ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN VẬT LÝ LỚP 9 TRƯỜNG THCS CÁT HẢI

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN VẬT LÝ LỚP 9 ĐỀ 1 Câu 1. Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN VẬT LÝ LỚP 9

ĐỀ 1

Câu 1. Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có

            A. Chiều dài 1 m tiết diện đều 1m²                B. Chiều dài 1 m tiết diện đều 1cm²

            C. Chiều dài 1 m tiết diện đều 1mm²              D. Chiều dài 1 mm tiết diện đều 1mm²

Câu 2. Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ

            A. Giảm 16 lần.           B. Tăng 16 lần.            C. Không đổi.             D. Tăng 8 lần.

Câu 3. Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100 cm, tiết diện 2 mm², điện trở suất ρ =1,7.10–8 Ωm. Điện trở của dây dẫn là

            A. 8,5.10–2 Ω.              B. 0,85.10–2 Ω.            C. 85.10–2 Ω.               D. 0,085.10–2 Ω.

Câu 4. Nhận định nào là SAI?

            A. Điện trở suất của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.

            B. Chiều dài dây dẫn càng ngắn thì dây đó dẫn điện càng tốt.

            C. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây đó dẫn điện càng tốt.

            D. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây đó dẫn điện càng kém.

Câu 5. Một dây dẫn bằng nhôm hình trụ, có chiều dài l = 6,28m, đường kính tiết diện d = 2 mm, điện trở suất ρ = 2,8.10–8 Ωm, điện trở của dây dẫn là

            A.5,6.10–4 Ω.               B. 5,6.10–6 Ω.              C. 5,6.10–8 Ω.              D. 5,6.10–2 Ω.

Câu 6. Để xác định sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây dẫn cần phải:

            A. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng loại vật liệu.

            B. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.

            C. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có cùng tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau.

            D. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, có tiết diện khác nhau và được làm từ cùng loại vật liệu.

Câu 7: Công thức nào sau đây tính điện trở tương đương trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song ?

A. R = R1  + R2                       B. R =                      C. R = D. 

Câu 8: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết :

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.

B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.

C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.

D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.

Câu 9:  Số oát ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cho biết:

A. Công suất định mức của thiết bị                B. Hiệu điện thế định mức của thiết bị

C. Cường độ dòng điện định mức của thiết bị           D. Điện năng định mức của thiết bị

Câu 10: Khi hai thanh nam châm đặt gần nhau thì có hiện tựơng  gì xãy ra:

            A. Chúng hút nhau.                            C. Chúng đẩy nhau nếu các cực khác tên.

            B. Chúng đẩy nhau.                            D. Chúng đẩy nhau nếu các cực cùng tên.

ĐỀ 2

Câu 1 Hai dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện, điện trở dây thứ nhất lớn hơn điện trở dây thứ hai gấp 2 lần, dây thứ nhất có điện trở suất ρ = 1,6.10–8 Ωm, điện trở suất của dây thứ hai là

            A. 0,8.10–8 Ωm.           B. 8.10–8 Ωm.              C. 0,08.10–8 Ωm.         D. 80.10–8 Ωm.

Câu 2 Chọn câu trả lời ĐÚNG.

            A. Điện trở của một dây dẫn ngắn luôn luôn nhỏ hơn điện trở của một dây dẫn dài.

            B. Một dây nhôm có đường kính lớn sẽ có điện trở nhỏ hơn một sợi dây nhôm có đường kính nhỏ.

            C. Một dây dẫn bằng bạc luôn luôn có điện trở nhỏ hơn một dây dẫn bằng sắt.

            D. Nếu người ta so sánh hai dây đồng có cùng tiết diện, dây có chiều dài lớn sẽ có điện trở lớn hơn.

Câu 3 Công thức nào dưới đây KHÔNG là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I.

            A. P = U.I.                  B. P = U/I.                  C. P = U²/R                 D. P = I².R.

Câu 4 Công suất điện cho biết

            A. Khả năng thực hiện công của dòng điện.

            B. Năng lượng của dòng điện.

            C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

            D. Mức độ mạnh hay yếu của dòng điện.

Câu 5 Nếu một bóng đèn có ghi 12 V – 6W thì

            A. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 2A.

