GIÁO ÁN BÀI BÀI VIẾT SỐ 6 THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file                                              BÀI VIẾT SỐ 6 A. MỤC TIÊU KIỂM TRA Vận dụng kiến thức đã học và các thao các thao tác lập luận phân tích, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

                                             BÀI VIẾT SỐ 6

A. MỤC TIÊU KIỂM TRA

Vận dụng kiến thức đã học và các thao các thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết bài văn nghị luận xã hội.

Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận.

Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.

B. HÌNH THỨC KIỂM TRA

 – Tự luận

 – Hình thức tổ chức kiểm tra: Bài làm ở nhà

C. KHUNG MA TRẬN

          Mức độ

 

Chủ đề       

Nhận biết   

Thông hiểu

Vận dụng thấp     

Vận dụng cao      

Cộng

Làm văn

– Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản.

– Nghị luận xã hội                    Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng tạo lập văn bản  viết bài văn nghị luận xã hội.     

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %                           1

10 điểm

100% Số câu: 1

10điểm

=100%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %                           1

10 điểm

100% Số câu: 1

10 điểm

100%

D.ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ KIỂM TRA

Thời gian làm bài: Bài viết ở nhà

 

Theo anh chị, làm thế nào để môi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp ?

 

E.HƯỚNG DẪN CHẤM

1.  Yêu cầu kĩ năng

     Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết câu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau: Sau đây là một số gợi ý:

– Môi trường là gì?

– Vì sao cần phải bảo vệ môi trường?

– Con người và môi trường có quan hệ như thế nào?

– Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?

Liên hệ việc làm của thanh niên, họcsinh hiện nay.

Trình bày lưu loát, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.

Nội dung đánh giá          Mức độ kết quả cần đạt

          Giỏi   Khá   TB     Yếu   Kém

Làm văn      Tiêu chí

– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn một vài sai sót về chính tả, dùng từ.

– Giới thiệu được vấn đề

– Lý giải được con người và môi trường có quan hệ như thế nào.Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?

Liên hệ việc làm của thanh niên, họcsinh hiện nay.

– Bài viết sâu sắc, sáng tạo.

Điểm: 10 – 8,0     Tiêu chí:

– Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

– Lý giải được con người và môi trường có quan hệ như thế nào.Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?

Liên hệ việc làm của thanh niên, họcsinh hiện nay.

nhưng chưa sâu sắc

 Điểm: 7,75 – 6,5 Tiêu chí:

   – Bố cục, lập luận chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

– Lý giải được con người và môi trường có quan hệ như thế nào.Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?

nhưng chưa sâu sắc

– Diễn đạt không rõ ràng.

Điểm:  6– 5 Tiêu chí:

– Mắc lỗi bố cục, lập luận, rất nhiều lỗi về diễn đạt.

 

– Chưa hiểu đề, diễn đạt không rõ ý,  Phân tích vấn đề sơ sài.

 

 

Điểm:4,75  -3,75  Tiêu chí:

Không làm hoặc hoàn toàn lạc đề.

 

 Điểm: 3,5-0

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

Yêu cầu Hs lưu ý khắc phục những lỗi sai  đã nêu ra.

5. Dặn dò

– Về nhà làm bài viết tuần sau nộp.

– Soạn bài : Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).

A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn HS mới được học ở lớp 11, với mục đích kiểm tra năng lực tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh  theo các  chuẩn sau:

Nắm vững cách làm một bài văn NLXH; nhất là biết vận dụng  thao tác lập luận đã học (phân tích và so sánh, bác bỏ) để viết bài văn nghị luận xã hội. Rèn luyện năng lực thẩm định, đánh giá một vấn đề xã hội. Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.

B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

– Hình thức : tự luận.     

– Cách tổ chức kiểm tra: Bài làm ở nhà.

C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

 

DÀNH CHO LỚP 11A2:

 

Nội dung     Mức độ cần đạt     Tổng số

Nghị luận xã hội:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.

         

Nhận biết   

Thông hiểu

Vận dụng   

Vận dụng cao      

 

                                     

Viết 01 bài văn.   

