Giáo án bài bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 22: bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ I.mục tiêu: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: 1.         Kiến thức, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 22: bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ

I.mục tiêu:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1.         Kiến thức, kĩ năng:

–           Nhận biết: Cách giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

+ Các thành tố cơ bản của tiến trình suy nghĩ giải bài toán.

+ Cách trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

2.         Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực –  Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

b. Phẩm chất: – Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa

        Bộ ĐD học Toán 2.

2.HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 TG      ND VÀ MT                   HĐ CỦA GV                      HĐ CỦA HS

   5’

5’

5’        A. Hoạt động khởi động:

– Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

– Mục tiêu: HS được ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập:

* Bài 1:

– Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng.

* Bài 2:

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn

liên quan đến ý nghĩa “ thêm ” của phép cộng.

D. Hoạt động vận dụng:

– Mục tiêu: HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

E. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.          – Yêu cầu HS khởi động thông qua hoạt động “ Lời mời chơi ”

-GV nhận xét, tuyên dương HS.

1. Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

– Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

– Các em thảo luận nhóm đôi.

– GV hướng dẫn HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

– Tiến trình dạy học như bài 1.

– Lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “ thêm ” của phép cộng, còn bài 1 là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “ gộp ” của phép cộng.

– GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

– GV nêu yêu cầu.

VD: Em có 8 quyển vở. Mẹ mua thêm cho em 5 quyển vở nữa. Hỏi em có tất cả bao nhiêu quyển vở ?

– Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

– Về nhà, em hãy tìm những tình huống có liên quan đến phép cộng, phép trừ trong thực tế để hôm sau chia sẻ với các bạn.  – Khởi động thông qua hoạt động “ Lời mời chơi ”. Chẳng hạn: HS A mời bạn nêu một tình huống có sử dụng phép cộng; HS B nêu một tình huống: “ Em có 3 cái kẹo, mẹ cho em thêm 2 cái kẹo nữa. Em có tất cả 5 cái kẹo.

* HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

– Đọc bài toán, nói cho bạn nghe: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

– Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

Mẫu:              Bài giải

Hai bạn có tất cả số bông hoa là:

      5 + 4 = 9 ( bông )

        Đáp số: 9 bông hoa

– HS đọc bài toán.

– HS thảo luận nhóm đôi –  nói cho bạn nghe: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

– HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

– HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ( ? ) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô ( ? ) đặt trong phần Đáp số.

– Tóm lại, ta có:

    Câu lời giải: Hai bạn có tất cả số chiếc bút màu là:

 Phép tính giải: 10 + 9 = 19  ( chiếc )

 Đáp số : 19 chiếc bút chì màu

Câu lời giải: Trong phòng đó có tất cả số bộ máy tính là:

Phép tính giải: 9 + 3 = 12 ( bộ )

    Đáp số: 12 bộ máy tính

– HS suy nghĩ trả lời.

Bài 22: bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ

I.mục tiêu:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1.Kiến thức, kĩ năng:

–           Nhận biết: Cách giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

+ Các thành tố cơ bản của tiến trình suy nghĩ giải bài toán.

+ Cách trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

2.Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực –  Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

b. Phẩm chất: – Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa

        Bộ ĐD học Toán 2.

2.HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 TG

              ND VÀ MT                   HĐ CỦA GV                    HĐ CỦA HS

 5’

5’

            A. Hoạt động khởi động:

– Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

– Mục tiêu: HS được ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập:

* Bài 3:

– Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ.

* Bài 4:

Mục tiêu:

Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ.

D. Hoạt động vận dụng:

– Mục tiêu: HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

E. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài           – Yêu cầu HS khởi động thông qua hoạt động “ Lời mời chơi ”

– GV nhận xét, tuyên dương HS.

1. Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

– Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

– Các em  thảo luận nhóm đôi ( 2’ )

– Tóm lại ta có:

– GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

– Tiến trình dạy học tương tự như bài 3.

– Lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “ bớt ” của phép trừ.

– GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

– GV nêu yêu cầu.

VD: Nga có 12 que tính. Nga cho bạn mượn 5 que tính. Hỏi Nga còn lại mấy que tính ?

– Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

– Về nhà, em hãy tìm những tình huống có liên quan đến phép cộng, phép trừ trong thực tế để hôm sau chia sẻ với các bạn.  – Khởi động thông qua hoạt động “ Lời mời chơi ”. Chẳng hạn: HS A mời bạn nêu một tình huống có sử dụng phép trừ; HS B nêu một tình huống: “ Em có 8 cái kẹo, em cho bạn 3 cái kẹo. Em còn lại 5 cái kẹo.

* HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

– Đọc bài toán, nói cho bạn nghe: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

– Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

Mẫu:              Bài giải

Trong hộp còn lại số bút chì màu là:

      10 – 3 = 7 ( chiếc )

  Đáp số: 7 chiếc bút chì màu

– HS đọc thầm bài toán.

– HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

– HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ( ? ) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô ( ? ) đặt trong phần Đáp số.

– Câu lời giải: Nam còn lại số quyển truyện là:

 Phép tính giải: 16 – 5 = 11             ( quyển)

   Đáp số: 11 quyển truyện

Câu lời giải: Trên sân bay còn lại số chiếc máy bay là:

 Phép tính giải: 11- 2 = 9(chiếc)

 Đáp số: 9 chiếc máy bay

– HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

– HS suy nghĩ trả lời.

Leave a Comment