Giáo án bài bài Kiểm tra cuối kì 2 theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 27 Kiểm tra cuối kì 2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá khả năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

27 Kiểm tra cuối kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Kiểm tra, đánh giá khả năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản của HS trong HK II, đặc biệt từ tiết 39 – 50:

 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ;

 – Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng;

 – Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ;

 – Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ;

 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên;

 – Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ;

 – Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long;

 – Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.

2. Năng lực:

 – Năng lực chung: Tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất:

 – Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Bút, thước kẻ, giấy nháp.

2. Học liệu: Đề kiểm tra, Atlat.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy             Lớp        Sĩ số       Ghi chú

               

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3.3. Hoạt động học tập:

A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

 

Tên chủ đề

Nhận biết            Thông hiểu         Vận dụng             Vận dụng cao

Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ            Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.

                Phân tích được các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của vùng.               Nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật.                

10% số điểm = 1, 0 điểm = 04 câu TN        Số câu: 02

Số điểm: 0, 5

                Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

                Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

               

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng  Biết được những nét chính về phạm vi, số tỉnh của vùng.

                Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với sự phát triển các ngành kinh tế – xã hội của vùng.                             Giải thích được nguyên nhân và giải pháp của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.

10% số điểm = 1, 0 điểm = 04 câu TN        Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

                Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

                                Số câu: 02

Số điểm: 0, 5

 

Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Bắc Trung Bộ               Xác định vị trí của vùng, nhận biết sự phân bố một số ngành kinh tế đặc trưng của vùng.        Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp, cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng.                             Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để thấy được tình hình phát triển kinh tế của vùng.

22, 5% số điểm = 2, 25 điểm = 03 câu TN + 01 câu TL          Số câu: 01 TN + 01 TL

Số điểm: 1, 75

                Số câu: 01 TN

Số điểm: 0, 25

                                Số câu: 01 TN

Số điểm: 0, 25

Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ       Biết vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.      Phân tích hiện trạng phát triển và sự phân bố các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

                                So sánh sự phát triển các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ với vùng khác.

22, 5% số điểm = 2, 25 điểm = 03 câu TN + 01 câu TL          Số câu: 01 TN

Số điểm: 0, 25

                Số câu: 01 TN

 + 01 TL

Số điểm: 1, 75

                                Số câu: 01 TN

Số điểm: 0, 25

Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.            Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh thuộc Tây Nguyên.

                Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.          Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng.        

10% số điểm = 1, 0 điểm = 04 câu TN        Số câu: 02

Số điểm: 0, 5

                Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

                Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

               

Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.            Biết được những nét chính về phạm vi, số tỉnh của Đông Nam Bộ.

                Phân tích được việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong các ngành kinh tế ở Đông Nam Bộ.                   Giải thích được nguyên nhân và các giải pháp khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong các ngành kinh tế.

10% số điểm = 1, 0 điểm = 04 câu TN        Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

                Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

                                Số câu: 02

Số điểm: 0, 5

 

Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.    Biết được những nét chính về phạm vi, số tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long.

                Phân tích được những thế mạnh và hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long.                        Đánh giá các giải pháp để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên.

7, 5% số điểm = 0, 75 điểm = 03 câu TN   Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

                Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

                                Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.             Biết vùng biển và thềm lục địa nước ta rất giàu tài nguyên.    Trình bày được hiện trạng khai thác các loại tài nguyên của vùng biển và hải đảo.                Giải thích được vì sao phải tiến hành khai thác tổng hợp các loại tài nguyên vùng biển và hải đảo.  

7, 5% số điểm = 0, 75 điểm = 03 câu TN   Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

                Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

                Số câu: 01

Số điểm: 0, 25

               

Tổng: 10 điểm    4, 0 điểm

(10 câu TN + 01 câu TL)   3, 5 điểm

(08 câu TN + 01 câu TL)   0, 75 điểm

(03 câu TN)         1, 75 điểm

(07 câu TN)

 

B. ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ SỐ 01

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7, 0 ĐIỂM)

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ?

A. Vũng Áng.                      B. Đình Vũ – Cát Hải.       

C. Vân Đồn.                        D. Nghi Sơn.

Câu 2: Tỉnh nào sau đây thuộc Đông Bắc?