 

Tổng Số câu                                      1        1

          Số điểm                                   10,0   10,0

          Tỉ lệ                               100% 100%

 

D. BIÊN SOẠN ĐỀ

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6

( Nghị luận xã hội – Bài làm ở nhà)

       “Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh.”

        Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên?

 

—–Hết—–

E. HƯỚNG DẪN CHẤM

1.  Yêu cầu kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

STT   Tiêu chí đánh giá  Điểm

1        Về kĩ năng tạo lập văn bản thể hiện trong bài viết 2,0

1.1     HS biết cách làm bài nghị luận xã hội, sử dụng linh hoạt hiệu quả các thao tác lập luận phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh.     0,5

1.2     Bố cục bài viết rõ ràng, phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, phần thân  bài biết tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, phần kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện được nhận thức cá nhân.       0,5

1.3     Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. 0,5

1.4     Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.       0,5

2.       Về nội dung của bài viết

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần thể hiện được các ý sau :      7,0

2.1.    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.        0,5

2.2.    *Giải thích nội dung câu nói.

– “Cuộc sống bị nhuốm màu đen”: Chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng.

– “Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh” (tạo nên một bầu trời đêm thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.

– Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

*Lí giải vấn đề

– Cuộc sống luôn có nhiều chông gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng.

– Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan, buông xuôi, đầu hàng số phận. Trong khó khăn, thử thách, con người nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tôi luyện bản lĩnh, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm,… làm tiền đề cho những thành công, hạnh phúc sau này.

– Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc sống của mình. Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi con người phải luôn hướng về phía trước để làm thay đổi cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. 

– Nếu không dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối.       

        (Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu minh họa cho các ý trên)

*Bàn luận, mở rộng vấn đề.

– Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

– Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối, cam chịu…hoặc có những hành động việc làm nhằm thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối theo theo hướng tiêu cực. 6,0

2.3.    Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.         0,5

3.       Về sự sáng tạo của bài viết

Bài viết thể hiện được sự sáng tạo độc đáo, hiệu quả, thể hiện rõ sự tìm tòi của người viết về : 1,0

          Nội dung :

– Có quan điểm/suy nghĩ mới thể hiện rõ phong cách cá nhân của người viết.

– Có ý tưởng sâu sắc, thuyết phục.      0,5

          Kĩ năng viết :

– Thể hiện trong việc tìm tòi, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.

– Biết sử dụng đa dạng các kiểu câu để thể hiện dụng ý của người viết (câu cảm thán, câu đặc biệt), sử dụng phù hợp, hiệu quả một số phép tu từ.       0,5

          Tổng điểm  10,0

 

 

DÀNH CHO LỚP 11A3:

 

Nội dung     Mức độ cần đạt     Tổng số

Nghị luận xã hội:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.

         

Nhận biết   

Thông hiểu

Vận dụng   

Vận dụng cao      

 

                                     

Viết 01 bài văn.   

 

Tổng Số câu                                      1        1

          Số điểm                                   10,0   10,0

          Tỉ lệ                               100% 100%

 

D. BIÊN SOẠN ĐỀ

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6

( Nghị luận xã hội – Bài làm ở nhà)

Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có. (Ngạn ngữ La tinh)

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

—–Hết—–

E. HƯỚNG DẪN CHẤM

1.  Yêu cầu kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

STT   Tiêu chí đánh giá  Điểm

1        Về kĩ năng tạo lập văn bản thể hiện trong bài viết 2,0

1.1     HS biết cách làm bài nghị luận xã hội, sử dụng linh hoạt hiệu quả các thao tác lập luận phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh.     0,5

1.2     Bố cục bài viết rõ ràng, phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, phần thân  bài biết tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, phần kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện được nhận thức cá nhân.       0,5

1.3     Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. 0,5

1.4     Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.       0,5

2.       Về nội dung của bài viết

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần thể hiện được các ý sau :      7,0

2.1.    Nêu vấn đề. 0,5

2.2.    Giải quyết vấn đề

a. Giải thích câu ngạn ngữ

– Người độ lượng: Người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót người khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình.

