Giáo án bài Bài tập quang hình học soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 59 Bài tập BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC                   I. MỤC TIÊU:                 1. Kiến thức:                 – Vận dụng kiến thức để giải được …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

59 Bài tập

BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC

 

                I. MỤC TIÊU:

                1. Kiến thức:

                – Vận dụng kiến thức để giải được các BT định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh: con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp)

                – Thực hiện được đúng các phép về hình quang học.

                – Giải thích được 1 số hiện tượng và một số ứng dụng về quang học.

                2. Kỹ năng:

                – Giải các bài tập về quang hình học.

                3. Thái độ:

                – Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.

                – Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.

                4. Năng lực:

                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                – Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

                – Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

               

                II. CHUẨN BỊ:

                1. Chuẩn bị của giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.

                – Học liệu: Đồ dùng dạy học:

                2. Chuẩn bị của học sinh:

                – Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: đọc trước nội dung bài học trong SGK.

               

                III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

                1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học nghiên cứu tình huống.

– Dạy học hợp tác.            – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

….

B. Hoạt động hình thành kiến thức                          

C. Hoạt động luyện tập  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm.    – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

 

D. Hoạt động vận dụng  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng     – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

               

                2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (15 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

Bài giải của một số bài tập từ cơ bản đến phức tạp.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá.

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

– Giáo viên yêu cầu:

Gọi 3 HS lên bảng chữa bài tập.

                – HS1: Bài 49.1; 49.2 SBT.

                – HS2: Bài 49.3 SBT.

                – HS3: Bài 49.4 SBT.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: làm việc cá nhân để trả lời yêu cầu của GV.

– Giáo viên: theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi cần.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: HS trình bày trước lớp.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Nhằm giúp các em nắm chắc chắn kiến thức và vận dụng được các kiến thức về hiện tượng khúc xạ, thấu kính vào giải các bài tập định lượng -> Bài học hôm nay.       

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

               

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (25 phút)

1. Mục tiêu:

Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, SGK.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân: Làm các bài tập 1,2,3/SGK.

 – Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Nghiên cứu đề bài trong SGK và lên giải BT 1,2,3.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài làm để lên bảng giải.

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Thảo luận cặp đôi hoặc làm việc cá nhân. Nghiên cứu ND bài học để lên bảng làm bài.

+ Vẽ tia sáng từ O đến mắt.

+ Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ các kích thước mà đề bài đã cho.

+ Đo chiều cao của vật của ảnh trên hình vẽ và tính tỉ số giữa chiều cao ảnh và chiều cao vật

– Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi hoặc làm việc cá nhân.

Yêu cầu HS đọc và phân tích bài 1.

– GV: Yêu cầu HS tìm vị trí của mắt để sao cho thành bình vừa che khuất hết đáy

Đổ nước vào  lại thấy tâm O.

– GV: Dựa vào hình vẽ hỏi

Tại sao khi chưa đổ nước mắt chỉ nhìn thấy điểm A? (A/s từ A tới mắt, A/s từ O bị chắn không truyền tới mắt)

– GV: Tại sao khi đổ nước thì mắt lại nhìn thấy O? mắt nhìn thấy O -> a/s từ O truyền qua nước -> qua không khí vào mắt)

– GV: Em hãy giải thích tại sao đường truyền a/s lại gãy khúc tại O?

Yêu cầu HS làm việc cá nhân lên giải bài 2.

+ Yêu cầu HS dựng hình vẽ theo tỉ lệ với kích thước đã cho.

+ Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 2.

+ Theo dõi, hướng dẫn HS dựng hình và đo chiều cao của ảnh, vật => Tính tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật.

+ Tổ chức thảo luận lớp thống nhất kết quả -> Kết luận.

Yêu cầu HS làm việc cá nhân lên giải bài 3.

+  Biểu hiện cơ bản của mắt cận là gì?

+ Mắt không cận và mắt cận thì mắt nào nhìn được xa hơn

+ Mắt cận nặng hơn thì nhìn được các vật ở xa hơn hay gần hơn? Từ đó suy ra Hoà và Bình, ai cận nặng hơn?

+ Kính cận là kính gì? Kính cận thích hợp với mắt là kính đảm bảo tiêu chí gì? => Tiêu cự của kính nào ngắn hơn?

– Dự kiến sản phẩm: (cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

Củng cố lại các dạng BT đã chữa. – GV: Gọi 3 HS khá giỏi chữa bài tập 47.4; 47.5; 49.5 SBT.- HS: Làm các bài tập 47.4; 47.5; 49.5 SBT.      

1. Bài 1:

 

– ánh sáng từ O tới mặt phân cách giữa hai môi trường, sau đso có một tia khúc xạ trùng với tia IM, vì vậy I là điểm tới.

– Nối O, I, M được đường truyền ánh sáng từ O tới mặt phân cách giữa môi trường nước và không khí rồi đến mắt.

 

2. Bài 2:

 d = 16cm; f = 12cm

 

– Đo chiều cao của ảnh, vật h =?; h' =?

– Tính tỉ số  =?

 A'B'O     ABO

Có :      (1)

 A'B'F'       OIF'

Có:

 

Từ (1) và (2) ta có:

 

   OA' = 48cm

 

 OA' = 3OA  ảnh cao gấp 3 lần vật.

thay các trị số đã cho : OA = 16cm.

 

 

 

3. Bài 3.

 

OCVH = 40cm; OCVB = 60cm.

a. Mắt cận thì điểm cực viễn (CV) gần hơn bình thường.

Hoà cận hơn bình  vì OCVH < OCVB

 

b, Đeo kính phân kì để tạo ảnh  gần mắt. Kính thích hợp khi OCV  OF (CV  F)

  f K.H < f K.B

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động:

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Xem lại các nội dung kiến thức vừa học.

+ Xem trước bài 51. Làm các bài tập 1,2,3/SGK

+ Làm các BT trong SBT 50.1 – 50.3.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

– HS: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

– Giáo viên: – Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả:

– GV nhận xét, đánh giá, kiểm tra vở BT và KT miệng vào tiết học sau..    

 

Leave a Comment