trải qua hơn bốn nghìn năm xây dựng và phát triển, trong những năm tháng đó đã biết bao máu xương của cha anh đổ xuống để đổi lại nền hòa bình và độc lập cho dân tộc. Tinh thần đoàn kết chính là sức mạnh, là “kim chỉ nam” đưa cả dân tộc vượt qua mọi giông tố lịch sử. Bài học đó được dân gian đúc kết qua câu ca dao:

2. Thân bài

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Dân gian đã sử dụng hai cặp hình ảnh đối lập để làm nổi bật ngụ ý sâu xa. “Một cây” là chỉ số ít, đơn lẻ, yếu ớt, một cây đâu đủ bóng mát để làm nên  “non”. Còn “ba cây” là hình ảnh tượng trưng cho số nhiều, số đông, khi góp lại chúng sẽ tạo ra bóng mát lớn hơn, tạo ra được cả rừng cây để dựng xây nên “non cao”. Động từ “chụm” được sử dụng rất tinh tế, đó là trạng thái cùng nhau cúi đầu, bỏ qua cái “tôi” để góp sức tạo nên cái “ta” tập thể. Hình ảnh “non cao” như tượng trưng cho kết quả rực rỡ nhất bởi sự cố gắng, đoàn kết của một tập thể.

3. Kết bài

Ở nghĩa rộng hơn, câu tục ngữ chính là bài học về tinh thần đoàn kết. Con người chúng ta cũng vậy, “muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Một công việc dù đơn giản hay khó khăn, nếu chỉ có một người làm sẽ mất nhiều thời gian và kết quả chưa chắc đã tốt. Khi có nhiều người cùng suy nghĩ, chung sức thì kết quả đạt được sẽ cao hơn vì đó là kết quả lao động của một tập thể. Điều đó thể hiện sự chung sức chung lòng, tinh thần đoàn kết để cùng làm nên thành công.

Dàn ý số 4

1. Mở bài

Vậy tại sao cần phải có tinh thần đoàn kết? Bởi trong cuộc sống, nhiều hoàn cảnh khó khăn và thử thách, đòi hỏi chúng ta cần đoàn kết để cùng nhau vượt qua.

2. Thân bài

Tinh thần đoàn kết của dân tộc được chứng minh qua những năm tháng đầy biến động của lịch sử. Đó là tinh thần đoàn kết, cả làng cùng góp gạo thổi cơm nuôi chàng Thánh Gióng đủ sức mạnh để đánh thắng giặc Ân. Đến những trận chiến lớn trong lịch sử, đều có sự góp sức góp công của cả dân tộc để vượt qua những kẻ thù lớn như đế quốc Nguyên – Mông, thực dân Pháp hay đế quốc Mĩ….  Lời kêu gọi của Bác Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp như lời hiệu triệu của non sông: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Đó là tinh thần yêu nước bất diệt của mỗi cá nhân được tụ hội và tạo nên một sức mạnh đoàn kết dân tộc to lớn.

3. Kết bài

 Bởi vậy, dù hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, thiếu thốn nhưng chúng ta đã làm nên những chiến công rực rỡ, giữ vững được bờ cõi chủ quyền đến hôm nay.

Dàn ý số 5

1. Mở bài

Tinh thần đoàn kết trong cuộc sống mỗi chúng ta còn được thể hiện trong gia đình, lớp học. Cả gia đình hòa thuận, đoàn kết sẽ cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc. Một lớp học đoàn kết sẽ làm nên một tập thể vững mạnh, đạt được nhiều kết quả cao trong học tập.

2. Thân bài

Một đội bóng cùng nhau phối hợp nhịp nhàng, tận dụng được điểm mạnh cảu mỗi người để phát huy sẽ làm nên một trận cầu chiếng thắng. Một nhóm học tập cùng nhau chia việc, thảo luận hết mình vì kết quả chung cao nhất…. Như vậy đoàn kết chính là dẹp bỏ lòng ích kỉ trong mỗi người, cùng nhau “chụm” lại để làm nên sức mạnh tập thể to lớn và chiến thắng mọi gian nan, thử thách.

Câu tục ngữ chính là bài học sâu sắc của cha ông ta về tinh thần đoàn kết, nhắc nhở mỗi chúng ta về cách sống trong môi trường xã hội. Mỗi người cần luôn luôn hòa mình với tập thể, đóng góp công sức vì lợi ích chung cả mọi người, bởi:

3. Kết bài

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Leave a Comment