Giáo án bài Axit bazo muối thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 9 Axit bazo muối   Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp:9 Thời gian thực hiện: 2 tiết                 TIẾT 1 I. MỤC TIÊU 1. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

9 Axit bazo muối  

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp:9

Thời gian thực hiện: 2 tiết

                TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

HS hiểu và biết:

                 – Cách phân loại axit, bazơ thành phần hoá học và tên gọi của chúng.

                – Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử HS liên kết với gốc axit (các nguyên tố H có thể thay thế bằng kim loại).

                 – Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.

2. Về năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học              – Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

– Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên:

                – Tên các hợp chất vô cơ.

2. Học sinh:

– Đọc bài mới trước.

II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1’)

2. Kiểm tra miệng

– Nêu tính chất hoá học của nước và viết các phản ứng minh hoạ

3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS      NỘI DUNG

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới.

b. Nội dung:  Giáo viên giới thiệu về bài “axit, bazơ, muối”.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

GV: Trong bài ngày hôm trước chúng ta đã tìm hiểu tính chất nước tác dụng với oxit  axit, oxit bazơ tạo ra axit, bazơ tương ứng. Vậy axit, bazơ là gì, phân loại gọi tên ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay

Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức (35’)

Hoạt động 2.1: Axit

a. Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa axit, phân loại, gọi tên.

b. Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

c. Sản phẩm: Khái niệm axit, công thức, phân loại, đọc tên axit.

d. Tổ chức thực hiện: –  Vấn đáp –  Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết để học sinh tìm ra kiến thức mới.

Yêu cầu HS lấy ví dụ về một số axit đã biết.

? Em hãy nhận xét điểm giống và khác nhau trong các thành phần phân tử  trên.

– Từ nhận xét hãy rút ra định nghóa về axit.

– Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử  kim loại.

– Nếu gốc axit là A với hoá trị là n à em hãy rút ra công thức chung của axit.

– GV tiếp tục đặc câu hỏi

– Hướng dẫn HS làm quen với một số gốc axit ở bảng phụ lục 2/156 à viết công thức của axit.

– GV:giới thiệu.

Gốc axit.- NO3 (nitrat). = SO4 (sunfat).

º PO4 (photphat).

Tên axit: HNO3(a. nitric).H2SO4 (a. sunfuric).H3PO4 (a. photphoric).

Cách đọc tên ?

Nguyên tắc:       

Chuyển đuôi at à ic.

Chuyển đuôi it  à ơ.

Vấn đề: = SO3 : sunfit.

   Hãy đọc tên axit tương ứng.

-Yêu cầu HS: đọc tên các axit: HBr, HCl.

– Chuyển đuôi “hidric”→ “ua”.

     – Br: Bromua              

     – Cl: clorua

  Tên gọi chung

 Bài tập 1: Viết công thức hoá hóa học của các axit sau:

– Axit sunfuhidric. -axit cacbonic -axit photphoric.

– GV ghi nội dung lên bảng, cho HS tham khảo, tìm hiểu

-Yêu cầu hs thực hiện.   HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4

– Giống: đều có nguyên tử H.

– Khác: các nguyên tử H liên kết với các nhóm nguyên tử (gốc axit) khác nhau.

– Phân tử axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H  liên kết với gốc axit.

– Công thức chung axit

HnA

– HS trả lời câu hỏi do Gv đặc ra.

– Dựa vào thành phần có thể chia axit thành 2 loại:

+Axit không có oxi.

+Axit có oxi.

à Hãy lấy ví dụ minh họa?

H2SO3 : axit sunfurơ

-Axit không có oxi

-Axit bromhiđic.

-Axit clohiđric

H3PO4(axitphotphoríc)

– HCl( axitclohiđríc)

-H2SO3 (axit sunfurơ)

HS : – Cl : HCl (Axitclohiđríc)

 = SO3 :H2SO3 (Axitsunfurơ)

 = SO4 : H2SO4 (Axitsunfuríc )

= S:H2S

(Axitsunfuhiđric )

– NO3 : HNO3

  (Axit nitric)        I. Axit.

1. khái niện:Phân tử axít gồm một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axít, các nguyên tử hiđrô này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

2.Công thức của axít.

HnA

-n: làchỉ số của nguyên tử H

-A: là gốc axít.

3.Phân loại axít.

-Axit không có oxi.

HCl, H2S.

-Axit có oxi.

