ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÝ LỚP 9 TRƯỜNG THCS CÁT HẢI

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÝ LỚP 9 ĐỀ 1 1.(2,5đ) Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục tật cận thị. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÝ LỚP 9

ĐỀ 1

1.(2,5đ) Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục tật cận thị. Làm thế nào để nhận biết một kính cận?

2. (1,5đ) Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80cm, đặt cách máy 2m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 2cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.

3. (3đ) Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cách kính 6cm.

  1. Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?
  2. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính và chiều cao của ảnh.

4. (1đ) Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.

5. (2đ) Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp? Cho ví dụ.

 

ĐỀ 2

Câu 1. Công thức tính công của dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là

            A. A = U.I².t               B. A = U.I.t                C. A = U².I.t               D A =

Câu 2. Một bóng đèn loại 220 V – 100 W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là

            A. 220 kWh                B 100 kWh                  C. 1 kWh                     D. 0,1 kWh

Câu 3. Một đèn loại 220V – 75W và một đèn loại 220V – 25W được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức. Trong cùng thời gian, so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn thì

            A. A1 = A2.                 B. A1 = 3A2.                C. A2 = 3A1.                D. A1 < A2.

Câu 4. Một bàn là được sử dụng ở hiệu điện thế định mức 220V trong 10 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 660 kJ. Cường độ dòng điện qua bàn là là

            A. 0,5 A                      B. 0,3 A                      C. 3 A                         D. 5 A

Câu 5. Một bóng đèn loại 220V – 100W và một bếp điện loại 220V – 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 5 giờ, bếp sử dụng 2 giờ. Giá 1 KWh điện 700 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày?

            A. 52 500 đồng.          B. 115 500 đồng.        C. 46 200 đồng.          D. 161 700 đồng.

Câu 6: Phát biểu quy tắc bàn tay trái?

Câu 7: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện năng ? Có những biện pháp nào để sử dụng điện năng một cách tiết kiệm ? (2đ)

Câu 8: Cho một ống dây AB và một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt gần nhau như hình vẽ: Hãy tìm chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, tên các cực từ của ống dây và biểu diễn lực điện từ tác dụng tại điểm C ?

 

ĐỀ 3

Câu 1:Khi hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên ba lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ:   

 A. Tăng lên ba lần      B. Giảm đi ba lần        C. Không thay đổi.          D. Giảm đi 2 lần

Câu 2: Cho mạch điện gồm 2 điện trở  R1= 20Ω , R2 =  30Ω mắc song song với nhau . Điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ là:

 A.  15Ω                   B.  12Ω                          C.  50Ω                            D.  0,08Ω

Câu 3: Trên một bóng đèn có ghi ( 48V- 24W) .Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn khi nó sáng bình thường sẽ là:

A.  1,5A                          B.     2A                           C.   0,5A                       D.   1A

Câu 4: Công của dòng điện được đo bằng đơn vị:

A.  V                             B. J                                  C.  A                                  D.  W

Câu 5: Hệ thức của định luật Ôm là:

 A.  R =                   B. U =                      C.    I  =                         D.  U = I.R

Câu 6:  Dùng quy tắc nào sau đây để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua?

   A.  Quy tắc nắm tay phải.                                    B.   Quy tắc nắm tay trái.

   C.  Quy tắc bàn tay phải.                                     D.   Quy tắc bàn tay trái.

Câu 7 Cho hai điện trở R1 = 3 Ω, R2 = 5 Ω, nối tiếp mắc vào hiệu điện thế U, cường độ dòng điện toàn mạch là 10 A. Biết U1 = 3U2. Tính U2.

            A. 12 V                       B. 32 V                       C. 20 V                       D. 40 V

Câu 8 Trong một mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch này thay đổi như thế nào nếu tăng giá trị của một điện trở.

