Giáo án bài an toàn khi vui chơi môn tự nhiên xã hội sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 8: an toàn khi vui chơi I. Mục tiêu: HS có khả năng: – Nhận diện được những nơi có nguy cơ không an toàn, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 8: an toàn khi vui chơi

I. Mục tiêu: HS có khả năng:

– Nhận diện được những nơi có nguy cơ không an toàn, không  nên đến gần

– Nhận diện được những trò chơi không an toàn, không nên chơi

– Nêu được những việc nên và không nên làm để đảm bảo vui chơi an toàn

– Biết từ chối và khuyên bạn không nên chơi những trò chơi có thể gây ra tai nạn, thương tích

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: -Bộ tranh ảnh hoặc thẻ chữ về 1 số nơi vui chơi an toàn và nơi có thể gây tai nạn thương tích. Bộ tranh về các trò chơi không an toàn

–           Một quả bóng nhỏ

Học sinh: – Nhớ lại: Những trò chơi an toàn, những tình huống gây tai nạn, thương tích mà các em biết hoặc đã gặp phải trong thực tiễn đời sống.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:

–           Phương pháp tổ chức: động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, thực hành, suy ngẫm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

            Hoạt động của GV                Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG- KIỂM TRA BÀI CŨ.

Tiết trước các em học bài gì?

– GV tổ chức cho HS hát bài

-GV nhận xét những tình huống HS vừa kể trong trò chơi và chốt lại: Nếu không cẩn thận, các em sẽ rất dễ bị tai nạn, thương tích trong khi vui chơi. Vì vậy, chúng ta phải biết vui chơi an toàn.      

– Bài Kính yêu thầy cô.

-HS tham gia

2. KHÁM PHÁ.

Hoạt động 1: Xác định hành động an toàn và không an toàn khi vui chơi

Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.

-Yêu cầu HS quan sát 6 tranh trong SGK để xác định những nơi vui chơi an toàn và không an toàn

? Tranh nào thể hiện vui chơi an toàn? Tranh nào vui chơi chưa an toàn?

? Theo các em đá bóng ở khu vực nào là an toàn.

? Việc làm của các bạn trong tranh 2,4,6 có thể dẫn đến hậu quả gì?

Bước 2: Làm việc chung cả lớp.

-GV yêu cầu đại diện nhóm nêu tranh thể hiện: – YCHS nhận xét- bổ sung (nếu có)

– GV khuyến khích HS nêu hậu quả của các hành động trong tranh 2,4,6 và ghi nhận tất cả các ý kiến của HS.

– GV KL: Các em nên tránh xa các trò chơi không an toàn ở tranh 2,4,6 và học tập các bạn ở trong tranh 5,3,1.

Hoạt động 2: Kể  những trò chơi an toàn, không an toàn em đã tham gia

– GV khuyến khích HS nêu thêm những hành động vui chơi an toàn, hành động vui chơi không an toàn mà các em đã tham gia

– GV khuyến khích HS nhớ lại những gì đã học để xác định những trò chơi không an toàn mà các em đã chơi, hoặc các bạn khác đã chơi

– GV ghi lại những trò chơi không trùng lặp mà HS đã nêu lên bảng

-GV bổ sung thêm những trò chơi không an toàn (qua trình chiếu hình ảnh) và chốt lại. Có rất nhiều trò chơi nhưng các em nên tham gia trò chơi an toàn.

– Hỏi: +Em sẽ làm gì nếu được rủ tham gia những trò chơi không an toàn?

+Nếu chỉ từ chối để giữ an toàn cho bản thân thì đã đủ chưa? Chúng ta có cần giữ an toàn cho bạn không? Nếu có thì em nên làm gì? 

-HS thực hiện theo yêu cầu

– Tranh 1,3,5 thể hiện vui chơi an toàn. Tranh 2,4,6 vui chơi chưa an toàn.

– Đá bóng ở các bãi tập, sân bóng mi ni, không đá bóng ở sân trường, long đường , hè phố rất nguy hiểm cho mọi người,…

– Việc làm của các bạn trong tranh 2 có thể ngã gãy tay, chân hoặc nguy hiểm đến tính mạng

T4: Có thể làm bạn gái ngã

T6: Bạn gái có thể ngã gãy tay, chân…

– Đại diện nhóm chia sẻ.

HS lắng nghe tích cực

-HS chia sẻ

* Trò chơi an toàn: Đọc sách, nhảy dây, đá cầu, kéo co, đá bóng,…

* Trò chơi chưa an toàn.

– Trèo cây

– Trèo lan can

– Trượt cầu thang

– Nhảy từ trên cao xuống.

– Ngồi trên bậu cửa

– Chạy đuổi nhau

-Lấy gậy chọc hoặc lấy đá ném tổ ong

– Trêu chọc chó, mèo

+ Em sẽ từ chối không tham gia những trò chơi không an toàn.

3. Tổng kết:

-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều đã học và cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động

-HS lắng nghe

4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ

-Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị tiết sau   

-HS lắng nghe

Leave a Comment