A. Sơn La.                            B. Hoà Bình.       

C. Điện Biên.                      D. Lào Cai.

Câu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do

A. nhiều sông ngòi, mưa nhiều.                

B. đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.

C. địa hình dốc, lắm thác ghềnh.               

D. địa hình dốc và có lưu lượng nước lớn.

Câu 4: Trâu được nuôi nhiều hơn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do

A. trâu dễ thuần dưỡng và đảm bảo sức kéo tốt hơn.     

B. trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt.

C. thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng.           

D. nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc đồng bằng sông Hồng?

A. Hạ Long.                         B. Việt Trì.          

C. Bắc Ninh.                        D. Cẩm Phả.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?

A. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.    

B. Số dân đông, mật độ cao nhất cả nước.

C. Tài nguyên đất, nước trên mặt xuống cấp.      

D. Có đầy đủ khoáng sản cho công nghiệp.

Câu 7: Dệt may và da giày trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa trên thế mạnh

A. tài nguyên thiên nhiên.            B. lao động và thị trường.

C. truyền thống sản xuất.             D. đầu tư từ nước ngoài.

Câu 8: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA

NĂM 2018

Vùng     Diện tích (nghìn ha)         Sản lượng (nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng    999, 7    6 085, 5

Trung du và miền núi Bắc Bộ       631, 2    3 590, 6

Tây Nguyên        245, 4    1 375, 6

Đông Nam Bộ    270, 5    1 423, 0

Đồng bằng sông Cửu Long            4 107, 4 24 441, 9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với diện tích và sản lượng lúa của các vùng ở nước ta năm 2018?

A. Sản lượng lúa của Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hơn Tây Nguyên 2, 71 lần.

B. Diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn 4, 0 lần Đồng bằng sông Hồng.

C. Diện tích lúa của Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hơn Đông Nam Bộ 360000 ha.

D. Sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn 4, 0 lần Đồng bằng sông Hồng.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển Vũng Áng thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Nghệ An.                        B. Hà Tĩnh.          

C. Quảng Trị.                      D. Quảng Bình.

Câu 10: Việc hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn nhất là

A. tạo nên thế liên hoàn trong phát triển kinh tế.             

B. giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

C. giúp hình thành các mô hình sản xuất mới.     

D. tạo nên các sản phẩm thế mạnh của vùng.

Câu 11: Cho bảng số liệu:

SỐ DỰ ÁN VÀ TỔNG VỐN ĐĂNG KÝ CỦA NƯỚC NGOÀI VÀO MỘT SỐ VÙNG KINH TẾ, NĂM 2017

Vùng     Số dự án

(Dự án) Tổng số vốn đăng ký

(Triệu USD)

Đồng bằng sông Hồng    7 896, 0 88 445, 2

Trung du và miền núi Bắc Bộ       826, 0    15 124, 6

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ             1 511, 0 56 860, 2

Đông Nam Bộ    12 946, 0               135 418, 9

Đồng bằng sông Cửu Long            1 426, 0 20 085, 0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh số vốn đăng ký bình quân trên một dự án đầu tư vào các vùng của nước ta, năm 2017?

A. Đông Nam Bộ cao nhất.          

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp nhất.

C. Đồng bằng sông Hồng cao nhất.          

D. Bắc trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ cao nhất.

Câu 12: Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.              

B. có nhiều loài cá quý, loài tôm mực.

C. liền kề với các ngư trường lớn.             

D. hoạt động chế biến hải sản đa dạng.

Câu 13: Vấn đề đặt ra hàng đầu trong sử dụng đất nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. chống nạn cát bay lấn chiếm đồng ruộng.        B. chống ngập úng trong mùa mưa.

C. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi.                D. cải tạo đất phèn, đất mặn.

Câu 14: Cho bảng số liệu:

SỐ DỰ ÁN VÀ TỔNG VỐN ĐĂNG KÝ CỦA NƯỚC NGOÀI VÀO MỘT SỐ VÙNG KINH TẾ, NĂM 2017

Vùng     Số dự án

(Dự án) Tổng số vốn đăng ký

(Triệu USD)

Đồng bằng sông Hồng    7 896, 0 88 445, 2

Trung du và miền núi Bắc Bộ       826, 0    15 124, 6

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ             1 511, 0 56 860, 2

Đông Nam Bộ    12 946, 0               135 418, 9

Đồng bằng sông Cửu Long            1 426, 0 20 085, 0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện số dự án và tổng vốn đăng ký của nước ngoài vào một số vùng kinh tế nước ta năm 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Cột.                  B. Kết hợp.        

