Giáo án bài ANKAĐIEN theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 7 ANKAĐIEN. Ngày :                                                I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  Cho học sinh hiểu và biết: – Khái niệm về ankadien: CT chung, đặc điểm cấu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

7 ANKAĐIEN.

Ngày :                                               

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:  Cho học sinh hiểu và biết:

– Khái niệm về ankadien: CT chung, đặc điểm cấu tạo, phân loại đồng đẳng, đồng phân và danh pháp. Tính chất của các ankadien tiêu biểu : buta-1,3-dien và isopren.

– Phương pháp điều chế và ứng dụng của ankadien.

– Phản ứng của ankadien xảy ra theo nhiều hướng hơn anken.

2. Kĩ năng: Viết  được các phương trình hóa học liên quan.

3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

II. Thiết bị và học liệu

Chuẩn bị:   Giáo án và hệ thống các bài tập

III.  Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC  NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên kiểm tra bài cũ

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

GV đặt câu hỏi: Nêu tính chất hoá học cơ bản của anken?             HS trả lời

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: – Khái niệm về ankadien: CT chung, đặc điểm cấu tạo, phân loại đồng đẳng, đồng phân và danh pháp. Tính chất của các ankadien tiêu biểu : buta-1,3-dien và isopren.

– Phương pháp điều chế và ứng dụng của ankadien.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung trọng tâm của bài học

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

1. Từ định nghĩa hãy viết một vài CTCT của các ankadien ?

2. Theo cách gọi tên đã học , thay en bằng adien, hãy gọi tên các chất bên ?

3. Đưa ra công thức chung của dãy đồng đẳng này ?

4. Nêu các ví dụ các ankadien ở các loại khác nhau ?

5. Nhắc lại các phản ứng xảy ra đối với anken và suy ra cho ankadien ?

6. Viết các phản ứng xảy ra khi cho buta-1,3-dien tác dụng với H2 (Ni, t0), Br2 (1:1 và 1:2), HCl (1:1 và 1:2) và gọi tên các sản phẩm ?

7. Viết phản ứng trùng hợp isopren , phản ứng cháy tổng quát của dãy này ?      

Học sinh viết, giáo viên kiểm tra lại.

học sinh nhắc lại cách gọi tên anken đã học và gọi tên các ankadien, giáo viên cùng cả lớp kiểm tra.

 

CnH2n-2 với n ≥ 3

Học sinh nêu, giáo viên kiểm tra lại.

Các ankadien có 2 liên kết đôi nên giống anken ở các phản ứng như cộng, trùng hợp, oxi hóa, tuy nhiên phản ứng xảy ra với tỷ lệ khác nhau, sản phẩm sẽ nhiều hơn.

 

* + 2H2 -Ni,t0-> butan.

* + Br2 –>

        3,4-dibrombut-1-en.

  và  1,4-dibrombut-2-en.

* +2Br2 –>

1,2,3,4-tetrabrombutan.

* + HCl –>

     3-clobut-1-en.

và 1-clo-but-2-en.

* + 2HCl –> ….

   Học sinh viết và giáo viên kiểm tra lại. 

I Định nghĩa và phân loại:

1. Định nghĩa: (diolefin)

* Ankadien là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết đôi.

* Ví dụ :

CH2=C=CH2 : propadien.

CH2=C=CH-CH3 : buta-1,2-dien.

CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-dien.

CH2=C(CH3)-CH=CH2 :

        2-metylbuta-1,3-dien (isopren)

* Công thức chung : CnH2n-2 với n ≥ 3.

2. Phân loại:

a. Ankadien có 2 liên kết đôi kề nhau.

Ví dụ:…

b. Ankadien có 2 liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn (liên hợp)

Ví dụ :…

c. Ankadien có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lên.

* Các ankadien liên hợp như buta-1,3-dien , isopren có nhiều ứng dụng.

 

II. Tính chất hóa học:

1. Phản ứng cộng: Tùy vào điều kiện : tỷ lệ số mol, nhiệt độ , phản ứng cộng xảy ra ở 1 liên kết đôi hoặc cả 2.

a. Cộng H2: (Ni, t0) tạo h/c no.

b. Cộng halogen:

* Với dd Br2,

-800C sản phẩm chính là cộng 1,2.

400C sản phẩm chính là cộng 1,4.

* Với dd Br2 dư, cộng vào cả 2 liên kết đôi.

c. Cộng hidrohalogenua:

– 800C sản phẩm chính là cộng 1,2…. tương tự cộng dd Br2 .

2. Phản ứng trùng hợp:

Trong đk thích hợp các ankadien có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp, chủ yếu theo hướng 1,4.

VD: CH2=CH-CH=CH2 – t0,p,Na->

                     (-CH2-CH=CH-CH2-)n.

                          cao su buna.

3. Phản ứng oxi hóa:

a. Oxi hóa hoàn toàn : (cháy).

b. Oxi hóa không hoàn toàn: Các ankadien cũng làm mất màu dd thuốc tím giống anken. (dùng nhận biết)

III. Điều chế:

1, buta-1,3-dien : từ butan hoặc butylen :

CH3-CH2-CH2-CH3 -t0,xt->

               CH2=CH-CH=CH2 + 2H2.

2, isopren từ isopentan:

CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 -t0,xt->

              CH2=C(CH3)-CH=CH2 +2H2

IV. Ứng dụng:

– Làm nguyên liệu.

– Sản xuất cao su.

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.

c. Sản phẩm: Học sinh  làm bài tập của giáo viên giao cho

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.

Câu 1: Số liên kết σ trong 1 phân tử buta-1,2- đien là

A.8   B. 7   C. 6   D. 9

Đáp án: D

Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2 = CH – CH2 – CH3    B. CH3 – CH – C(CH3)2.

C. CH3 – CH = CH – CH = CH2   D. CH2 = CH – CH = CH2

 

Đáp án: C

Câu 3: Cho buta 1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là

A.3   B. 1   C. 2   D. 4

 

Đáp án: A

Câu 4: Cho isopren phản ứng cộng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1. Số sản phẩm tối đa thu được có công thức phân tử C5H8Br2 là

A.5   B. 2   C. 3   D. 4

 

Đáp án: D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng

c. Sản phẩm: Học sinh  làm bài tập của giáo viên giao cho

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.

 

a) Khi cho isopren tác dụng với brơm theo tỉ lệ 1:1 thì số sản phẩm tối đa thu được là:

                                A. 2                        B. 3                         C.4                          D.5

                                ,        và 

b) Viết PTHH điều chế buta-1,3 – đien từ but- 1-en

                                CH2 = CH – CH2 – CH3  CH2 = CH – CH = CH2 + H2

Leave a Comment