            B. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 0,5A.

            C. Cường độ dòng điện tối thiểu mà bóng đèn sáng được là 2A.

            D. Cường độ dòng điện qua bóng đèn khi đèn sáng bình thường là 0,5A.

Câu 6 Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp ?

Câu 7  : Cho bíêt A’B’ là ảnh của AB qua một thấu kính, A’B’ // AB và cùng vuông góc với trục chính của thấu kính ( Hvẽ ). Cho biết TK này là TK gì ?

                                                             B

                                                                                                        A’

                                                 

                                                            A                           

                                                                                                              B’

Hãy trình bày cách vẽ để xác định quang tâm O, trục chính, các tiêu điểm F và F’ của Tkính ?

 

ĐỀ 3

CÂU 1 (1,5đ) Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

CÂU 2 : (1,5đ) So sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.

CÂU 3 : (2đ) Tiêu cự của hai kính lúp lần lượt là 10cm và 5cm. Tính độ bội giác G của mỗi kính.

CÂU 4 : (3,5đ) Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ.

  1. Tính số bội giác của kính lúp.
  2. Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu?
  3. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật.

CÂU 5 : (1,5đ) Nêu các tác dụng của ánh sáng. Tại sao về mùa hè ta nên mặc áo màu sáng, còn về mùa đông nên mặc áo màu tối?

Câu 6. Trên một bóng đèn có ghi 110V – 55W. Điện trở của nó là

            A. 0,5 Ω.                     B. 27,5 Ω.                   C. 2,0 Ω.                     D. 220 Ω.

Câu 7. Chọn câu trả lời SAI. Một quạt điện có ba nút điều chỉnh tốc độ quay nhanh theo thứ tự tăng dần là nút số (1), (2) và (3). Công suất của quạt khi bật

            A. Nút số (3) là lớn nhất.                                B. Nút số (1) là lớn nhất.

            C. Nút số (1) nhỏ hơn công suất nút số (2).   D. Nút số (2) nhỏ hơn công suất nút số (3).

Câu 8. Một bàn là điện có công suất định mức 1100W và cường độ dòng điện định mức 5A. Điện trở suất là ρ = 1,1.10–6 Ωm và tiết diện của dây là S = 0,5mm², chiều dài của dây dẫn là

            A.10 m.                       B. 20 m.                      C. 40 m.                      D. 50 m.

ĐỀ 4

Câu 1 Hai bóng đèn, một cái có công suất 75W, cái kia có công suất 40W, hoạt động bình thường dưới hiệu điện thế 120V. Khi so sánh điện trở dây tóc của hai bóng đèn thì

            A. Đèn công suất 75W có điện trở lớn hơn.   B. Đèn công suất 40W có điện trở lớn hơn.

            C. Điện trở dây tóc hai đèn như nhau.           D. Không so sánh được.

Câu 2 Trong công thức P = I².R nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần thì công suất

            A. Tăng gấp 2 lần.       B. Giảm đi 2 lần.         C. Tăng gấp 8 lần.       D. Giảm đi 8 lần.

Câu 3 Năng lượng của dòng điện gọi là

            A. Cơ năng.                B Nhiệt năng.              C. Quang năng.           D. Điện năng.

Câu 4 Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết

            A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.         B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.

            C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.            D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.

Câu 5 Thiết bị điện nào sau đây khi hoạt động đã chuyển hóa điện năng thành cơ năng và nhiệt năng?

            A. Quạt điện.              B. Đèn LED.               C. Ấm điện                  D. Nồi cơm điện.

Câu 6 (1,5đ)           Kính lúp là gì? Kính lúp dùng để làm gì?

CÂU 7 (2,0đ)          Nêu hai ví dụ chứng tỏ ánh sáng có mang năng lượng.

Câu 8 (3,5đ) Vật sáng AB có độ cao h = 1cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 12cm và cách thấu kính một khoảng d = 8cm.

  1. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho.
  2. Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh đến kính.

Câu 9 (3,0đ) Một người cao 1,6m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh 3m. Phim cách vật kính 6cm. Hãy tính chiều cao ảnh của người ấy trên phim.

 

 

 

 

 

 

Leave a Comment