Đề kiểm tra chương 2,3 môn vật lý lớp 11 trường THPT Phú Vang

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file TRUNG TÂM GDNN – GDTX PHÚ VANG TỔ GDTX MÃ ĐỀ 132 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 2,3 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

TRUNG TÂM GDNN – GDTX PHÚ VANG

TỔ GDTX

MÃ ĐỀ 132

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 2,3

Thời gian làm bài: 45 phút;

(30 câu trắc nghiệm)

 

(Học viên không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên học viên:…………………………………………………………… Lớp: ………………………..

Câu 1: Trên vỏ một viên pin có ghi 1,5 V – 3 mAh. Thông số 1,5 V cho ta biết

A. suất điện động của viên pin.                               B. dòng điện viên pin có thể tạo ra.

C. điện trở trong của viên pin.                                 D. công suất tiêu thụ của viên pin.

Câu 2: Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào hiệu điện thế U thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 W. Nếu các điện trở này được mắc song song và nối vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là

A. 5 W.                            B. 160 W.                        C. 80 W.                          D. 10 W.

Câu 3: Có một số điện trở giống nhau r = 5 Ω. Phải dùng tối thiểu bao nhiêu điện trở đó để mắc thành mạch có điện trở tương đương là 3 Ω.

A. 5.                                 B.                                     C. 3.                                 D. 6.

Câu 4: Phát biểu nào sai khi nói về chiều dòng điện?

A. Chiều dòng điện ngược chiều chuyển động có hướng của ion âm.

B. Chiều dòng điện cùng chiều chuyển động có hướng của electron.

C. Chiều dòng điện cùng chiều chuyển động có hướng của ion dương.

D. Chiều dòng điện trong dây dẫn hướng từ nơi điện thế cao đến nơi điện thế thấp.

Câu 5: Một bếp điện 115 V – 1kW bị cắm nhầm vào mạng điện 230 V được nối qua cầu chì chịu được dòng điện tối đa 15A. Bếp điện sẽ

A. có công suất tỏa nhiệt ít hơn 1 kW.                    B. có công suất tỏa nhiệt bằng 1 kW.

C. nổ cầu chì                                                            D. có công suất tỏa nhiệt lớn hơn 1 kW.

Câu 6: Nguồn điện có suất điện động E = 15 V, điện trở trong r = 0,5 Ω được mắc nối tiếp với mạch ngoài gồm hai điện trở R1 = 20 Ω và R2 = 30 Ω mắc song song. Công suất của mạch ngoài là

A. 4,4 W.                         B. 14,4 W.                       C. 17,28 W.                     D. 18 W.

Câu 7: Một ắc quy thực hiện được công 12 J khi di chuyển lượng điện tích 2 C trong toàn mạch. Từ đó có thể kết luận là

A. công suất của nguồn điện này là 6 W.

B. cường độ dòng điện chạy qua ắc quy là 2 A.

C. Hiệu điện thế giữa hai cực để hở của ắc quy là 24 V.

D. suất điện động của ắc quy là 6 V.

Câu 8: Điện trở R1 tiêu thụ một công suất P khi được mắc vào một hiệu điện thế U không đổi. Nếu mắc song song R1 một điện trở R2 rồi mắc vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu thụ bởi R1 sẽ

A. không thay đổi.              B. giảm.           C. tăng.           D. có thể tăng hoặc giảm.

Câu 9: Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng

A. tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn

B. làm cho hai cực của nguồn tích điện trái dấu.

C. làm các điện tích âm chuyển động về phía cực âm.

D. tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.

Câu 10: Số đếm của công tơ điện cho biết

A. Công suất điện gia đình sử dụng.                       B. Thời gian sử dụng điện của gia đình.

C. Điện năng gia đình sử dụng.                              D. Số dụng cụ, thiết bị gia đình sử dụng.

Câu 11: Một dòng điện 0,8 A chạy qua cuộn dây của loa phóng thanh có điện trở 8 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây là

A. 6,4 V.                          B. 10 V.                           C. 5,1 V.                          D. 0,1 V.

Câu 12: Điện trở R1 tiêu thụ một công suất P khi được mắc vào một hiệu điện thế U không đổi. Nếu mắc nối tiếp R1 một điện trở R2 rồi mắc vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu thụ bởi R1 sẽ

A. giảm.                              B. không thay đổi.       C. tăng.           D. có thể tăng hoặc giảm.

 

Câu 13: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua

A. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện.

