Giáo án bài âm e , ê môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 19+20:                                        E  e   Ê   ê I. Mục tiêu Giúp HS: 1.Năng lực: + Đọc: Nhận biết và đọc đúng âm e,ê, đọc đúng tiếng từ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 19+20:                                        E  e   Ê   ê

I. Mục tiêu

Giúp HS:

1.Năng lực:

+ Đọc: Nhận biết và đọc đúng âm e,ê, đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có âm e,ê trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc

+ Viết:Viết đúng chữ e, ê; viết đúng các tiếng từ chứa e,ê

+ Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa e, ê; phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý “trên sân trường”; kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật bà, bé, và bạn bè trong mối quan hệ với bố, bà và suy đoán nội dung tranh minh họa.

2. Phẩm chất: Giúp học sinh cảm nhận tình cảm tốt đẹp gia đình, kính trọng những người trong gia đình.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên

– Nắm vững đặc điểm phát âm của âm e, ê

– Nắm vững cấu tạo, quy trình cách viết chữ ghi âm e, ê

– Hiểu về một số sự vật: bè, bé, bẽ

– Tranh trong SGK, chữ mẫu e ê

2. Học sinh

– Các kiến thức kinh nghiệm thực tế của các em

– Đồ dùng học tập

III. Hoạt động dạy học

            Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

1. Ôn và khởi động

– Cho HS đọc lại âm c và câu chứa âm c

– GV cho HS nghe lời bài hát: Em học chữ e, ê

– Các em hãy nhắc lại các âm, tiếng từ được nhắc đến trong bài

– GV nhận xét, giới thiệu bài e,ê.

2. Nhận biết

– GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Bé kể cho mẹ nghe những chuyện gì về bạn bè?

– GV chốt và nói câu về nội dung tranh theo SGK:

     Bé kể mẹ nghe về bạn bè.

– GV  đọc mẫu, chú ý các cụm từ. GV nhấn vào các tiếng chứa âm e, ê, để gây chú ý cho HS phát hiện âm.

– Vậy trong câu có tiếng nào chứa âm e, ê ?

– GV giới thiệu và ghi chữ e, ê lên bảng.

3. Đọc

* Đọc âm

 Âm e:

– GV viết chữ e lên bảng, đọc mẫu

– GV gọi HS

– GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS

Âm ê: tương tự

* Đọc tiếng

– GV cho HS ghép tiếng bé, bế trên thanh gài

– GV ghi bảng, gọi HS đánh  vần

– Gọi HS đọc trơn

– Yêu cầu HS ghép các tiếng chứa e, ê

– Nhận xét

*Đọc từ ngữ

– GV yêu cầu HS quan sát tranh nêu từ: bè, bé, bế.

– GV ghi bảng, gọi HS đánh vần- đọc trơn

– Nhận xét

4. Viết bảng

– GV treo mẫu chữ e, ê. Yêu cầu HS quan sát

+ Chữ e, ê được viết bởi những nét nào?

– GV viết mẫu, nêu quy trình viết và cách viết chữ e, ê, bè, bé, bế (cỡ vừa)

– Yêu cầu HS viết vào bảng con e, ê, bè, bé, bế (cỡ vừa)

– Theo dõi, nhận xét.            Hoạt động của học sinh

– Thực hiện theo hướng dẫn

– HS nghe

– HS trả lời: e, ê, bế, bé

– Cả lớp đọc theo ĐT

– HS nêu tiếng chứa âm e,ê

– Đọc thầm theo

– HS đọc CN- N- ĐT

– HS thực hiện

– Đọc CN- N -ĐT

– CN- ĐT

– HS thực hiện, nêu cách ghép.

– Đọc CN- ĐT

-HS quan sát.

– Trả lời theo gợi ý

-HS viết bảng con

Tiết 2

5. Viết vở

– GV hướng dẫn HS tô chữ e, ê, bè, bé, bế (cỡ vừa)

– GV quan sát giúp đỡ học sinh

– Thu và nhận xét bài.

6. Đọc câu

– GV đọc mẫu “Bà bế bé”

– Yêu cầu HS tìm tiếng có âm e,ê và  đọc

– Cho HS quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh:  Ai đang bế bé?

                Bé có thích không?..

– GV kết luận

7. Nói theo tranh

– GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS

– GV nêu câu hỏi lần lượt từng tranh

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu? Vào lúc nào?

+ Có những ai trong tranh?…

– GV chốt, thống nhất câu trả lời

VD: Tranh vẽ cảnh sân trường, vào giờ ra chơi…

– GV cho HS thực hiện theo nhóm trả lời lại các câu hỏi trên

– GV nhận xét, tuyên dương

8. Củng cố

– Cho HS đọc lại toàn bài

– Nhận xét giờ học   

– HS viết vở (chữ viết thường, cỡ chữ vừa)

– Nộp bài

– Lắng nghe

– Tìm và Đọc CN-N-ĐT

 Bà bế bé

– Thực hiện theo hương dẫn

– Nêu câu trả lời

– Lắng nghe và ghi nhớ

– HS chia nhóm và thực hiện

– Một số nhóm trình bày

– Nhận xét

-HS đọc lại toàn bài.

Leave a Comment