HNO3, H2SO4, H3PO4

Axit có oxi:

4.Gọi tên của axít.

a.Axít có oxi:

Tên axit: axit

            + PK +ic

b.Axít không có oxi:

Tên axit: axit

            + PK +hiđic

c.Axít  có ít oxi:

Tên axit: axit

            + PK + ơ

– Viết công tthức hoá học của các axít có gốc axít

– Cho dưới đây và cho biết tên của chúng.

(-Cl, =SO3, =SO4, =S, -NO3)

Hoạt động 2.2: Bazơ

a. Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa bazơ, phân loại, gọi tên.

b. Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

c. Sản phẩm: Khái niệm axit, công thức, phân loại, đọc tên bazơ.

d. Tổ chức thực hiện: –  Vấn đáp –  Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết để học sinh tìm ra kiến thức mới.

– Yêu cầu HS lấy ví dụ về bazơ.

? Em hãy nhận xét về thành phần phân tử của các bazơ trên.

? Vì sao trong thành phần của mỗi bazơ đều chỉ có một nguyên tử kim loại.

? Số nhóm – OH trong phân tử của mỗi bazơ được xác định như thế nào.

– Gọi kim loại trong bazơ là M với hoá rị là nhóm hãy viết công thức chung?

– GV tiếp tục đặc câu hỏi cho HS

– Cuối cùng GV nhận xét và kết luận nội dung chính của bài học.

– GV hướng dẫn cho HS cách đọc tên của bazơ (hướng dẫn cách đọc).

Þ Cách gọi tên chung?

– Có hai loại bazơ.

– Cuối cùng GV nhận xét và kết luận. Cho hs ghi nội dung chính của bài học           NaOH, Ca(OH)2

– Có một nguyên tử kim loại.

– Một hay nhiều nhóm – OH (hidroxit).

– Vì nhóm – OH luôn có hoá trị I.

– Số nhóm – OH được xác định bằng hoá trị của kim loại.

Vd: Al à OH có 3 nhóm.

Al(OH)3

– Công thức hoá học chung của bazờ

– M(OH)n

– HS trả lời câu hỏi sau:

?Bazơ chia ra thành bao nhiêu loại?, lấy ví dụ?.

+ HS trả lời câu hỏi

+ Bazơ tan (nước): kiềm.

+ Bazơ không tan trong nước.

+ HS khác nhận xét

–              Tên bazơ:

Tên KL + hidroxit

Natri hiđroxit  

Canxi hidroxit

+ NaOH, KOH, Ba(OH)2

+ Fe(OH)2, Fe(OH)3 …

? Đối với kim loại có nhiều hoá trị như Fe

Phải đọc tên như thế nào.

? Fe(OH)2   ? Fe(OH)3

– HS trả lời, HS khác nhận xét

– Cuối cùng HS ghi nội dung.        II.BAZƠ

1.Khái niệm về bazơ

Bazơ là một phân tử  gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hay nhiều nhóm hiđroxit (OH).

2.Công thức bazơ:

M(OH)n

-M: là nguyên tố kim loại

n:là chỉ số của nhóm (OH )

3.Phân loại bazơ

-Bazơ tan ( kiềm), tan được trong  nước

Ví dụ :NaOH; Ca(OH)2….

-Bazơ không tan, không tan được trong nước.

Ví dụ:Fe(OH)3; Cu(OH)2…..

4.Cách đọc tên bazơ

Tên bazơ = Tên kim loại (nếu kim loại có nhiều hoá trị gọi tên kèm theo tên hoá trị) + hiđroxit.

Ví dụ:

– Ca(OH)2 Canxi hidroxit

– Fe(OH)3 sắt (III) hiđroxit.

Hoạt động 3,4. Luyện tập – Vận dụng

a. Mục tiêu:

   Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung:

   Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh luyện tập, mở rộng các kiến thức liên quan.

– Hs làm bài tập như sau:Lấy 6,5 gam kẽm cho tác dụng với H2SO4 loãng dư. Thì thu được bao nhiêu gam muối Fe ( II ) sunphát và bao nhiêu lít khí bay ra (ĐKTC ).

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)

1. Tổng kết

         – HS tự tổng kết kiến thức

2. Hướng dẫn tự học ở nhà

                – HS về nhà học bài, đọc bài mới.

                – Làm bài tập 3,4 trang 130 SGK

Leave a Comment