B. tỉ lệ thuận với bình phương điện trở của dây dẫn.

C. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.

D. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện.

Câu 14: Hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở tăng lên 3 lần thì cường độ dòng điện qua điện trở

A. giảm 3 lần.                  B. giảm 9 lần.                  C. tăng 3 lần.                   D. tăng 9 lần.

Câu 15: Điện năng tiêu thụ được đo bằng

A. tĩnh điện kế.                B. vôn kế.                        C. ampe kế                      D. công tơ điện

Câu 16: Khi ghép song song n nguồn điện giống nhau thì

A. có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.

B. có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.

C. có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.

D. có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.

Câu 17: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị nào dưới đây khi chúng hoạt động?

A. Ắc quy đang nạp điện.                                        B. Bàn ủi điện

C. Bóng đèn neon.                                                   D. Quạt điện.

Câu 18: Công suất định mức của các dụng cụ điện là

A. Công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.

B. Công suất đạt được khi sử dụng đúng điện áp định mức.

C. Công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.

D. Công suất đạt được khi nó đang hoạt động trong mọi trường hợp.

Câu 19: Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện gồm 2 điện trở 10 Ω và 30 Ω ghép nối tiếp bằng 20V. Cường độ dòng điện  qua điện trở 10 Ω là

A. 0,67 A.                        B. 0,5 A.                          C. 1 A.                             D. 2 A.

Câu 20: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho

A. khả năng thực hiện công của nguồn điện.          B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.              D. khả năng tích điện cho hai cực của nó.

Câu 21: Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn là đoạn mạch nối hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực

A. quán tính.                    B. điện trường.                C. hấp dẫn.                      D. đàn hồi.

Câu 22: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện gồm 4 điện trở 6 Ω mắc song song là 12V. Dòng điện chạy qua mỗi điện trở là

A. 0,5 A.                          B. 2 A.                             C. 8 A.                             D. 16 A.

Câu 23: Hiện tượng đoản mạch của một nguồn điện là hiện tượng

A. điện trở mạch ngoài bằng điện trở trong.           B. mạch ngoài để hở.

C. mạch ngoài có điện trở rất lớn.                           D. mạch ngoài có điện trở bằng 0.

Câu 24: Đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3 Ω; R2 = 6 Ω; R3 = 2 Ω mắc song song với nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch đó bằng

A. 11 Ω.                           B. 5,5 Ω.                          C. 36 Ω.                           D. 1 Ω.

Câu 25: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn trong thời gian t là

A. Q = U2Rt.                   B. Q = IR2t.                     C. .                     D. .

Câu 26: Trong một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r không đổi. Hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch ngoài

A. UN tăng khi RN giảm.                                          B. UN tăng khi RN tăng.

C. UN giảm khi RN tăng.                                         D. UN không phụ thuộc RN.

Câu 27: Để đo cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch người ta dùng dụng cụ nào trong các dụng cụ sau đây?

A. Lực kế.                        B. Vôn kế.                       C. Ampe kế.                    D. Nhiệt kế.

Câu 28: Một nguồn điện có suất điện động E = 24 V, điện trở trong r = 6 Ω dùng để thắp sáng các bóng đèn loại 6 V – 3W. Có thể mắc tối đa mấy bóng đèn để các đèn đều sáng bình thường và phải mắc chúng như thế nào?

A. 8 bóng, mắc thành 4 dãy, mỗi dãy có 2 bóng.    B. 6 bóng, mắc thành 2 dãy, mỗi dãy có 3 bóng.

C. 6 bóng, mắc thành 6 dãy, mỗi dãy có 1 bóng.    D. 9 bóng, mắc thành 3 dãy, mỗi dãy có 3 bóng.

Câu 29: Điều kiện để có dòng điện là

A. chỉ cần có hiệu điện thế.                                     B. chỉ cần có nguồn điện.

C. chỉ cần có các vật dẫn.                                       D. duy trì hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Câu 30: Cho mạch điện kín, bỏ qua điện trở của dây nối, nguồn điện có điện trở trong bằng 2Ω, mạch ngoài có điện trở 20 Ω. Hiệu suất của nguồn điện xấp xỉ bằng

