Giáo án bài An toàn khi sử dụng điện soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 33 An toàn khi sử dụng điện                   I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:                 + Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

33 An toàn khi sử dụng điện

 

                I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

                + Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

                + Biết sử dụng đúng cầu chì để chánh tác hại của hiện tượng đoản mạch.

                + Biết và thực hiện một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

                2. Kĩ năng:

                Sử dụng điện an toàn.

                3. Thái độ:

                – Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

                – Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.

                4. Năng lực:

                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                – Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

                – Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

                II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.

                – Học liệu: một số loại cầu chì, bộ nguồn 6v, 1 bóng đèn 6v, 1 công tắc , 5 đoạn dây, 1 bút thử điện.

                2. Học sinh:

                Đọc trước nội dung bài học.

               

                III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học hợp tác             – Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức           – Dạy học theo nhóm

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm      – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng     – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề             – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

                               

                2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (5 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động:

– HS trình bày được các tác dụng của dòng điện.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

– Giáo viên yêu cầu:

+ HS1: Kể tên các tác dụng của dòng điện và cho ví dụ thực tế.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: HS lên bảng làm bài, trả lời các câu hỏi của GV.

– Giáo viên: Theo dõi HS làm bài, trả lời hoặc đi kiểm tra dưới lớp 1 lượt.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Dựa vào phần giới thiệu như SGK.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Ta đã biết dòng điện có tác dụng sinh lý, có thể gây nguy hiểm tính mạng cho người sử dụng điện. Do đó, khi sử dụng điện phải tuân thủ các quy tắc để đảm bảo an toàn. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn. Ta nghiên cứu bài học hôm nay.               

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây ra nguy hiểm. (10 phút)

1. Mục tiêu: Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: Thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu.

– Hoạt động chung cả lớp: nêu và giải quyết vấn đề.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân: C1.

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá. – Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu: Cắm bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện để HS quan sát và trả lời nội dung câu hỏi C1.

Lắp ráp thí nghiệm như mạch điện hình 29.1

Cho HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm

– Học sinh tiếp nhận: Trả lời yêu cầu của GV.

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh:

Quan sát và trả lời C1. Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài hai đầu kia bằng kim loại của bút thử điện.

Các nhóm tiến hành mắc thử điện như hình 29.1.

Từ kết quả thí nghiệm hoàn thành phần nhận xét.

– Giáo viên: Hướng dẫn HS tìm hiểu mức độ tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

Cho HS nhắc lại giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.

– Dự kiến sản phẩm: C1.

*Báo cáo kết quả: (bảng Nội dung)

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây ra nguy hiểm

 

1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người.

Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.

 

2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.

 

I   10mA –> Gây co cơ mạnh

I   25mA –> Qua ngực gây tổn thương tim.

I   70mA  <=> U   40V làm tim ngừng đập.

 

Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người.

Hoạt động 2: Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì. (10 phút)

1. Mục tiêu: Biết sử dụng đúng cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: Quan sát thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu, nêu và giải quyết vấn đề.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

– Phiếu học tập cá nhân: C2,3,4,5.

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Cho HS đọc phần hiện tượng đoản mạch.

+ Làm thí nghiệm như hình 29.2 SGK.

Em hãy so sánh số chỉ ampe kế I1 và I2

+ Cho HS hoàn thành nội dung phần nhận xét.

Vậy hiện tượng đoản mạch có tác hại như thế nào?

+ Cho HS quan sát sơ đồ mạch điện hình 29.3

Có hiện tượng gì xảy ra với cầu chì khi đoản mạch.

+ Cho HS quan sát cầu chì thật. Hãy cho biết ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì.

+ Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C2,3,4,5.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh:

+ Đọc nội dung phần hiện tượng đoản mạch.

+ Quan sát thí nghiệm do GV làm.

+ Từ kết quả thí nghiệm:      I1 < I2

+ Hoành thành nhận xét:      Lớn hơn.

+ Nêu tác hại của hiện tượng đoản mạch.

+ Quan sát hình.

– Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ HS khi cần.

– Dự kiến sản phẩm:

C2. Khi hiện tượng đoản mạch xãy ra với mạch điện, hình 29.3, cầu chì nóng lên, chảy, đứt và ngắt mạch.

C4. Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt.

C5. Dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A.

*Báo cáo kết quả: Bên bảng Nội dung.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.

1. Hiện tượng đoản mạch (ngắt mạch)

C2. I1 >> I2

Khi bị đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn.

 

* Tác hại của hiện tượng đoản mạch: Gây tác dụng nhiệt, làm cháy vỏ bọc dây –> Gây ra hoả hoạn, làm hỏng các thiết bị điện.

 

2. Tác dụng của cầu chì.

C3. Khi đoạn mạch có cường độ dòng điện tăng, dây cầu chì nóng lên chảy ra, mạch điện bị hở.

C5. Cường độ dòng điện từ 0,1 –> 1A –> dùng cầu chì 1A hay 1,5A.

 

Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.

Hoạt động 3: Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. (10 phút)

1. Mục tiêu: Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu, nêu và giải quyết vấn đề.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

– Phiếu học tập cá nhân: C6.

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Giới thiệu một số quy tắc an toàn khi sử điện.

+ Yêu cầu HS quan sát hình 29.5a, b và cường độ dòng điện SGK.

+ Gọi HS trả lời nội dung câu hỏi C6, hình 29.5a

+ Tiếp tục gọi HS trả lời hình 29.5b,c.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh:

+ Chú ý lắng nghe và xem thông tin SGK.

+ Quan sát hình, trả lời câu hỏi.

– Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ HS khi cần.

– Dự kiến sản phẩm:

C6. Hình 29.5a lỗ dây điện có chỗ để hở, nếu vô ý chạm phải có thể gây điện giật và là nguy hiểm.

*Báo cáo kết quả: Bên bảng Nội dung.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:  III. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

 

Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

 

* Nên: – Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.

 – Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

* Không được: – tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

– chạm vào người đang bị điện giật, mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

HS nhận ra được đơn vị và kí hiệu về cường độ dòng điện. Ampe kế là gì?

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nêu và giải quyết vấn đề C6/SGK.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

Trả lời C6/SGK và các yêu cầu của GV.

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu nêu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

+ Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người. Tác dụng của cầu chì. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C6 và ND bài học để trả lời.

– Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

– Dự kiến sản phẩm: (bảng Nội dung)

*Báo cáo kết quả: C6.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: IV. Vận dụng:

 

C6.

a) Lõi dây điện có chỗ hở, người vô ý chạm phải bị điện giật —> phải ngắt điện ( ngắt cầu dao, công tắc, cầu chì)

quấn băng dính cách điện bọc kim lõi dây.

b) Cầu chì ghi 2A, dây chì 10A vượt quá xa mức quy định khi có sự cố

( đoản mạch), dây chì chưa đứt nhưng các thiết bị bảo vệ đã bị hỏng. —>

Thay dây chì 2A lắp vào nắp cầu chì.

c) Mẹ thay bóng đèn con lại đóng ngắt công tắc, mẹ đứng chân trần trên sàn

—> không an toàn về điện. Không đóng công tắc khi sửa chữa điện và phải đứng trên vật cách điện với đất khi sửa điện.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 phút)

1.Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá. – Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 29.1 -> 29.5/SBT.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu ND bài học, trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

– Giáo viên:

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..            

 

Leave a Comment