dàn ý phân tích câu thơ ve kêu rừng phách đổ vàng

Dàn ý số 1 I. Mở bài – Giới thiệu về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường …

Dàn ý số 1

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.

– Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu tổng kết về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, là lời tri ân sâu nặng về tình nghĩa cách mạng.

– Bức tranh tứ bình được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về bài thơ Việt Bắc

– Hoàn cảnh sáng tác: nhân sự kiện chiến dịch Điện Biên phủ thắng lợi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu từ Việt Bắc đến thủ đô, Tố Hữu đã viết bài thơ này.

– Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra đi gửi đến người ở lại.

– Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra đi băn khoăn về tình cảm ở lại với mình để từ đó giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

2. Bức tranh mùa đông

– “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng.

– “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.

3. Bức tranh mùa xuân

– “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về.

– Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình.

4. Bức tranh mùa hạ

– “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ”

+ Có thể liên tường màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức sống

+ Cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa.

– “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái”: cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó cua con người Việt Bắc.

5. Bức tranh mùa thu

– “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do.

– Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.

* Nhận xét:

– Nêu cảm nhận chung về bộ tranh tứ bình: Nghệ thuật tứ bình tạo sự cân đối hài hòa và có tác dụng khắc họa toàn diện vẻ đẹp của đối tượng, bốn bức tranh trên tôn lên giá trị của nhau, không thể tách riêng, chúng là bức tranh tuyệt sắc có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên

III. Kết bài

– Khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc và phong cách thơ Tố Hữu: tính dân tộc đậm đà (thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp trong văn học dân gian, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ thiết tha.)

– Tổng kết giá trị nội dung toàn bài thơ: là khúc hùng ca và khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

Thơ Tố Hữu dễ đến với mọi tấm lòng, không chỉ vì nội dung mà còn do giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Điều này được bộc lộ khá rõ trong phần đầu bài thơ Việt Bắc.

II. Thân bài:

* Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu trong Việt Bắc:

– Bài thơ nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng của tình thương, lời của người yêu để trò chuyện, giãi bày tâm sự. Cả bài thơ được viết theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao, dân ca, và phần đầu này cũng thế – nó là lời giãi bày tâm sự giữa người đi (người về xuôi) với người ở lại là đồng bào Việt Bắc. Mười lăm năm cách mạng thành mười lăm năm ấy tha mặn nồng, người đi người ở thành mình – ta, ta – mình quấn quýt bên nhau trong một mối ân tình sâu nặng.

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.

– Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết ấy tạo nên âm hưởng trữ tình sâu đậm của khúc hát ân tình cách mạng Việt Bắc, từ khúc hát dạo đầu Mình về mình có nhớ ta… đến những lời nhắn gửi, giãi bày Mình đi có nhớ những ngày – Mình về rừng núi nhớ ai… Ta đi ta nhớ những ngày – Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…, đến những nỗi nhớ da diết sâu nặng:Nhớ gì như nhớ người yêu,Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.Nhớ từng bản khói cùng sương,

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

…..Nhớ người mẹ nắng cháy lưng,

    Dịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

* Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong Việt Bắc

– Thể thơ: Trong phần đầu (cũng như cả bài thơ), Tố Hữu đã sử dụng thể thơ dân tộc, đó là thể thơ lục bát. Thi sĩ đã nhuần nhuyễn thể thơ này và có những biến hoá, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. Có câu tha thiết sâu lắng như bốn câu mở đầu, có câu nhẹ nhàng thơ mộng (Nhớ gì như nhớ người yêu…) lại có đoạn hùng tráng như một khúc anh hùng ca (Những đường Việt Bắc của ta… Đèn pha bật sáng như ngày mai lên)

– Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca là kết cấu mang đậm tính dân tộc. Nhờ hình thức kết cấu này mà bài thơ có thể đi suốt một trăm năm mươi câu lục bát không bị nhàm chán.

– Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bài thơ: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; mưa nguồn suối lũ; bước chân nát đá (sáng tạo từ câu ca dao: trông cho chân cứng đá mềm) . Có những hình ảnh chắt lọc từ cuộc sống thực cũng đậm tính dân tộc: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai; hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son và đặc biệt là tình đậm đà của tình giai cấp:

Thương nhau chia củ sắn lùi,

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

– Ngôn ngữ: Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng ta – mình, mình – ta quấn quýt với nhau và đại từ phiếm chỉ ai. Đây là một sáng độc đáo và cũng là một thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu. nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc với thể thơ lục bát nhịp nhàng, thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hoá, sáng tạo, không có đơn điệu (có hùng tráng như cảnh "Việt Bắc ra quân", trang nghiêm như cảnh buổi họp trung ương, chính phủ…)

III. Kết bài:

Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân của Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào thành công của bài thơ Việt Bắc, cho nó nhanh chóng đến với người đọc và vẫn sống mãi trong lòng nhân ta từ khi ra đời cho đến hôm nay.

Dàn ý số 3

I. Mở bài

Sống ân nghĩa, thủy chung chính là một lối sống văn hóa đẹp đẽ từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Nét đẹp đó đã được lưu giữ trong rất nhiều tác phẩm văn học khác nhau và một trong số đó ta không thể không kể đến bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:

II. Thân bài:

“Ta về mình có nhớ ta

       …

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Việt Bắc không đơn thuần chỉ là một địa danh, là một nơi để chiến đấu mà còn là nơi chưa đựng đầy những kỉ niệm, đầy tình người tha thiết, sâu nặng. Bởi vậy, trong khoảnh khắc chia tay bất cứ ai cũng bồi hồi xúc động, nhớ về những kỉ niệm đã qua. Kỉ niệm đó là lớp học, là những ngày tháng liên hoan những năm kháng chiến và còn một nỗi nhớ khác chính là về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Thiên nhiên Việt Bắc trong bức tranh tứ bình hiện lên vô cùng cô đọng, hàm súc, đại diện cho bốn mùa. Mùa đông là mùa đầu tiên xuất hiện trong bức tranh tứ bình:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

III. Kết bài:

Khi đọc câu thơ lên, bất chợt trong lòng mỗi người sẽ không hình dung đến mùa đông âm u, lạnh lẽo mà phải là mùa xuân ngập đầy sức sống, hay mùa hạ rực rỡ. Nhưng không, đây lại chính là bức tranh thiên nhiên Việt Bắc vào mùa đông. Trên cái nên xanh ngắt của rừng bạt ngàn là màu đỏ rực của hoa chuối. Cái ấm nóng rực rỡ dù nhỏ nhưng dường như đã làm cả bức tranh bừng sáng, trỗi dậy sức sống tiềm tàng trong đó.

Dàn ý số 4

I. Mở bài

Bức tranh thứ hai chính là mùa xuân. Ở đây khung cảnh thiên nhiên mang cái thanh khiết, dịu dàng: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Câu thơ làm ta bất chợt nhớ đến cảnh:“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41/ Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/ Bác về.. im lặng. Con chim hóa/ thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngờ”. Xuân sang hè đến rực rỡ, muôn màu sắc và âm thanh. Là tiếng ve kêu rộn ràng, như một bản đàn chào đón mùa hè, cùng với đó là sắc rực rỡ của “rừng phách đổ vàng”. Là tiếng ve làm cho rừng phách đổ vàng hay bản thân nó vốn như vậy? Dù hiểu theo cách nào thì khung cảnh hiện lên cũng thật rực rỡ và ấm áp.

