Giáo án bài an toàn khi vui chơi môn hoạt động trải nghiệm sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tuần 14          bài 8: an toàn khi vui chơi (tiếp) I.          Mục tiêu: HS có khả năng: –           Nhận diện được những nơi có nguy cơ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tuần 14          bài 8: an toàn khi vui chơi (tiếp)

I.          Mục tiêu: HS có khả năng:

–           Nhận diện được những nơi có nguy cơ không an toàn, không  nên đến gần

–           Nhận diện được những trò chơi không an toàn, không nên chơi

–           Nêu được những việc nên và không nên làm để đảm bảo vui chơi an toàn

–           Biết từ chối và khuyên bạn không nên chơi những trò chơi có thể gây ra tai nạn, thương tích

II.         CHUẨN BỊ:

1.         Giáo viên: -Bộ tranh ảnh hoặc thẻ chữ về 1 số nơi vui chơi an toàn và nơi có thể gây tai nạn thương tích

–           Bộ tranh về các trò chơi không an toàn

–           Một quả bóng nhỏ

2.         Học sinh: -Nhớ lại: Những trò chơi an toàn, những tình huống gây tai nạn, thương tích mà các em biết hoặc đã gặp phải trong thực tiễn đời sống

III.       CÁC PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:

–           Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm

IV.       CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TG                   Hoạt động của GV                Hoạt động của HS

4’        KHỞI ĐỘNG

-GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát có liên quan đến chủ đề      

-HS tham gia

20’      THỰC HÀNH

Hoạt động 3: Đưa ra lời khuyên phù hợp với các tình huống trong tranh

-GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh để nhận biết ý định của các bạn và dự đoán hậu quả nếu các bạn chơi trò đó

-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để đưa ra lời khuyên cho từng tình huống

-GV có thể mở rộng yêu cầu giả sử các em đặt mình vào vị trí bạn được rủ thì sẽ xử lí thế nào

-GV phân tích và chốt lại lời khuyên phù hợp   

-HS thực hiện theo yêu cầu

-HS thảo luận

-HS chia sẻ

-HS lắng nghe

14’      VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Không tham gia các trò chơi nguy hiểm trong cuộc sống hằng ngày

-Yêu cầu HS xem kĩ từng tranh/SGK để nhận diện rõ tình huống

-GV mời HS xung phong lên sắm vai xử lí tình huống trong đó thể hiện cả từ chối và khuyên can bạn không thực hiện trò chơi không an toàn

-Dặn dò HS tiếp tục vận dụng kĩ năng từ chối và khuyên can khi bị rủ tham gia các trò chơi không an toàn ở trường và ở nhà

Tổng kết:

-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ rút ra/ học được sau khi tham gia các hoạt động

-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu nhắc lại để ghi nhớ:

Không chơi những trò chơi không an toàn

Khi bạn rủ tham gia các trò chơi không an toàn cần từ chối và khuyên can bạn.     

-HS lắng nghe

-HS sắm vai

-HS lắng nghe, nhắc lại

2’        CỦNG CỐ – DẶN DÒ

-Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị tiết sau   

-HS lắng nghe

RÚT KINH NGHIỆM:

SINH HOẠT TẬP THỂ

Ngày dạy:……………………….

I.Mục tiêu:

– Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.

– GDHS chủ đề 4 “An toàn cho em”

– Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

– Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.

– Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.

II.Đồ dùng dạy – học:

–           GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…

–           HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.

III. Các hoạt động dạy – học:

TG       Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của HS

1.Ổn định tổ chức:

– GV  mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau

a/ Sơ kết tuần học

* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.

*Cách thức tiến hành:

– CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.

– Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.

Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.

– CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).

– CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).

– CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:

+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.

+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.

+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).

+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.

– CTHĐTQ: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.

– CTHĐTQ: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình.

b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới

* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.

*Cách thức tiến hành:

– CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện.

– Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban.

– CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới.

– Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới.

Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện.

– CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban.

Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)

– CTHĐTQ: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.

– CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

– Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. 

-HS hát một số bài hát.

-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.

– CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp.

– HS nghe.

–  HS nghe.

– Các ban thực hiện theo CTHĐ.

– Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.

3. Sinh hoạt theo chủ đề

-Gv yêu cầu HS chia sẻ việc đã vận dụng những hiểu biết và kĩ năng đã thu hoạch vào thực tiễn đời sống ở nhà trường và gia đình, xã hội hằng ngày như thế nào? Cụ thể là:

+Hãy kể những trò chơi an toàn em đã tham gia

+GV khuyến khích HS kể xem em đã:

•           Từ chối khi được rủ tham gia trò chơi không an toàn như thế nào?

•           Khuyên can bạn không chơi trò chơi không an toàn như thế nào?

-GV lưu ý HS kể rõ cách từ chối và khuyên bạn như thế nào, có sức thuyết phục hay không, qua đó rèn kĩ năng kiên định và kĩ năng thuyết phục cho HS

-GV sử dụng kĩ thuật ném bong tuyết để lôi cuống mọi người cùng tham gia

-Yêu cầu HS lắng nghe tích cực và có thể đặt câu hỏi cho bạn nếu có gì chưa rõ, hoặc thắc mắc

-GV tổng kết những chia sẻ của HS và khen ngợi các em đã tích cực vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống          

-HS thực hiện theo yêu cầu

-HS lắng nghe xem những trò chơi đó đã thực sự an toàn chưa, có những điều gì cần chú ý khi tham gia những trò chơi đó để đảm bảo an toàn

– HS chia sẻ

-Lắng nghe, đặt câu hỏi

ĐÁNH GIÁ

a)         Cá nhân tự đánh giá

GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ dưới đây:

-Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:

+Tham gia trò chơi an toàn

+Từ chối sự rủ rê tham gia những trò chơi nguy hiểm

-Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên

-Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thường xuyên

b) Đánh giá theo tổ/ nhóm

-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,… hay không

c) Đánh giá chung của GV

GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung      

-HS tự đánh giá

-HS đánh giá lẫn nhau

-HS theo dõi

1 phút 4. Củng cố – dặn dò

– Nhận xét tiết học của lớp mình.

– GV dặn dò nhắc nhở HS  

           

Leave a Comment