            A. Tăng lên                 B. Giữ nguyên            C. Giảm đi                   D. Không xác định

Câu 9 Đoạn mạch gồm hai điện trở măc song song với nhau. Biết giá trị của điện trở này lớn gấp bốn lần điện trở kia và điện trở tương đương của đoạn mạch là này bằng 4 Ω. Tìm giá trị của mỗi điện trở.

            A. 2 Ω; 8 Ω                 B. 4 Ω; 16 Ω               C. 5 Ω; 20 Ω               D. 6Ω; 24 Ω

Câu 10 Một dây dẫn bằng kim loại có chiều dài l1 = 150 m, có tiết diện S1 = 0,2 mm² thì có điện trở R1 = 120 Ω. Hỏi một dây dẫn khác cũng làm bằng kim loại có l2 = 30 m, S2 = 1,2 mm² thì R2 có giá trị bao nhiêu?

            A. 3,0 Ω                      B. 4,0 Ω                      C. 5,0 Ω                      D. 6,0 Ω

ĐỀ 4

Câu 1 Hai điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 8 Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua R1 bằng 2 A. Thông tin nào sau đây SAI?

            A. Rtd = 14 Ω              B. I2 = 2 A                  C. U = 28 V                D. U1 = 16 V

Câu 2 Hai điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 8 Ω mắc nối tiếp vào hiệu điện U. Gọi U1, U2 là hiệu điện thé ở hai đầu các điện trở R1 và R2. Giả R1 = 2R2, thông tin nào là đúng?

            A. U1 = U2                  B. U2 = 2U1                 C. U1 = 2U2                 D. U1 = U2 + 2I.

Câu 3 Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng 100 Ω. Biết rằng một trong hai điện trở có giá trị lớn gấp 3 lần điện trở kia. Giá trị mỗi điện trở là

            A. 20 Ω và 60 Ω         B. 20 Ω và 90 Ω          C. 40 Ω và 60 Ω          D. 25 Ω và 75 Ω

Câu 4 Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau. Biết rằng R­­1 lớn hơn R2 là 5 Ω và hiệu điện thế qua các điện trở lần lượt là U1 = 30 V, U2 = 20 V. Giá trị mỗi điện trở là

            A. 25 Ω và 20 Ω         B. 15 Ω và 10 Ω          C. 20 Ω và 15 Ω          D. 10 Ω và 5 Ω

Câu 5 Cho mạch điện gồm hai điện trở song song, R1 = 3R2. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 2 A. Kí hiệu I1 và I1 là cường độ dòng điện qua các mạch rẽ R1 và R2 thì

            A. I1 = 2 A, I2 = 6A                                        B. I1 = 0,667 A, I2 = 2A

            C. I1 = 1,5 A, I2 = 0,5A                                  D. I1 = 0,5 A, I2 = 1,5A

Câu 6. Hai điện trở cùng bằng R được song song với nhau, sau đó lại mắc nối tiếp với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó.

            A. 0,75R                     B. 4R / 7.                     C. 2R / 3.                     D. 1,5R.

Câu 7. Khi đặt hiệu điện thế 9 V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì cường độ dòng điện qua nó có cường độ là 0,3 A. Tính chiều dài của dây dẫn để quấn cuộn dây này, biết rằng cứ 6m chiều dài, dây dẫn này có điện trở là 2,5 Ω.

            A. 54 m                       B. 72 m                       C. 34 m                       D. 25 m

Câu 8. Để xác định sự phụ thuộc điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây dẫn cần phải:

            a. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng một vật liệu.

            b. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau       

c. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có cùng tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau

d. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, có tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu

Câu 9. Căn cứ vào thí nghiệm Ơcxtét hãy kiểm tra các phát biểu sau đây phát biểu nào đúng  ?

            a. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường

b. Dòng điện gây ra từ trường

            c. Các dây dẫn có thể gây ra từ trường

            d. Các vật nhiễm điện có thể tạo ta từ trường

Câu 10: Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng

            a. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn

            b. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không đổi

            c. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi

            d. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh

 

 

 

 

Leave a Comment