– Ý nghĩa: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha là đức tính tốt trong mỗi con người. Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần, được sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người.

b. Phân tích – bình luận

– Cuộc sống khó tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. Tha thứ, độ lượng với người khác cũng có nghĩa là cho người đó cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình, sống tốt hơn, tự tin hơn.

– Tha thứ, độ lượng với người không chỉ giúp cho người được tha thứ nhẹ lòng và sống tốt hơn mà ngay cả người tha thứ cũng thanh thản, không phải mang tâm lí nặng nề thậm chí là dằn vặt trong lòng.

– Chúng ta không tha thứ, lưu giữ trong tâm trí mình những bực bội và tức giận. Chúng ta không tha thứ, vẫn giữ mãi những điều thuộc về quá khứ sẽ trở người thành bảo thủ, cố chấp. Mọi thứ có thể đổ vỡ hoặc theo chiều ngày càng tồi tệ. Cả hai phía không thoát khỏi mâu thuẫn, hiểu lầm, tác hai trăm đường.

– Tha thứ cũng như giải pháp có lợi nhiều hơn, nên làm trừ những trường hợp nguy hiểm và nguy hai đến danh dự, tính mạng và sự sống còn của cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia dân tộc.

– “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn”.

c. Ý nghĩa và bài học

– Sống độ lượng, thẳng thắn, chân thành, cởi mở giúp ta xây dựng tốt các mối quan hệ với xung quanh, hòa nhập với tập thể, đoàn kết và tiến bộ. Mỗi người tự hoàn thiện và sống hạn chế sai lầm, tránh hiểu lầm và phạm lỗi.

– Tha thứ độ lượng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức. Biết cách tha thứ và tha thứ kịp thời đem lại nhiều tác dụng. Không biết tha thứ đôi khi cũng làm nên tội lỗi, đẩy người khác mắc tiếp sai lầm và trượt thêm xa.

– Điều quan trọng là tha thứ phải có tác dụng, giúp cho người trong cuộc nhận ra được lỗi lầm và chân giá trị đời sống, rút kinh nghiệm và sống tốt hơn.

– Người viết cần lấy dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu minh họa, không phân tích sâu dẫn chứng. 6,0

2.3.    Kết thúc vấn đề.    0,5

3.       Về sự sáng tạo của bài viết

Bài viết thể hiện được sự sáng tạo độc đáo, hiệu quả, thể hiện rõ sự tìm tòi của người viết về : 1,0

          Nội dung :

– Có quan điểm/suy nghĩ mới thể hiện rõ phong cách cá nhân của người viết.

– Có ý tưởng sâu sắc, thuyết phục.      0,5

          Kĩ năng viết :

– Thể hiện trong việc tìm tòi, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.

– Biết sử dụng đa dạng các kiểu câu để thể hiện dụng ý của người viết (câu cảm thán, câu đặc biệt), sử dụng phù hợp, hiệu quả một số phép tu từ.       0,5

          Tổng điểm  10,0

 

 

DÀNH CHO LỚP 11A4:

 

Nội dung     Mức độ cần đạt     Tổng số

Nghị luận xã hội:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.

         

Nhận biết   

Thông hiểu

Vận dụng   

Vận dụng cao      

 

                                     

Viết 01 bài văn.   

 

Tổng Số câu                                      1        1

          Số điểm                                   10,0   10,0

          Tỉ lệ                               100% 100%

 

D. BIÊN SOẠN ĐỀ

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6

( Nghị luận xã hội – Bài làm ở nhà)

Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nhà thơ Robert Frost viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”.

Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường, hay lối đi không có dấu chân người?

