Giáo án bài Anken theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 5 ANKEN   I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Cho học sinh hiểu và biết: – Cấu tạo , danh pháp , đồng phân và tính …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

5 ANKEN

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:  Cho học sinh hiểu và biết:

– Cấu tạo , danh pháp , đồng phân và tính chất của anken.

– Phân loại ankan và anken bằng phương pháp hóa học.

– Giải thích được vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan, anken có thể tạo polime.

2. Kĩ năng:

– Viết được các đồng phân cấu tạo, các phương trình phản ứng hóa học của anken.

– Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập nhận biết.

3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

II. Thiết bị và học liệu

Ống nghiệm, cặp ống nghiệm, giá đỡ. Khí etylen, dung dịch brôm, dung dịch thuốc tím.

III.  Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC  NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

Gv dẫn dắt vào bài :chiếu một đoạn phim giới thiệu những ứng dụng  của anken,…           HS lắng nghe

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: – Viết được các đồng phân cấu tạo, các phương trình phản ứng hóa học của anken.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

1. Viết công thức phân tử của etylen và các đồng đẳng của nó ? Từ dãy các chất đó, nêu công thức chung của dãy đồng đẳng này?

2. Quan sát mô hình phân tử C2H4 và C3H6 từ đó nêu định nghĩa anken ?

 

3. Viết CTCT của phân tử C4H8 và xét xem có CT nào có đồng phân hình học không ?

4. Gọi tên thay thế của các CT trên ?

5. Viết CTCT của chất có tên: 3-metylpent-2-en ?

6. Tham khảo SGK, nêu các tính chất vật lí của anken ?

7. Viết phản ứng cộng của propen với Cl2, H2, H2O ? Gọi tên các sản phẩm thu được ?

8. Phát biểu quy tắc cộng Maccopnhicop ?

* C2H4, C3H6, C4H8…

* CT chung :

        CnH2n với n ≥ 2.

* là hidrocacbon mạch hở, phân tử có 1 liên kết đôi.

* Các CTCT:

(1) CH2=CH-CH2-CH3.

(2) CH3-CH=CH-CH3.

(3) CH2=C(CH3)-CH3.

* (2) có đồng phân hình học.

(1) but-1-en.

(2) but-2-en.

(3) 2-metylprop-1en.

CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH3

 Học sinh nêu, giáo viên bổ sung thêm.

*

CH2=CH-CH3 + Cl2 –>

              CH2Cl-CHCl-CH3.

               (1,2-diclopropan)

CH2=CH-CH3 + H2 -Ni,t0->

                CH3-CH2-CH3.

                  (propan)

CH2=CH-CH3 + H2O -H+->

             CH3-CH(OH)-CH3.

    izopropylic hoặc propan-2-ol

 

Trong phản cộng HX vào liên kết đôi, phần mang điện dương (H+) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp (có nhiều H hơn) , còn phần mang điện âm (X-) cộng vào C bậc cao hơn (có ít H hơn).           

I Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:

1. Dãy đồng đẳng anken: (olefin)

* C2H4, C3H6, C4H8…lập thành dãy đồng đẳng anken .

* Anken là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi hay diolefin.

* Công thức chung : CnH2n với n ≥ 2.

 

2. Đồng phân:

a. Đồng phân cấu tạo: Bắt dầu từ C4H8 trở đi có đồng phân anken.

Ví dụ: C4H8 có các đồng phân cấu tạo:

(1) CH2=CH-CH2-CH3.

(2) CH3-CH=CH-CH3.

(3) CH3-C(CH3)=CH2.

b. Đồng phân hình học:

* abC = Ccd điều kiện để có đồng phân hình học là a ≠ b và c ≠ d.

* Đồng phân hình học có mạch chính nằm cùng một phía của liên kết đôi gọi là cis, ngược lại gọi là trans.

Vd : But-2-en có 2 đồng phân hình học là cis but-2-en và trans but-2-en.

3. Danh pháp:

a. Tên thông thường: Giống ankan, thay đuôi an bằng ilen.

VD:

CH2=CH2 : etilen

CH2=CH-CH3 : propilen.

Một số ít anken có tên thông thường.

b. Tên thay thế: Giống ankan, thay đuôi an bằng en. (tham khảo bẳng 6.1)

* Từ C4H8 trở đi có đồng phân nên có thêm số chỉ vị trí nối đôi trước en.

VD:

CH2=CH-CH(CH3)2: 3-metylbut-1-en.

 * Đánh số ưu tiên vị trí nhóm chức.

II. Tính chất vật lí:

Tương tự ankan , tham khảo bảng 6.1.

 

III. Tính chất hóa học:

Đặc trưng là phản ứng cộng để tạo hợp chất no.

1. Phản ứng cộng:

a. Cộng H2: xt Ni, t0.

CH2=CH2 + H2 -Ni,t0-> CH3-CH3.

b. Cộng Halogen:

CH2=CH2 + Br2 –> BrH2C-CH2Br.

c. Cộng HX:  (X là OH, Cl, Br…)

CH2=CH2 + HCl –> CH3-CH2Cl.

* Với hợp chất ≥ 3C cộng HX tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop .

"Trong phản cộng HX vào liên kết đôi, phần mang điện dương (H+) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp (có nhiều H hơn) , còn phần mang điện âm (X-) cộng vào C bậc cao hơn (có ít H hơn)".

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.

c. Sản phẩm: Học sinh  làm bài tập của giáo viên giao cho

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.

Câu 1: Chất X có công thức CH3 – CH(CH3) – CH = CH2. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-3-en   B. 3-metylbut-1-in.

C. 3-metylbut-1-en   D. 2-metylbut-3-in

Đáp án: C

Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. but-1-en   B. but-2-en.

C. 1,2-dicloetan   D. 2-clopropen

 

Đáp án: B

Câu 3: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2 = CH – CH2 – CH3   B. CH3 – CH – C(CH3)2.

C. CH3 – CH = CH – CH2 – CH3   D. (CH3)2 – CH – CH = CH2

 

Đáp án: C

Câu 4: Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?

A.2    B. 4    C. 3    D. 5

 

Đáp án: C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng

c. Sản phẩm: Học sinh  làm bài tập của giáo viên giao cho

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.

So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa.

Lời giải:

– Về đặc điểm cấu tạo: Khác với ankan là phân tử chỉ chứa liên kết σ, phân tử anken còn có chứa 1 liên kết π kém bền, dễ gẫy.

– Do đó về tính chất hóa học cũng không giống với ankan là cho phản ứng thế là phản ứng đặc trưng, anken cho phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng

Ví dụ:

C2H4 + H2→C2H6 (xúc tác : Ni)

C2H4 + Br2→C2H4Br2

C2H4 + HBr→C2H5Br

Ngoài ra anken còn cho phản ứng trùng hợp phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím.

Leave a Comment