dàn ý phân tích câu thơ nhiễu điều phủ lấy giá gương

Dàn ý số 1 I. Mở bài: – Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. – …

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

– Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

– Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.

II. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

– Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.

– Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.

* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

– Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán….

– Để cùng chống giặc ngoại xâm…

– Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo,nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư… ( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)

* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?

– Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm…

– Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện….

* Liên hệ bản thân:

– Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp,tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp…)

III. Kết bài:

– khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.

– Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.

Dàn ý số 2

I. Mở bài:

Thành ngữ, tục ngữ từ lâu đã trở thành một vẻ đẹp bất diệt trong kho tàng văn học Việt Nam, nó không chỉ tôn vinh văn học dân gian mà còn làm đẹp thêm kho tàng tri thức, những bài học, đạo lý của người xưa. Và trong số đó là câu tục ngữ

II. Thân bài:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đó là tiếng vang êm ái nhắc nhở đến con cháu muôn đời hãy biết đùm bọc, che chở, thương yêu và san sẻ lẫn nhau.

Từ bao đời nay, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, tình yêu thương đùm bọc, một dân tộc “trọng nghĩa nặng tình” đã để lại cái riêng rất đặc biệt cho con người Việt Nam. Dường như tình yêu thương, sự đùm bọc đã trở thành bản năng tất yếu có sẵn từ khi sinh ra. Câu tục ngữ trên là một trong những biểu hiện ấy, lưu truyền lại muôn đời nhắc nhở con cháu về truyền thống đạo lý của người xưa cũng như càng khẳng định thêm tinh thần tương thân tương ái của người Việt. Ta biết rằng, “nhiễu điều” là một loại vải đỏ mềm, mịn thường được dùng để phủ trên giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy những bụi bặm, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn được sạch sẽ. Hai thứ ấy hoàn toàn tách biệt, không liên quan tới nhau nhưng vẫn gắn bó, tôn vinh nhau. Có tấm gương, “nhiễu điều” mới phát huy được công dụng của mình và “tấm gương” được sạch sẽ, láng bóng đều nhờ nhiễu điều phủ bên ngoài. Người xưa quả thật vô cùng tinh tế khi sử dụng hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để nói lên ý “Người trong một nước phải thương nhau cùng.” Cũng bởi hai sự vật đùm bọc nhau nhưng có nguồn gốc khác biệt, huống chi người Việt cùng một nòi giống “con rồng cháu tiên” cớ gì lại không yêu thương nhau. Tình yêu thương ấy được ví như tấm “nhiễu điều” đỏ rực son sắt, tuy hứng lấy bụi bẩn, gió bão nhưng không mất đi được vẻ đẹp vốn có, đó cũng là tấm lòng rộng lớn của người dân Việt Nam từ trước đến nay chưa từng thay đổi.

III. Kết bài:

Câu tục ngữ là lời dạy bảo của cha ông rằng tình yêu thương, sự đùm bọc không bao giờ mất đi giá trị trân quý vốn có của nó. Dặn con cháu cùng “một nước” hãy thương yêu nhau bằng sự chân thành, không tính toán.

Dàn ý số 3

I. Mở bài:

Trải qua mấy nghìn năm dựng nước, dòng máu của chúng ta đã hòa lẫn đất mẹ và chảy trong nhau, huyết thống quý báu không phân tách ấy xuất phát từ tình thương yêu, đùm bọc như anh em trong nhà của người dân Việt Nam. Chúng ta cùng nguồn cội, cùng sinh ra và lớn lên trong một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cũng bởi lẽ vậy nên không ai sinh ra có thể sống tách biệt mà không cần đến mọi người xung quanh được. Đoàn kết lại, che chở và gắn bó với nhau sẽ tạo nên những sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất mùa,… Ta vẫn thấy những bao tải quần áo, những thùng đồ ăn lớn được đưa lên vùng Tây Bắc, miền Trung cứu trợ cho mùa lạnh đỉnh điểm hay những đợt mưa bão thiệt hại lớn về người và của. Mùa dưa hấu bị thừa quá nhiều, là các doanh nghiệp vận động người dân mua ủng hộ bà con không bị lỗ tiền. Những trung tâm bảo trợ, tình thương được dựng lên nhờ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm cũng là biểu hiện rõ nét nhất của tình yêu thương, đoàn kết, bao bọc, hỗ trợ lẫn nhau của người dân Việt Nam.

II. Thân bài:

Truyền thống tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ vẫn được lưu truyền đến tận bây giờ, chỉ cần nơi nào có đói, khổ, đau ốm không có tiền, rất nhiều người sẵn sàng quyên góp, ủng hộ. Tình yêu thương trở nên đẹp đẽ và mãnh liệt qua các thời kỳ, nhất là thời điểm phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay phát triển rầm rộ, việc giúp đỡ, quyên góp lại càng thuận tiện. “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, câu tục ngữ vẫn cứ tiếp nối qua mọi thế hệ, tình yêu thương, chở che luôn được vun trồng ngày một lớn lên, để rồi đất nước phát triển, con người tốt đẹp và xã hội văn minh.

Hãy biết quan tâm lấy những người nghèo khổ, khó khăn, hoạn nạn. Không có ai giàu nếu nọ nghèo nàn tình thương. Người có tình thương yêu mọi người, quê hương, dân tộc nhiều nhất là người giàu có nhất. Xóa dần đi khoảng cách giữa người với người, cố gắng gạt bỏ những nghi kỵ về lòng tin, sự tốt đẹp, chúng ta sẽ thấy một thế giới tươi sáng hơn. Đừng sống theo lẽ sống ích kỷ, chỉ biết có mình, như vậy không ai thật lòng với ai, không ai biết thương yêu ai, sống trong xã hội như vậy quả thật đau lòng biết mấy.