C. Miền.                               D. Đường.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, cho biết quốc lộ số 1 không đi qua tỉnh nào sau đây?

A. Lâm Đồng.                     B. Khánh Hoà.   

C. Bình Thuận.                   D. Quảng Nam.

Câu 16: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây chè được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây?

A. Kon Tum.                                                                        B. Đắk Lắk.                                        

C. Đắk Nông.                                                                       D. Lâm Đồng.

Câu 17: Đặc điểm tự nhiên gây ra nhiều khó khăn nhất cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là

A. lượng mưa ít quanh năm.        B. mùa khô sâu sắc và kéo dài.

C. sương muối, sương giá.            D. địa hình phân bậc mạnh.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

A. Hà Tiên.                                                                           B. An Giang.                     

C. Đồng Tháp.                                                                     D. Xa Mát.

Câu 19: Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thuỷ lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là

A. áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất.   

B. nâng cao trình độ của người lao động.

C. tăng cường sử dụng phân bón, thuốc thực vật.            

D. thay đổi cơ cấu cây trồng và giống cây trồng.

Câu 20: Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ là

A. nâng cao mức sống cho người lao động,

B. phát triển dịch vụ giáo dục, vân hoá, y tế.

C. hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.

D. phấn đấu đưa tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 50% GDP.

Câu 21: Nhân tố nào sau đây là quan trọng nhất giúp Đông Nam Bộ sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong phát triển kinh tế?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ.           B. Chính sách phát triển phù hợp.

C. Kinh tế hàng hóa sớm phát triển.         D. Nguồn lao động lành nghề đông.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Cà Mau.                                                                           B. Đồng Tháp.                  

C. An Giang.                                                                        D. Kiên Giang.

Câu 23: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta?

A. Sông ngòi dày đặc.    

B. Diện tích đất phèn và đất mặn lớn.

C. Tiềm năng lớn về đất phù sa ngọt.      

D. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm.

Câu 24: Để trở thành vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm hàng hóa quan trọng nhất cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải thực hiện giải pháp chủ yếu nào sau đây?

A. Gắn liền giữa sử dụng hợp lý với việc cải tạo tự nhiên.

B. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu và nguồn nước.

C. Kết hợp đồng bộ các giải pháp sử dụng và cải tạo tự nhiên.

D. Đầu tư cho công tác thủy lợi, giữ nước ngọt trong mùa khô.

Câu 25: Cho biểu đồ về sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta, năm 2008 và 2018:

 

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.                             

B. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.

C. Quy mô sản lượng thủy sản nuôi trồng.           

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng.

Câu 26: Cho biểu đồ sau:

 

SẢN LƯỢNG MUỐI BIỂN VÀ NƯỚC MẮM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2014 – 2018

(Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với sản lượng muối biển và nước mắm của nước ta, giai đoạn 2014 – 2018?

A. Nước mắm tăng không liên tục qua các năm.

B. Muối biển tăng nhanh hơn nước mắm.

C. Muối biển và nước mắm đều tăng.

D. Muối biển tăng liên tục qua các năm.

Câu 27: Khai thác tổng hợp kinh tế biển ở nước ta không phải là do

A. hoạt động kinh tế biển đa dạng.          

B. vùng biển nước ta rất rộng lớn.

C. môi trường đảo nhạy cảm với các tác động.    

D. môi trường biển là không thể chia cắt được.

Câu 28: Việc đánh bắt xa bờ hiện nay đang được khuyến khích chủ yếu vì

A. phương tiện đánh bắt đầy đủ và hiện đại.       

B. hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường biển.

C. nguồn lợi hải sản ven bờ bị cạn kiệt.  

D. góp phần khẳng định chủ quyền vùng biển đảo.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3, 0 điểm)

Câu 1 (1, 5 điểm). Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 2 (1, 5 điểm). Phân tích thế mạnh và hiện trạng phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

 

ĐỀ SỐ 02

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7, 0 điểm)

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?

A. Việt Trì.                           B. Cẩm Phả.       

C. Thái Nguyên.                                D. Hạ Long.

Câu 2: Tỉnh nào sau đây thuộc Tây Bắc?

A. Sơn La.                            B. Thái Nguyên.               

C. Phú Thọ.                         D. Lào Cai.

Câu 3: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. cơ sở thức ăn cho phát triển chăn nuôi còn rất hạn chế.

B. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.

C. trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế.

D. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến thị trường.

Câu 4: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển?

A. Cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn thức ăn được đảm bảo.

B. Nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng.

C. Nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao.

D. Nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển.

Câu 5: Dựa vào Atlat địa lí trang 26, cho biết nhà máy nhiệt điện Phả Lại thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Ninh.                                                                                                 B. Hải Dương.                   

C. Hưng Yên.                                                                                      D. Bắc Ninh.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về hạn chế tự nhiên chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?

A. Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.             

B. Một số tài nguyên thiên nhiên đang xuống cấp.

C. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…  

D. Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng.

Câu 7: Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Có điều kiện khí hậu ổn định.               

B. Cơ sở thức ăn tốt và thị trường rộng.

C. Ven biển có nghề cá phát triển.           

D. Mật độ dân số cao, lao động dồi dào.

Câu 8: Cho bảng số liệu:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2017

(Đơn vị: người/km2)

Vùng     Mật độ dân số

Đồng Bằng Sông Hồng    1004

Trung du miền núi Bắc Bộ             128

Tây Nguyên        106

Cả nước               283

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về mật độ dân số các vùng nước ta năm 2017 ?

A. Đồng Bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 6, 9 lần cả nước.

B. Dân số nước ta phân bố đều giữa các vùng miền núi và đồng bằng.

C. Các vùng miền núi trung du có mật độ dân số thấp hơn đồng bằng.

D. Mật độ dân số nước ta cao là do diện tích nước ta lớn và dân số đông.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và trang 27, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Nghệ An.                        B. Hà Tĩnh.          

C. Quảng Bình.                  D. Quảng Trị.

Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là

A. tạo thế mở hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư.

B. thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng phía tây.

D. tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế theo không gian.

Câu 11: Cho bảng số liệu:

SỐ DỰ ÁN VÀ TỔNG VỐN ĐĂNG KÝ CỦA NƯỚC NGOÀI VÀO MỘT SỐ VÙNG KINH TẾ, NĂM 2017

Vùng     Số dự án

(Dự án) Tổng số vốn đăng ký

(Triệu USD)

Đồng bằng sông Hồng    7 896, 0 88 445, 2

Trung du và miền núi Bắc Bộ       826, 0    15 124, 6

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ             1 511, 0 56 860, 2

Đông Nam Bộ    12 946, 0               135 418, 9

Đồng bằng sông Cửu Long            1 426, 0 20 085, 0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh số vốn đăng ký bình quân trên một dự án đầu tư vào các vùng của nước ta, năm 2017?

A. Đông Nam Bộ cao nhất.          

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp nhất.

C. Đồng bằng sông Hồng cao nhất.          

D. Bắc trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ cao nhất.

Câu 12: Điều kiện thuận lợi chủ yếu để Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển khai thác hải sản là

A. có các ngư trường rộng lớn.   B. tất cả các tỉnh đều giáp biển.

C. có nhiều vũng, vịnh, đầm phá.              D. có các điều kiện hải văn thuận lợi.

Câu 13: Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất ở Duyên Hải Nam Trung Bộ là

A. nguồn lao động dồi dào.          B. giàu tài nguyên khoáng sản.

C. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.            D. diện tích rộng lớn.

Câu 14: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA

NĂM 2018

Vùng     Diện tích (nghìn ha)         Sản lượng (nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng    999, 7    6 085, 5

Trung du và miền núi Bắc Bộ       631, 2    3 590, 6

Tây Nguyên        245, 4    1 375, 6

Đông Nam Bộ    270, 5    1 423, 0

Đồng bằng sông Cửu Long            4 107, 4 24 441, 9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích và sản lượng lúa ở một số vùng nước ta năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.                               B. Kết hợp.        

C. Tròn.                                D. Cột.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Kon Tum.                       B. Gia Lai.            

C. Đắk Lắk.                          D. Đắk Nông.

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây cao su được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây của Tây Nguyên?

