Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn vật lý lớp 11 năm học 2020

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ  I(5)   A. PHẦN CHUNG (6 điểm)             Câu 1: (2 điểm) Nêu khái niệm điện trường? Tính chất cơ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ  I(5)

 

A. PHẦN CHUNG (6 điểm)

            Câu 1: (2 điểm) Nêu khái niệm điện trường? Tính chất cơ bản của điện trường là gì?

            Câu 2:(1 điểm) Phát biểu Định luật Jun – Len-xơ? Viết biểu thức?

            Câu 3: (1 điểm) Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân?

            Câu 4: (1 điểm) Hai điện tích q1 = 2.10-8 C,  q= -10-8 C đặt cách nhau 20 cm trong không khí. Xác định độ lớn và vẽ hình lực tương tác giữa chúng?

            Câu 5: (1 điểm) Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại d = 0,05 mm sau khi điện phân trong 30 phút .Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm2. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân? Cho biết Niken có khối lượng riêng D = 8,9.103 kg/m3; A = 58 g/mol, n = 2

B. PHẦN RIÊNG (4 điểm)

            I. Dành cho chương trình chuẩn:

            Câu 6: (1 điểm) Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 V là A = 1 J. Tính độ lớn của điện tích đó?

            Câu 7: (1 điểm) Cho mạch điện như hình 1. Trong đó E = 20 V; r = 1,6 W, R1 = R2 = 1 W, R3 = R4 = 4 W.  Tính:

            a. Điện trở tương đương mạch ngoài.

            b. Cường độ dòng điện trên toàn mạch.         

            Câu 8: (2 điểm) Cho mạch điện như hình 2. Trong đó: E = 1,2 V, r = 0,1 W, R1 = R3 = 2 W, R2 = R4 = 4 W. Tính:

            a. Cường độ dòng điện qua mạch chính ?

            b. Hiệu điện thế UAB ?

             

 

 

 

 

           

            II. Dành cho chương trình nâng cao.

            Câu 6: (1 điểm ) Hai điện tích q1 = -10­-6 C, q= 10­-6 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 40 cm trong chân không. Xác định véctơ  cường độ điện trường tại  M là trung điểm của AB?

            Câu 7: (1 điểm) Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 2 W, mạch ngoài có điện trở R. Tính R để công suất tiêu thụ mạch ngoài là 4 W.

            Câu 8 ( 2 điểm) Cho mạch điện như hình 3. Biết E = 1,5 V, r = 0,25 W, R1 = 12 W, R2 = 1 W, R3 = 8 W, R4 = 4 W. Cường độ dòng điện qua R1 là 0,24 A.

a. Tính suất điện động và điện trở trong bộ nguồn.

b. Tính UAB và cường độ dòng điện qua mạch chính.

c. Tính R5.

           

 

 

—- HẾT —-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ  I(6)

A. Phần chung:

Câu 1: (2 điểm) Nêu định luật Cu-lông, viết biểu thức định luật.

Câu 2: (1 điểm) Nêu định luật Jun – Len-xơ.

Câu 3: (1 điểm) Nêu bản chất dòng điện trong kim loại.

Câu 4: (1 điểm) Cho điện tích có độ lớn 10nC. Xác định cường độ điện trường tại điểm cách điện tích 10cm trong chân không.

Câu 5: (1 điểm) Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrát, có điện trở là 5. Anốt của bình bằng bạc và hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của bình là 20V. Tính khối lượng của bạc bám vào catốt sau 32 phút 10 giây. Biết A = 108 g/mol và n = 1.

B. Phần riêng:

a. Phần dành cho chương trình cơ bản:

Câu 6: (1 điểm) Cho ba điện tích có độ lớn bằng nhau và có độ lớn 10 nC. Đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC, có cạnh bằng 30 cm. Tính cường độ điện trường tại một  đỉnh của tam giác.

 

Câu 7: (1 điểm) Cho mạch điện như hình: Nguồn điện có suất

 

điện động E và điện trở trong r = 1W. Các điện

trở R1 = 1W ; R2 = 4W ; R3 = 3W ; R4 = 8W.Tính:

 hiệu điện thế UAB

 

 

 
 

 

 

 

Câu 8: (2 điểm) Cho đoạn mạch như hình vẽ. Biết E1=2V; E2=4V;

r1 =0,25; r2=0,75; R1=0,8; R2=2; R3=3. Tính:

a.  cường độ dòng điện trong mạch chính.

b. nhiệt lượng toả ra trên điện trở R3 trong 3 phút.

b. Phần dành cho chương trình nâng cao:

Câu 6: (1 điểm) Một hạt bụi tích điện âm có khối lượng m = 10-8 g nằm cân bằng trong điện trường đều có hướng thẳng đứng xuống dưới và có cường độ E = 1 Kv/m. Tính điện tích hạt bụi.

Câu 7: (1 điểm) Cho mạch điện như hình: Nguồn điện có suất

điện động E và điện trở trong r = 1W. Các điện

trở R1 = 1W ; R2 = 4W ; R3 = 3W ; R4 = 8W.Tính:

 hiệu điện thế UMN.

 

Câu 8: (2 điểm) hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong tương ứng là   E1 = 4V, r1=2  và E= 3V;r2 = 3  được mắc với R như hình

a)Tìm công thức tính UAB.

b) Với giá trị nào của R thì E2 là máy thu.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ  I(7)

A. Phần chung

Câu 1 (2điểm):  Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu – lông.

