Kéo xuống để xem hoặc tải về!
TUẦN 3: an toàn mỗi ngày
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
Mục tiêu chính:
+ Hướng vào bản thân
– Hình thành được một số thói quen, nếp sống sinh hoạt và kỹ năng tự phục vụ.
– Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân, phù hợp với lứa tuổi.
– Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện một số hành vi tự bảo vệ.
– Tham gia tích cực, chia sẻ và hỗ trợ bạn trong hoạt động.
– Đánh giá hoạt động của bản thân, nhóm, lớp.
Mục tiêu tích hợp:
+ Hướng đến xã hội
– Thể hiện tình yêu thương các thành viên trong gia đình, với thầy cô, bạn bè bằng lời nói, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
– Biết tham gia giữ gìn nhà cửa gọn gàng, trường lớp sạch đẹp.
+ Hướng đến tự nhiên
– Nhận biết được thế nào là môi trường xung quanh sạch, đẹp và chưa sạch, chưa đẹp.
– Thực hiện được một số việc làm phù hợp lứa tuổi để giữ gìn môi trường xung quanh khi học tập, sinh hoạt ở nhà, ở trường.
2. Phẩm chất:
– HS chăm chỉ, có nền nếp trong học tập, sinh hoạt hằng ngày.
– Biết chọn lọc những việc cần làm ở nhà.
– ý thức, trách nhiệm trong việc tự chăm sóc bản thân, giữ an toàn cho bản thân trong sinh hoạt, học tập.
– Biết yêu quí, tôn trọng bản thân, bạn bè.
– Trung thực trong đánh giá và tự đánh giá
Chuẩn bị:
Giáo viên: tranh (thời khóa biểu) , tranh hình, (các trò chơi dân gian), bộ hình (bìa SGK và đồ dùng học tập), những sticker trái tim, hình ảnh về các cột của thời khóa biểu, các dụng cụ để chơi.
Học sinh: SGK, vở bài tập, thẻ gương mặt cảm xúc, đồ chơi.
Hoạt động dạy học:
Bước Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của
Học sinh
1. Khởi động – GV cho học sinh 1p để tự suy nghĩ về những việc nên hoặc không nên làm khi ở trường và ở nhà.
– Chia lớp thành các nhóm 4 đứng thành 1 vòng tròn.
– Tổ chức trò chơi “Truyền gấu bông”, Gv mở nhạc, các nhóm truyền khi nhạc ngừng gấu đang ở nhóm nào nhóm đó nói 1 hành vi nên hoặc không nên khi ở nhà và ở trường.
– GV giới thiệu bài – Suy nghĩ
– Thực hiện
– Tham gia trò chơi
2. Khám phá – Gv giữ nguyên các nhóm, cho mỗi nhóm lên bốc thăm một trong bốn tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tranh vẽ gì?
2. Việc đó có nên làm hay không? Vì sao?
3. Nếu không nên thì có cách nào khác để giải quyết?
– GV tổ chức hoạt động “Sẻ chia” hãy kể lại một vụ tai nạn đối với một người mà em biết và cho biết cảm xúc của em như thế nào trước tai nạn ấy?
– Làm gì để chuyện đó không xảy ra? – Thực hiện và thảo luận.
– Trình bày, nhận xét, bổ sung.
– Lắng nghe
– Trả lời
3. Luyện tập – GV cho học sinh chia sẻ hiểu biết của mình bằng lời song song với hành động về một số kĩ năng:
1. Đội mũ bảo hiểm
2. Sử dụng kéo
3. Dán băng cá nhân khi bị trầy xước
4 Rửa tay an toàn/ đeo khẩu trang
– GV làm mẫu
– GV quan sát, ghi nhận – Trả lời, nhận xét, bổ sung
– Thực hiện, luyện tập
4. Mở rộng – Quan sát tranh, cho biết tranh vẽ gì và nêu nhận xét của bạn về hành vi ấy.
– Nhóm bốc thăm tình huống và sắm vai giải quyết tình huống đó.
– GV chốt ý – Trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Thảo luận, trình diễn, bình chọn.
5. Đánh giá – GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo bảng trong SGK.
– GV nhận xét, khen ngợi những HS tích cực, có mạnh dạn khi tham gia học tập, động viên khuyến khích HS tham gia. – Giơ thẻ gương mặt cảm xúc
Kết nối – GV khuyến khích HS về nhà luyện tập một số kĩ năng an t