A. Đắc Lắk.                          B. Gia Lai.            

C. Kon Tum.                        D. Lâm Đồng.

Câu 17: Cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên chủ yếu là do

A. khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên.     

B. tổng lượng mưa trong năm lớn.

C. một mùa mưa và khô rõ rệt.

D. khí hậu khá nóng ở các cao nguyên thấp.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

A. An Giang.                       B. Hà Tiên.          

C. Đồng Tháp.                    D. Mộc Bài.

Câu 19: Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra vấn đề cấp bách là

A. xây dựng cơ sở hạ tầng.           B. tăng cường cơ sở năng lượng.

C. thu hút lao động có kĩ thuật. D. đào tạo nhân công lành nghề.

Câu 20: Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là

A. xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn.

B. thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí.

C. trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

D. đẩy mạnh công nghiệp chế biến gắn với các vùng chuyên canh.

Câu 21: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp chủ yếu nhờ

A. nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.              

B. mức độ tập trung công nghiệp cao nhất.

C. khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có.          

D. nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết kênh đào nào sau đây thuộc tỉnh An Giang?

A. Phụng Hiệp.                                                                  B. Kỳ Hương.                     

C. Rạch Sỏi.                                                                         D. Vĩnh Tế.

Câu 23: Hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi hơn Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do

A. có nguồn thuỷ sản rất phong phú.       B. trong năm có mùa lũ kéo dài.

C. người dân có nhiều kinh nghiệm.         D. công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 24: Để trở thành vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm hàng hóa quan trọng nhất cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải thực hiện giải pháp chủ yếu nào sau đây?

A. Gắn liền giữa sử dụng hợp lý với việc cải tạo tự nhiên.

B. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu và nguồn nước.

C. Kết hợp đồng bộ các giải pháp sử dụng và cải tạo tự nhiên.

D. Đầu tư cho công tác thủy lợi, giữ nước ngọt trong mùa khô.

Câu 25: Cho biểu đồ về công nghiệp dầu khí nước ta giai đoạn 1999 – 2015:

 

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng trưởng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu.

B. Khối lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu.

C. Cơ cấu dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta.

D. Giá trị dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta.

Câu 26: Cho biểu đồ:

 

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng thủy sản của nước ta năm 2018 so với năm 2010?

A. Thủy sản khác tăng, tôm đông lạnh tăng.        

B. Tôm đông lạnh giảm, thủy sản khác tăng.

C. Cá đông lạnh tăng, thủy sản khác tăng.             

D. Tôm đông lạnh giảm, cá đông lạnh tăng.

Câu 27: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển?

A. Tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọng.     

B. Đảm bảo sự phát triển bền vững.

C. Môi trường biển dễ bị chia cắt.            

D. Môi trường biển mang tính biệt lập.

Câu 28: Vai trò chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là

A. giúp bảo vệ vùng biển.             B. tăng sản lượng khai thác.

C. bảo vệ được vùng trời.             D. bảo vệ được vùng thềm lục địa.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3, 0 điểm)

Câu 1 (1, 5 điểm). Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 2 (1, 5 điểm). Phân tích thế mạnh và hiện trạng phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ SỐ 01

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu        Đáp án  Câu        Đáp án  Câu        Đáp án  Câu        Đáp án

1              C             8              D             15           A             22           A

2              D             9              B             16           D             23           B

3              D             10           A             17           B             24           C

4              B             11           D             18           D             25           A

5              C             12           A             19           D             26           C

6              D             13           C             20           C             27           B

7              B             14           A             21           B             28           D

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu        Đáp án  Điểm

1              Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

 * Phạm vi lãnh thổ:

 – Diện tích: 44, 4 nghìn km2

 – Gồm 8 tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương (kể tên)

 – Có nhiều đảo và có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).

 * Vị trí địa lí:

 – Bắc: giáp Bắc Trung Bộ

 – Tây: Giáp Lào và Tây Nguyên.

 – Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam: giáp biển Đông và Đông Nam Bộ.      1, 5

2              Phân tích thế mạnh và hiện trạng phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

 * Thế mạnh:

 – Diện tích rừng lớn (d/c).

 – Tỉ lệ che phủ rừng cao (d/c).

 – Trong rừng có nhiều gỗ và lâm sản quý (d/c)

 * Hiện trạng:

 – Hình thành được nhiều lâm trường.

 – Việc bảo vệ vốn rừng có vai trò rất quan trọng…

 – Việc trồng rừng ven biển có vai trò hạn chế ảnh hưởng của thiên tai từ biển…  1, 5

 

ĐỀ SỐ 02

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu        Đáp án  Câu        Đáp án  Câu        Đáp án  Câu        Đáp án

1              D             8              C             15           B             22           D

2        &a

Leave a Comment