—–Hết—–

E. HƯỚNG DẪN CHẤM

1.  Yêu cầu kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

STT   Tiêu chí đánh giá  Điểm

1        Về kĩ năng tạo lập văn bản thể hiện trong bài viết 2,0

1.1     HS biết cách làm bài nghị luận xã hội, sử dụng linh hoạt hiệu quả các thao tác lập luận phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh.     0,5

1.2     Bố cục bài viết rõ ràng, phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, phần thân  bài biết tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, phần kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện được nhận thức cá nhân.       0,5

1.3     Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. 0,5

1.4     Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.       0,5

2.       Về nội dung của bài viết

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần thể hiện được các ý sau :      7,0

2.1.    Mở bài :

Giới thiệu vấn đề và trích dẫn hai ý kiến :

Trong cuộc sống, có nhiều con đường dẫn tới thành công, nhưng quan niệm về con đường của mỗi người người lại khác nhau. Nếu nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” thì nhà thơ Robert Frost lại viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Vậy ta sẽ chọn cho riêng mình lối đã có dấu chân hay đường đã có sẵn để bước đi trong cuộc sống? 0,5

2.2.    Thân bài :

+Giải thích hai ý kiến:

– Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường: lối đi cũ, cách làm cũ, dễ dàng, đã quen thuộc, đã nhiều người thực hiện,

– Lối đi chưa có dấu chân người: lối đi, cách làm sáng tạo, mạo hiểm, dũng cảm đối đầu với khó khăn

– Bằng cách nói hình ảnh, hai câu nói trên nêu lên những lựa chọn khác nhau để làm nên thành công trong hành trình cuộc sống của mỗi con người. Mỗi người có một lựa chọn riêng, mỗi lối đi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng

+Bàn luận

– Mỗi lối đi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng

+ Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường: đây là lối đi an toàn, nhiều thuận lợi vì đã có người đi trước, mình có thể rút kinh nghiệm để thành công, đến đích sớm. Tuy nhiên con người sẽ không còn nhiều cơ hội để tìm ra cái mới, tìm cơ hội chinh phục và khám phá

+ Lối đi không có dấu chân người: đây là lối đi, cách thức nhiều trở ngại, nhiều khó khăn phải đối đầu, buộc con người phải dũng cảm, phải sáng tao, thậm chí mạo hiểm. Lối đi ấy có thể có rủi ro, nhưng con người phải biết chấp nhận để có được thành công cho lần sau. Nếu thành công, con người có niềm vui, niềm hạnh phúc của người tiên phong, người mở đầu.

– Hai ý kiến trên thực chất bổ sung cho nhau, con người sẽ có được thành công khi vừa biết kế thừa kinh nghiệm của người đi trước, tìm lối đi an toàn, lại vừa sáng tạo kiếm tìm cái mới như một sự khởi nghiệp.

HS có thể lấy dẫn chứng để chứng minh

– Tuy nhiên, chọn lối đi người ta đi mãi thành đường không có nghĩa là bảo thủ, kì thị cái mới vùi dập tinh thần sáng tạo; chọn “lối đi chưa có dấu chân người” không có nghĩa là liều lĩnh, dại dột, mạo hiểm đến thất bại một cách vô nghĩa .

Mở rộng vấn đề : phê phán những người sống bảo thủ, dựa dẫm, không có tinh thần sáng tạo. Phê phán những người liều lĩnh, mạo hiểm một cách mù quáng, không biết kế thừa kinh nghiệm , thành tựu của người đi trước, không chịu tiếp thu cái mới,…

* Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức được tính đúng đắn trong từng quan niệm sống

– Biết tôi luyện và vận dụng các phẩm chất linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm trong từng tình huống cụ thể của đời sống để có được thành công. 6,0

2.3.    Kết bài : khẳng định lại vấn đề.         0,5

3.       Về sự sáng tạo của bài viết

Bài viết thể hiện được sự sáng tạo độc đáo, hiệu quả, thể hiện rõ sự tìm tòi của người viết về : 1,0

          Nội dung :

– Có quan điểm/suy nghĩ mới thể hiện rõ phong cách cá nhân của người viết.

– Có ý tưởng sâu sắc, thuyết phục.      0,5

          Kĩ năng viết :

– Thể hiện trong việc tìm tòi, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.

