Giáo án bài ANKIN theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 9 ANKIN. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  Cho học sinh hiểu và biết: – Khái niệm về ankin: CT chung, đặc điểm cấu tạo, phân …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

9 ANKIN.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:  Cho học sinh hiểu và biết:

– Khái niệm về ankin: CT chung, đặc điểm cấu tạo, phân loại đồng đẳng, đồng phân và danh pháp. Tính chất của ankin và ứng dụng của chúng.

– Nắm được phản ứng thế của H ở các ank-1-in.

2. Kĩ năng: Viết  được các phương trình hóa học liên quan.

3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

II. Thiết bị và học liệu

Chuẩn bị:   Giáo án và hệ thống các bài tập

III.  Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC  NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung trọng tâm của bài học

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

Gv chiếu mô hình phân tử axetilen, từ đó dẫn dắt vào bài mới ? HS lắng nghe

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: – Khái niệm về ankin: CT chung, đặc điểm cấu tạo, phân loại đồng đẳng, đồng phân và danh pháp. Tính chất của ankin và ứng dụng của chúng.

– Nắm được phản ứng thế của H ở các ank-1-in.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung trọng tâm của bài học

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

 

1. Từ định nghĩa hãy viết một vài công thức  của các chất trong dãy đồng đẳng ankin ?

2. Hãy viết các đồng phân của phân tử C4H6 ?

4. Gọi tên thông thường và tên thay thế của các đồng phân đã viết ở trên ?

5. Tham khảo SGK, nêu các tính chất vật lí của ankin ?

6. Nhắc lại các phản ứng xảy ra đối với anken và suy ra cho ankin ?

7. Viết các phản ứng xảy ra khi cho axetilen phản ứng với H2 (Ni, t0), Br2 (1:1 và 1:2), HCl (1:1 và 1:2) và gọi tên các sản phẩm ?

8. Hãy nhắc lại quy tắc cộng Maccopnhicop?

* Quan sát thí nghiệm của giáo viên, nêu hiện tượng và giải thích ?

9. Viết phản ứng thế xảy ra khi cho axetilen tác dụng với dd AgNO3 trong dd NH3 ?

10. Viết phản ứng cháy tổng quát của dãy đồng đẳng này bà nêu nhận xét ?        

Các ankin có 1 liên kết ba nên giống anken ở các phản ứng như cộng, trùng hợp, oxi hóa, tuy nhiên phản ứng xảy ra với tỷ lệ khác nhau, sản phẩm sẽ nhiều hơn.

 

* + 2H2 -Ni,t0-> etan.

* + Br2 –>

        1,2-dibrometen.

* +2Br2 –>

1,2,3,4-tetrabrometan.

* + HCl –>

     cloeten hay vinyl clorua.

* + 2HCl –> 1,1-dicloetan.

  

Học sinh nhắc và cả lớp bổ sung.

* Có kết tủa vàng xuất hiện.

* Do phản ứng thế xảy ra tạo axetilua bạc có màu vàng.

* Phản ứng:

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3–>

   AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3.

* CnH2n-2 + (3n-1)/2O2 -t0->

               nCO2 + (n-1)H2O.

Số mol CO2 sinh ra lớn hơn của nước.    

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

1. Dãy đồng đẳng ankin:

* Ankin là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết ba.

* Ví dụ :

CH≡CH, CH3-C≡CH… C5H8…

* CT chung : CnH2n – 2 với n ≥ 2.

2. Đồng phân:

* Bắt đầu từ C4H6 trở đi có đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân mạch cacbon. (tương tự anken)

* Ví dụ:…

3. Danh pháp:

a. Tên thông thường:

Vd: HC = CH : axetilen.

HC = C – CH2-CH3 : etylaxetilen

* Tên gốc ankyl liên kết với C liên kết ba + axetilen.

b. Tên thay thế:

Đọc tương tự tên anken, thay chức en bằng in, đánh số phía gần liên kết ba.

II. Tính chất vật lí:

(SGK)

III.Tính chất hóa học:

1. Phản ứng cộng: Tùy vào điều kiện , có thể cộng 1 hay 2 phân tử tác nhân .

a. Cộng H2: (Ni, t0) tạo anken sau đó tạo hợp chất no.

* Khi dùng Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4 làm xúc tác , phản ứng chỉ tạo anken. 

b. Cộng halogen: (Cl2, Br2)

Phản ứng xảy ra theo 2 giai đoạn liên tiếp, tùy vào tỷ lệ phản ứng.

c. Cộng HX:(X là OH, Cl, Br. CH3COO…)

* Phản ứng xảy ra theo 2 giai đoạn liên tiếp.

* Khi có xt thích hợp , ankin tác dụng với HCl tạo dẫn xuất mono clo :

Vd : C2H2 + HCl -HgCl2,150-200độ C->

                              (vinyl clorua) C2H3Cl

* Phản ứng cộng HX tuân theo qui tắc cộng Maccopnhcop.

* Phản ứng cộng H2O chỉ xảy ra với tỷ lệ 1:1 tạo andehit hoặc xeton.

2. Phản ứng dime và trime hóa:

*  2C2H2 -xt,t0-> C4H4

                      (vinyl axetilen)

*  3C2H2 -600độC, bộtC-> C6H6

Là một loại phản ứng cộng HX vào liên kết ba, với HX là H-C2H.

3. Phản ứng thế bằng ion kim loại:

* Nguyên tử H của C liên kết ba linh động cao hơn các nguyên tử khác, nên dễ bị thay thế bởi ion kim loại.

* Đây là phản ứng đặc trưng cho các ank-1-in.

4. Phản ứng oxi hóa:

a. OXH hoàn toàn (cháy): tỏa nhiều nhiệt.

b. OXH không hoàn toàn: Tương tự anken và ankadien, các ankin cũng làm mất màu dd thuốc tím.

IV. Điều chế :

* PTN:

CaC2 + 2H2O –> C2H2 + Ca(OH)2.

* CN:

   2CH4 -1500độ C-> C2H2 + 3H2.

IV. Ứng dụng:

Làm nhiên liệu và nguyên liệu.

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.

c. Sản phẩm: Học sinh  làm bài tập của giáo viên giao cho

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.

Câu 1: Chất X có công thức: CH3 – CH(CH3) – C CH. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-2-en       B. 3-metylbut-1-in

C. 3-metylbut-1-en       D. 2-metylbut-3-in

Đáp án: B

Câu 2: Số liên kết σ trong mỗi phân tử etilen; axetilen;buta-1,2- đien lần lượt là

A. 3; 5; 9   B. 5; 3; 9    C. 4; 2; 6    D. 4; 3; 6

 

Đáp án: B

Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa?

A. CH3 – CH = CH2       B. CH2 – CH – CH = CH2.

C. CH3 – C ≡ C – CH3    D. CH3 – CH2 – C ≡ CH2

 

Đáp án: D

Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 ?

A.3    B. 2    C. 4    D. 1

 

Đáp án: B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng

c. Sản phẩm: Học sinh  làm bài tập của giáo viên giao cho

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.

Viết đồng phân, gọi tên akin có CTPT C6H10 ?

Leave a Comment