A. 91 %.                          B. 90 %.                           C. 98 %.                          D. 99 %.

 

———————————————–

———– HẾT ———-

 

 

    
 
  

KOP1

 

 

 

 

 

 THẦY HOÀNG SƯ ĐIỂU

 

 

 

ĐỀ KT KIẾN THỨC ĐỊNH KÌ (Chương 2-3)

MÔN: VẬT LÍ 11

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề này gồm 4 trang)

 

 

Họ và tên………………………………………Trường……………………………………………

 

I.TRẮC NGHIỆM (8 điểm).

Câu 1. Một bóng đèn ghi 220V – 100 W thì điện trở của đèn là

A. 488 Ω.                        B. 448Ω                            C. 484Ω.                          D. 48 Ω.

Câu 2. Suất điện động của một nguồn điện một chiều là 4 V. Công của lực lạ thực hiện làm di chuyển một lượng điện tích 10 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện

A. 40 mJ.                        B. 40 J.                             C. 2,5 J.                            D. 2,5 mJ.

Câu 3. Đối với mạch điện kín dưới đây, thì hiệu suất của nguồn điện không được tính bằng công thức

A. .           B. .      C. .       D..

Câu 4. Chọn phát biểu sai về chất điện phân ?

A. Chất điện phân dẫn điện kém hơn kim loại.

B. Dòng điện qua chất điện phân luôn tuân theo định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở.

C. Mạ điện là ứng dụng của hiện tượng cực dương tan, chỉ có thể áp dụng phương pháp này để mạ kim loại.

D. Khi xảy ra hiện tượng cực dương tan, dòng điện qua bình điện phân tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai cực của bình.

Câu 5. Chọn phát biểu sai ?

A. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích tự do.

B. Dòng điện một chiều cũng là dòng điện không đổi.

C. Tác dụng từ là tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện.

D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu 6. Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ I. Công suất tỏa nhiệt ở điện trở này không thể tính bằng công thức

A. P = UI.                        B. P = I2R.                        C. P = UI2.                               D. P = U2/R.

Câu 7. Một nguồn điện một chiều có suất điện động 12V và điện trở trong 2 được nối với điện trở R=10 thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là

A.12W.                           B. 20W.                            C. 10W.                            D.2W.

Câu 8. Chọn phát biểu sai ? Bình điện phân

A. dương cực tan không tiêu thụ điện năng để phân tích các chất.

B. dương cực tan tiêu thụ điện năng để phân tích các chất.

C. dương cực không tan tiêu thụ điện năng để phân tích các chất.

D. đóng vai trò như một điện trở.

Câu 9. Suất nhiệt điện động của của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào

A. nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp.        B hiệu nhiệt độ hai đầu cặp.

C. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp.      D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp.

Câu 10. Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết

A. công suất điện gia đình sử dụng.                      B. thời gian sử dụng điện của gia đình.

C. điện năng gia đình sử dụng.                              D. số dụng cụ, thiết bị gia đình sử dụng.

Câu 11. Điện tích của êlectron là -1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là

A. 3,125.1018.                B. 9,375.1019.                  C. 7,895.1019.                  D. 2,632.1018.

Câu 12. Cho mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động 10V, điện trở trong 1Ω mắc nối tiếp với một bóng đèn có ghi (12V – 6W). Bóng đèn này

A. sáng kém hơn bình thường.                               B. sáng hơn bình thường           

C. sáng bình thường.                                               D. không sáng

Câu 13. Nối cặp nhiệt điện sắt – constantan có điện trở là 0,8 với một điện kế có điện trở là R=20 thành một mạch kín. Nhúng một mối hàn của cặp nhiệt điện này vào nước đá đang tan và đưa mối hàn còn lại vào trong lò điện. Khi đó điện kế chỉ 1,72 mA. Cho biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là 52 (V/K) . Nhiệt độ bên trong lò điện là

A. 913 K.                        B. 640 K.                          C. 686 K.                         D. 961 K.

Câu 14. Bộ nguồn gồm 5 pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 2V và điện trở trong 0,2Ω. Sau đó, mắc bộ nguồn với một điện trở R= 4Ω thành một mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua mạch kín đó có giá trị

A. 2,5A.                          B. 0,5A.                            C. 2A.                               D. 1A.

Câu 15. Trong các nguồn điện sau đâu không phải là nguồn điện hóa học ?