II. Thân bài:

Cuối cùng là bức tranh mùa thu:

Mùa thu trăng rọi hòa bình

Ánh trăng dìu dịu của mùa thu lan tỏa khắp không gian. Trong màu sắc ấy, không gian ấy còn bừng lên khát vọng về một cuộc sống tự do, hòa bình. Dưới con mắt quan sát tinh tường của Tố Hữu, mỗi mùa ở nơi đây thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ, thật đặc biệt. Có lẽ phải gắn bó và tha thiết yêu lắm ông mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng nét đẹp tinh túy nhất của cảnh vật như vậy.

III. Kết bài:

Đan xen ở mỗi bức tranh là hình ảnh của con người Việt Bắc. Ông không chỉ yêu quý, trân trọng thiên nhiên nơi đây mà còn tha thiết, chân thành với con người Việt Bắc. Ở mỗi đối tượng ông đều khám phá, nắm bắt được những vẻ đẹp khu biệt của họ. Là hình ảnh ngời nông dân lên núi làm việc với lưỡi dao lấp lánh dưới ánh nắng của mùa đông. Là bàn tay khéo kéo của người đan nón thanh tĩnh “chuốt từng sợi giang” vô cùng điêu luyện. Bức tranh càng trở nên thơ mộng hơn với “Cô em gái hái măng một mình” ven suối bên tiếng ve kêu rộn rã. Và cuối cùng là tiếng hát tha thiết, trầm bổng vang vọng khăp không gian núi rừng Việt Bắc. Khúc hát vang lên cuối khổ thơ, kết hợp với hình ảnh ánh trăng càng làm rõ hơn nữa khát khao hòa bình, độc lập trong lòng tác giả.

Dàn ý số 5

I. Mở bài

Tố Hữu, cây bút trữ tình chính trị xuất sắc nhất của Văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn bám sát từng sự kiện, từng mốc lịch sử của dân tộc. Việt Bắc chính là bản tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời thể hiện niềm vui, niềm tự hào của ông về chiến thắng của dân tộc. Nhưng đằng sau tính chất sự kiện lịch sử ấy, trong Việt Bắc còn có những vần thơ rất đẹp, rất giàu cảm xúc khi viết về thiên nhiên, đó là bức tranh tứ bình. Có thể coi bức tranh tứ bình là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất, tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

II. Thân bài:

Bức tranh tứ bình được trích từ câu 43 đến câu 52 của tác phẩm. Đây là đoạn thơ đặc sắc nhất, hoàn toàn có thể tách riêng như một tác phẩm độc lập. Đoạn thơ gồm có mười câu chia thành hai phần, hai câu đầu là sự khái quát về cảm xúc chủ đạo được nói đến trong đoạn là nỗi nhớ; phần còn lại là vẻ đẹp của bốn mùa, ứng với bốn cặp lục bát. Lối vẽ theo kiểu bộ tứ bình là lỗi khác họa rất được ưa chuộng của văn học trung đại. Sử dụng hình thức này, một lần nữa Tố Hữu tạo nên tính dân tộc đậm đà cho tác phẩm.

Mở đầu tác phẩm là bức tranh mùa đông:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

III. Kết bài:

Thiên nhiên được khắc họa bằng màu xanh thẫm đặc trưng của đại ngàn và trên nền xanh thẫm ấy, Tố Hữu sử dụng nghệ thuật chấm phá để đưa vào hình ảnh “rừng xanh hoa chuối đỏi tươi” dù chỉ là một bông hoa nhưng sắc đỏ của nó đã làm bừng sáng cả không gian, xua tan cảm giác lạnh lẽo của mùa đông Việt Bắc. Con người lao động xuất hiện trong tư thế khỏe khoắn, một mình đối diện với thiên nhiên nhưng không bị thiên nhiên che khuất mà vượt lên đó trong tư thế là chủ vũ trụ. Ở đây Thiên nhiên dường như còn đang hô ứng để làm bật lên hình ảnh của con người, ánh nắng phản chiếu vào những lưỡi dao tạo nên vẻ đẹp lấp lánh, không hề sắp đặt mà đó là vẻ đẹp tự nhiên.

Leave a Comment