Giáo án bài ai cũng có ích môn tiếng việt sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài đọc 2: ai cũng có ích (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Đọc trôi chảy, lưu loát toàn …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài đọc 2: ai cũng có ích

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biết giọng người kể (chậm rãi, vui) với giọng nhân vật (voi con: hồn nhiên; các bạn: ngạc nhiên, thân thiện).

–           Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong bài (bận rộn, chằng chịt, chiếc mũi dài, cuốn, hớn hở,…). Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu nội dung truyện: Các con vật trong rừng đều có ích, đều làm được việc tốt nếu biết điểm mạnh của mình. Voi con lúc đầu không biết làm gì, sau đó đã biết làm việc tốt, có ích, giống như các bạn trong khu rừng.

–           Luyện tập về các kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu bộc lộ cảm xúc) và các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Cảm nhận được giọng kể chuyện vui, dí dòm.

3. Phẩm chất

–           Yêu quý các loài vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Tranh l có các con vật: gõ kiến, khỉ, sóc con. Tranh 2 xuất hiện thêm voi con. Mỗi con vật đều đang bận rộn làm việc. Các em hãy đọc để biết: Câu chuyện muốn nói điều gì?

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

 a. Mục tiêu: HS đọc bài Ai cũng có ích với giọng đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biết giọng người kể (chậm rãi, vui) với giọng nhân vật (voi con: hồn nhiên; các bạn: ngạc nhiên, thân thiện).

b. Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài đọc:

+ Giọng đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biết giọng người kể (chậm rãi, vui) với giọng nhân vật (voi con: hồn nhiên; các bạn: ngạc nhiên, thân thiện).

+ Đọc gây ấn tượng với các từ ngữ: đều bận rộn, giật, chằng chịt, vướng víu, vươn lên, cuốn, vứt ra xa, hớn hờ, thật tuyệt, dọn sạch.

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: chiếc mũi dài.

– GV nhắc cà lớp chú ý nghỉ hơi đúng ở những câu dài.

+ Khỉ con thì đu từ cây này sang cây khác, /giật những dây leo chẳng chịt xuông / để cây không vướng víu./

+ Nó liền dùng chiếc mũi dài của mình/cuốn cành cây lên,/vứt ra xa,/rồi hớn hở bảo các bạn: …

Từ đó./voi dùng chiếc mũi cùa mình / dọn sạch những cành cây khó / rơi rụng ngang dọc trong rừng. / tạo ra rất nhiều chỗ trống cho sóc trồng cây. //

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn như SGK đã đánh số.

– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: bận rộn, vướng víu, vươn lên, hớn hở.

– GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn như đã phân công.

– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

 Hoạt động 2: Đọc hiểu   

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu trong phần Đọc hiểu SGK trang 68.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc yêu cầu 4 câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Chim gõ kiến, khỉ và sóc làm gì để chăm sóc cây và trồng cây?

+ Câu 2: Điều gì đã giúp voi phát hiện ra lợi ích của chiếc mũi dài?

+ Câu 3: Voi đã dùng chiếc mũi dài làm gì để cùng các bạn trồng cây.

+ Câu 4: Câu chuyện trên nói với em điều gì? Chọn ý em thích?

a. Các con vật trong truyện đều có ích.

b. Trong cuộc sống, ai cũng có thể làm được việc tốt.

c. Biết điểm mạnh của mình thì sẽ làm được việc tốt.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hỏi – đáp và trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 69.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 1: Tìm trong bài đọc:

a. Một câu dùng để kể, có dấu chấm.

b. Một câu dùng để hỏi, có dấu chấm hỏi.

c. Môt câu dùng để bộc lộ cảm xúc, có dấu chấm than.

– GV hướng dẫn HS: Bài đọc có nhiều câu kể, mỗi em nói 1 câu kể.

– GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2: Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than?

– GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào Vở bài tập. GV phát phiếu khổ to cho 1 HS. HS làm bài trên phiếu đọc kết quả.

– GV mời một số HS trình bày kết quả.    

– HS quan sát tranh, làm quen với bài học.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc phần chú giải từ ngữ: Chiếc mũi dài là vòi voi, phần mũi rất dài của con voi, có thể cuộn tròn lại để lấy và giữ đồ vật.

– HS luyện đọc những câu dài.

– HS luyện đọc theo từng đoạn.

– HS luyện phát âm.

– HS luyện đọc theo đoạn.

– HS thi đọc trước lớp.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Để chăm sóc cây và trồng cây, chim gõ kiến đã gõ gõ, đục đục, chữa bệnh cho cây. Khỉ con đu từ cây này sang cây khác, giật những dây leo chằng chịt xuống để cây không vướng víu. Sóc con vùi những hạt thông xuống lớp đất mềm để chờ mưa đến, những cây thông non sẽ vươn lên.

+ Câu 2: Điều đã giúp voi phát hiện ra lợi ích của chiếc mũi dài: một hôm voi bị cành cây khô trên mặt đất vướng vào chân. Nó liền dùng chiếc mũi dài của mình cuốn cành cây lên, vứt ra xa; rồi nó hớn hở báo với các bạn phát hiện về chiếc mũi cái vòi của mình.

+ Câu 3: Voi dùng chiếc mũi của mình dọn sạch những cành cây khô rơi rụng ngang dọc trong rừng, tạo ra rất nhiều chỗ trống cho sóc trồng cây. Từ những chỗ đất trồng đó sẽ mọc lên nhiều mầm cây xanh tốt.

+ Câu 4: HS nói ý mình thích.

– HS trả lời: Qua câu chuyện, em hiểu Ai cũng có ích, cũng làm được việc tốt nhưng biết rõ điểm mạnh của mình, phát huy nó thì sẽ làm được nhiều việc tốt và có ích.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS trả lời:

a. Một câu dùng để kể, có dấu chấm: Trong khủ rừng nọ, các con vật đều bận rộn. Hằng ngày, chim gõ kiến đã gõ gõ, đục đục, chữa bệnh cho cây. Khỉ con đu từ cây này sang cây khác, giật những dây leo chằng chịt xuống để cây không vướng víu…

b. Một câu dùng để hỏi, có dấu chấm hỏi: Sao bây giờ bạn mới biết mình có mũi?

c. Môt câu dùng để bộc lộ cảm xúc, có dấu chấm than: Thật tuyệt!

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS làm bài vào vở.

– HS trình bày: dấu chấm – dấu hỏi – dấu chấm than.

Leave a Comment