A.Pin con thỏ.                B. Pin nhiên liệu Hidro–Ôxi. C. Ắc quy.               D. Pin Mặt trời.

Câu 16. Một nguồn điện  mắc với mạch có điện trở R = r tạo thành mạch kín thì cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn  đó bằng ba nguồn giống hệt mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch I bằng

A. 3I.                               B. 2I.                                 C. 1,5I.                              D. 2,5I.

Câu 17. Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là 5(A). biết giá điện là 600 đồng/kWh.Tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30phút là

  1. 99000đồng.                    B. 12600 đồng.                C. 9900 đồng.                  D. 126000 đồng.

Câu 18. Hai cặp nhiệt điện đồng – constantant và sắt – constantan có hệ số nhiệt điện động tương ứng là α1 = 42,5 μV/K và α2 = 52 μV/K. Hiệu nhiệt độ ở đầu nóng và đầu lạnh của cặp đồng – constantan lớn hơn 5,2 lần hiệu nhiệt độ đầu nóng và đầu lạnh của cặp sắt – constantan. So sánh các suất điện động nhiệt điện E1 và E2 trong hai cặp nhiện điện này?

A. E1 = 4,25E2.              B. E2 = 4,25E1                 C. E1 = 42,5/52 E2.         D. E2 = 42,5/52 E1.

Câu 19. Một dây bạch kim ở 200C có điện trở suất . Giả thiết điện trở suất của dây bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi . Điện trở suất của dây bạch kim này ở 12200C là

A. 42,4.10-8.            B. 27,6.10-8.              C. 2,3.10-8.                D. 48,8.10-8.

Câu 20. Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong là r, mạch ngoài chỉ có một biến trở R. Tăng hoặc giảm R thì thấy công suất tiêu thụ mạch ngoài đều giảm. Hiệu suất của nguồn trước khi thay đổi R là

A. H =100%.                  B. H = 0%.                       C. H = 50%.                     D. H = 75%.

 

Câu 21. Một bình điện phân với cực dương làm bằng đồng đựng dung dịch CuSO4. Trong khoảng thời gian 16 phút 5 giây, dòng điện chạy qua bình điện phân là 0,05A. Biết rằng khối lượng mol nguyên tử của đồng A = 64 g/mol, hóa trị của đồng n = 2. Khối lượng anốt của bình điện phân giảm đi sau thời gian điện phân là

A. 0,016g.                       B. 2,653.10-4 g.                C. 0,160g.                        D. 0,032g.

Câu 22.  Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên:  ; R1 = 4 Ω; R2 = R3 = 10 Ω. Bỏ qua điện trở của ampe kế A và dây nối. Số chỉ của ampe kế là 0,6A. Giá trị điện trở trong r của nguồn điện là

A. 1,2 Ω.                                                                    B. 0,5 Ω.                          

C. 1,0 Ω.                                                                    D. 0,6 Ω.

Câu 23.  Người ta mắc hai cực của một nguồn điện với một biến trở. Thay đổi điện trở của biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy qua mạch, người ta vẽ được đồ thị như hình bên. Dựa vào đồ thị, tính suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.

  1. E = 3V, r = 0,5Ω.                                                B. E = 2,5V, r = 0,5Ω.
  2. E = 3V, r = 1Ω.                                                   D. E = 2,5V, r = 1Ω.