Câu 2 (1điểm):  Phát biểu và viết biểu thức dòng điện không đổi.

Câu 3 (1điểm):  Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân.

Câu 4 (1điểm):  Đặt một điện tích thử q = 10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện F = 10-3 N. Tính độ lớn cường độ điện trường tại điểm đó.

Câu 5 (1điểm):  Vì sao điện trở kim loại tăng khi nhiệt độ tăng?

 

B. Phần riêng

a. Phần dành cho chương trình cơ bản

Câu 6 (1điểm): Giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặt dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh.  

Câu 7 (1điểm): Cho đoạn mạch có điện trở 10Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20V. Tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 1 phút.

Câu 8 (2điểm): Một mạch điện có sơ đồ như hình vẽ

 

 

 

 

Trong đó nguồn điện có suất điện động  E = 6V và có điện trở trong r = 2 , các điện trở R1 = 5, R2 = 10 và R3 = 3.

  1. Tính cường độ dòng điện I chạy qua nguồn điện

và hiệu điện thế mạch ngoài U.

  1. Tính hiệu điện thế U1 giữa hai đầu điện trở R1.

b. Phần dành cho chương trình nâng cao

     Câu 6 (1điểm): Cho hai điện tích điểm q1=1,6 và q2 = -6,4 lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 10cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm q0=0,4 đặt tại điểm M. Biết AM = 6cm, BM = 4cm.

      Câu 7 (1điểm): Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 1 được nối với điện trở  R = 11  thành mạch kín. Tính cường độ dòng điện trong mạch.

    Câu 8 (2điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó nguồn điện đều giống nhau có suất điện động  E = 12V và có điện trở trong r = 1 , các điện trở R1 = 5, R2 = R3 = 10 và R4 = 11.

a. Tính điện trở tương đương của mạch ngoài và suất điện động tương đương của bộ nguồn.

Tính công suất tỏa nhiệt trên điện trở R2.

 

 

 

 

 

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ  I(8)

A. Phần chung

            Câu 1:  a. Phát biểu và viết công thức định luật Culông? (1,5 điểm)

                   b. Hai điện tích q1, q2 đặt trong không khí cách nhau một khoảng r thì tương tác với nhau một lực F. Nếu tăng đồng thời độ lớn của 2 điện tích và khoảng cách giữa chúng lên 3 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ tăng hay giảm hay không đổi? (0,5 điểm)

            Câu 2:  Thế nào là dòng điện không đổi? (1 điểm)

Câu 3:  Trình bày bản chất dòng điện trong  kim loại?  (1 điểm)

Câu 4:  Một electron di chuyển được đoạn đường 1cm dọc theo một đường sức điện dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường                        E = 1000V/m. Tính giá trị công của lực điện trên đoạn đường trên? (1 điểm)

Câu 5: Một bình điện phân đựng dung dịch đồng sunfat với anốt làm bằng đồng. Điện trở của bình điện phân là R = 2. Đặt vào hai cực của bình điện phân một hiệu điện thế           U = 12V. Xác định lượng đồng bám vào cực âm sau 965 giây. Cho biết F = 96500,                       ACu = 64, n = 2. (1 điểm)

B. Phần riêng

I. Phần dành cho chương trình chuẩn

Câu 6: Có hai điện tích q1 = 5.10-9C, q2 = -5.10-9C đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 10cm. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách q1 một khoảng 5cm, cách q2 một khoảng 15cm? (1 điểm)

Câu 7: Một đoạn mạch chứa điện trở thuần R = 3. Đặt vào hai đầu đoạn mạch   một hiệu điện thế U = 12V. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong thời                                    gian 30 phút? (1 điểm)

Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ. Các nguồn

giống  nhau, mỗi nguồn  có  suất  điện  động  = 1,5V,

r = 0,25.Mạch ngoài gồm bóng đèn có ghi (6V–6W),

các điện trở R1 = R2 = 3, RA = 0. Bỏ qua điện trở các

dây nối.

a. Tìm số chỉ của ampe kế? (1 điểm)

b. Đèn Đ sáng bình thường không? Vì sao? (1 điểm)

II. Phần dành cho chương trình nâng cao

Câu 6: Có hai điện tích q1 = -5.10-9C, q2 = 5.10-9C đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 10cm. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách q1 một khoảng 15cm, cách q2 một khoảng 5cm? (1 điểm)

Câu 7: Cho hai bóng đèn Đ1(110V – 25W), Đ2 (110V – 100W).

a. Có thể mắc nối tiếp hai bóng đèn vào mạng điện 220V được không? (0,5 điểm)

b. Đèn nào sẽ dễ bị hỏng (cháy) (0,5 điểm)

Câu 8: Cho  mạch  điện  như hình vẽ. Các nguồn

giống  nhau,  mỗi nguồn  có  suất  điện  động   = 1,5V,

r = 0,25. Mạch ngoài gồm bóng đèn có ghi (3V–3W),

các điện trở R1 = 6, R2 = 3, RA = 0. Bỏ qua điện trở

các dây nối.

a. Tìm số chỉ của ampe kế? (1 điểm)

b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong 5 phút? (1 điểm)

 

 

 

 

 

Leave a Comment