III. Kết bài:

Mỗi chúng ta, biết yêu thương kịp thời, yêu thương chưa bao giờ là muộn, xuất phát từ sự chân thành, tự nguyện mới là yêu thương đẹp đẽ nhất. Đừng vì danh tiếng hay quyền lợi mới yêu thương bất cứ ai, như thế chúng ta cũng sẽ chỉ nhận lại giả dối và bất hạnh.

Dàn ý số 4

I. Mở bài:

Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều mang cho mình dòng máu chung của một dân tộc và một đất nước. Để giúp cho quê hương, đất nước của mình luôn được vững bền và phát triển, cần đòi hỏi sự đoàn kết và gắn bó lâu dài giữa mỗi người dân trong cùng một đất nước. Chính vì thế từ xa xưa, ông cha ta đã cho ra đời câu thành ngữ sau:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

II. Thân bài:

Mặc dù chỉ với hai câu thành ngữ này, nhưng câu nói này đã giúp các thế hệ con cháu chúng ta luôn nắm rõ được tầm quan trọng của tình đoàn kết, gắn bó thiêng liêng và cao cả giữa mỗi người chúng ta trong việc gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc và đồng bào thân thương của mình.

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về câu đầu tiên “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Nhiễu điều ở đây được hiểu chính là tấm vải thường được dùng để phủ lên giá gương và những lúc không cần sử dụng tới, nhằm mục đích luôn giữ cho giá gương tránh để bụi bẩn rơi vào để giữ chúng luôn sạch sẽ và bền đẹp. Qua hình ảnh này, với dụ ý rằng giá gương muốn được sạch sẽ thì phải cần đến tấm vải nhiễu, và ngược lại, công dụng chính của tấm vải nhiễu chỉ được sử dụng đúng chức năng nếu nó được phủ lên giá gương.

Và ngay sau đó ở câu thơ tiếp theo: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”

III. Kết bài:

Phương pháp ẩn dụ sử dụng hình ảnh nhiễu điều và giá gương đã khắc họa rõ thông điệp cụ thể mà câu thành ngữ này muốn truyền tải đến, đó chính là hình ảnh của những người anh em cùng một dân tộc và sống trong một nước. Qua đó, ông cha ta mong muốn và gửi đến cho các thế hệ con cháu sau này của mình, những thông điệp ý nghĩa về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và luôn đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên một khối đại đoàn kết vững mạnh cho cả một dân tộc và một đất nước.

Dàn ý số 5

I. Mở bài:

Rõ ràng rằng, sự đoàn kết và gắn bó giữa mỗi cá nhân trong xã hội này đó là điều vô cùng quan trọng. Đó chính là nguồn động lực vô cùng to lớn để giúp cho đất nước chúng ta luôn vươn lên và phát triển ổn định trong tương lai. Một đất nước phát triển sẽ là một đất nước luôn có sự đồng nhất, luôn hướng về một phía, cả đồng bào ta cùng nhau xây dựng một khối đại đoàn kết, xuất phát từ những điều đơn giản, nhỏ nhặt của cuộc sống để lan tỏa tình yêu thương đến với mọi người.

II. Thân bài:

Trong xã hội hiện đại hiện nay, xung quanh chúng ta vẫn luôn còn hiện diện những con người, những mảnh đời có hoàn cảnh hết sức khó khăn, vất vả, không có nơi để nương tựa… chính vì vậy đó là lúc chúng ta cần cùng nhau chung tay góp sức để giúp đỡ và hỗ trợ đối với những đồng bào của mình, theo đúng với tinh thần truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta từ trước đến nay.

Nhớ lại khi xưa, trong thời điểm nạn đói năm 1945 đang bùng nổ, Bác Hồ đã kêu gọi và vận động nên chiến dịch lập hũ gạo cứu đói cho đồng bào mình với câu khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Cho đến bây giờ, những đức tính cao cả và tốt đẹp đó vẫn được các thế hệ con cháu chúng ta tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hiệu quả tinh thần và truyền thống tốt đẹp này, có thể kể đến những hành động thiết thực mà chúng ta vẫn hay thường xuyên bắt gặp được như tổ chức các hoạt động tình nguyện, các tổ chức từ thiện từ nhỏ đến lớn ở khắp các nơi trên cả nước, những nơi còn khó khăn, bị thiên tai, lũ lụt, vùng sâu vùng xa… nhằm hỗ trợ và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, éo le, nghèo khổ… Nhờ vào những hoạt động và việc làm hết sức cao cả và ý nghĩa đó, đã giúp cho đất nước chúng ta giảm bớt tỷ lệ xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.

III. Kết bài:

Thế nhưng, ngoài những tấm lòng hảo tâm, luôn yêu thương giúp đỡ cho đồng bào của mình, thì ở đâu đó vẫn còn xuất hiện những con người vô cảm, thờ ơ và dửng dưng với những con người, hoàn cảnh khó khăn đang hiện diện xung quanh chúng ta. Họ thường là những con người ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích và tốt đẹp cho riêng bản thân mình, luôn sợ bị thiệt thòi trong mọi chuyện, nhưng tất nhiên, những người này chỉ chiếm một tỉ lệ ít ỏi trong xã hội của chúng ta mà thôi.

Leave a Comment