 

Câu 24. Một dây dẫn bọc men cách điện, đặt vào hai đầu nó một hiệu điện thế không đổi U thì cường độ dòng điện chay qua dây là I. Cắt dây này thành hai phần giống nhau, nối hai đầu chúng lại để tạo thành đoạn mạch song song rồi nối mạch với hiệu điện thế không đổi U nói trên. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi nửa đoạn dây bằng

A. .                               B. I.                                   C. .                                 D. 2I.

Câu 25.  Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện. một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bỡi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của ampc kế A như hình bên (H2). Điện trở cùa vôn kế V rất lớn. Biết R0 = 13 Ω. Giá trị trung bình của r được xác định bởi thí nghiệm này là

A. 2,5 Ω.                         B. 3,0 Ω.

C. 2,0 Ω.                         D. 1,5 Ω.

 

Câu 26.  Cho mạch điện như hình C. Nguồn có E = 12 V, r = 0,5 W. Bình điện phân B đựng dung dịch CuSO4, cực dương làm bằng kim loại đồng, có RB = 4 W. Đèn Đ có Rđ = 4 W. Ampe kế chỉ 3A. Khối lượng chất thoát ra ở điện cực sau thời gian 16 phút 5 giây và giá trị Rx lần lượt là

A. 0,96 g; 1,5 W.            B. 0,48 g; 2,0 W.

C. 0,96 g; 2,0 W.            D. 0,48 g; 1,5 W.

 

Câu 27. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó E= 6V; r= 0,5Ω; R1= 1Ω; R2 = R3= 4Ω;

R4 = 6Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 có giá trị bằng:

A. 9,6 V

B. 4,8 V

C. 3,2 V

D. 1,6 V.

 

 

Câu 28.  Cho đoạn mạch như hình vẽ. Biết , , , . Để không có dòng điện chạy qua nguồn  thì điện trở R phải có giá trị

A. 4 Ω.                            B. 0,67 Ω.

C. 2 Ω.                            D. 1 Ω.

 

Câu 29. Dùng bếp điện để đun sôi nước trong ấm. Biết nhiệt lượng hao phí trong khi đun nước tỉ lệ với thời gian đun nước. Nếu nối bếp với hiệu điện thế U1 = 220 V, thời gian nước sôi là t1 = 8 phút; còn nếu U2 = 200 V thì thời gian nước sôi là t2 = 10 phút. Hỏi nếu dùng U3 = 180 V thì thời gian nước sôi t3 có giá trị là

A. 14,53 phút.                B. 11,95 phút.                  C. 16,15 phút.                 D. 12,92 phút.

Câu 30. Bộ nguồn gồm 20 acquy giống nhau, mỗi acquy có = 2V và điện trở trong r= 0,1Ω được mắc thành x dãy, mỗi dãy có y nguồn nối tiếp. Bộ nguồn này được mắc với điện trở R= 2Ω thành mạch kín. Cường độ dòng điện cực đại chạy qua R bằng

A.5A                                B. 20A.                             C. 15A.                             D. 10A.

 

PHẦN B.TỰ LUẬN.

BÀI TOÁN ( 2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ, Biết bộ

nguồn gồm hai nguồn điện giống nhau mắc song song. Suất điện động và điện trở trong của  bộ nguồn Eb = 12V; rb = 2W. Đèn ghi (6V- 4,5W),  R1 = 40 W; Rp = 24 W là điện trở của bình điện phân

dung dịch CuSO4 với điện cực dương bằng Cu.

a) Xác định suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn điện

b) Tính điện trở tương đương của mạch ngoài và cường độ dòng

điện I chạy qua đèn Đ? Đèn Đ sáng như thế nào ?

c) Tìm khối lượng đồng bám ở catốt bình điện phân trong 30 phút.Cho đồng có A = 64 ; n = 2.

 

—HẾT—

 

 

 

 

 

 

 
 

Mã 109

 

 

 

 

 SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

(Đề kiểm tra có 3 trang)

 

KIỂM TRA KIẾN THỨC ĐỊNH KÌ LẦN I

HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2017-2018

MÔN: VẬT LÍ 11

Thời gian làm bài: 45 phút

 

 

Họ, tên học sinh………………………………………Lớp………………………………………..

Câu 1. Chọn phát biểu đúng ?

A. Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện tổng đại số các điện tích luôn dương.

B. Theo định luật bảo toàn diện tích thì trong một hệ cô lập về điện, số điện tích dương bằng số điện tích âm.

C. Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện tổng đại số các điện tích là không đổi.

D. Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện tổng đại số các diện tích luôn bằng không.

Câu 2. Một bếp điện có hiệu điện thế định mức và công suất định mức là 220V và 1100W thì điện trở của bếp điện là

A..                           &nbs

Leave a Comment