– Biết sử dụng đa dạng các kiểu câu để thể hiện dụng ý của người viết (câu cảm thán, câu đặc biệt), sử dụng phù hợp, hiệu quả một số phép tu từ.       0,5

          Tổng điểm  10,0

 

 

DÀNH CHO LỚP 11A6:

 

Nội dung     Mức độ cần đạt     Tổng số

Nghị luận xã hội:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.

         

Nhận biết   

Thông hiểu

Vận dụng   

Vận dụng cao      

 

                                     

Viết 01 bài văn.   

 

Tổng Số câu                                      1        1

          Số điểm                                   10,0   10,0

          Tỉ lệ                               100% 100%

 

D. BIÊN SOẠN ĐỀ

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6

( Nghị luận xã hội – Bài làm ở nhà)

       Nhà văn Pháp Misen Êkenđơ Moongtenhơ (1533-1592) có nói: “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa.”

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

 

—–Hết—–

E. HƯỚNG DẪN CHẤM

1.  Yêu cầu kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

STT   Tiêu chí đánh giá  Điểm

1        Về kĩ năng tạo lập văn bản thể hiện trong bài viết 2,0

1.1     HS biết cách làm bài nghị luận xã hội, sử dụng linh hoạt hiệu quả các thao tác lập luận phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh.     0,5

1.2     Bố cục bài viết rõ ràng, phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, phần thân  bài biết tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, phần kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện được nhận thức cá nhân.       0,5

1.3     Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. 0,5

1.4     Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.       0,5

2.       Về nội dung của bài viết

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần thể hiện được các ý sau :      7,0

2.1.    Mở bài: nêu vấn đề:        0,5

2.2.    Thân bài:

a. Giải thích ý kiến

– Con người luôn phấn đấu để đạt mục đích giàu có về vật chất và hạnh phúc, giàu có về tinh thần. Có người hạnh phúc, sung sướng đầy đủ nhưng cũng có người giàu vật chất nhưng bất hạnh và ngược lại.

– Câu nói nhận xét về con người trong sự so sánh giữa giá trị vật chất bên ngoài với giá trị tinh thần trong tâm hồn. Người nghèo, có ít, không đủ dùng của cải, tiền bạc không nguy hại bằng người thiếu thốn, có ít tình cảm cảm xúc, có rất ít tình thương. Nhà văn Môngtenhơ nhấn mạnh, người ta có thể thay đổi sự nghèo túng về của cải, tiền bạc nhưng tâm hồn chai sạn, vô cảm, tàn ác thì rất khó thay đổi.

– Ý kiến của nhà văn Pháp nêu lên nguy cơ về tác động xấu của con người nghèo tình thương, vô cảm trong đời sống xã hội từ đó giúp chúng nhận thức được vai trò của đời sống tâm hồn.

b. Phân tích – bình luận

– Con người, thời đại nào cũng vậy, đều theo đuổi những mục tiêu lớn lao để cuộc sống giàu có về tiền bạc, của cải vật chất và hạnh phúc, vui vẻ tràn trề. Vật chất và tinh thần luôn không đồng biến mà thường nghịch biến. Người thì quá giàu có, nhiều tiền bạc nhưng đời sống tâm hồn không hạnh phúc và ngược lại.

– Thực tế, người giàu cũng có thể nghèo và người nghèo cùng có thể giàu.(“nghèo thì lâu, giàu chẳng mấy” hoặc “ ai giàu ba họ, ai khó ba đời”- thành ngữ Việt Nam). Nghèo nàn về vật chất, vì thế, không đáng sợ, không đáng lo. Sự nỗ lực bền bỉ và quyết tâm có thể làm người nghèo khó dần cải thiện cuộc sống, từ thiếu thốn, khốn khó dần no đủ và có dư tiền của. Nhiều tấm gương thoát nghèo của người Việt Nam chục năm qua khẳng định quy luật đó.

– Phấn đấu để ngày càng đầy đủ của cải, tiền bạc, để thoát nghèo khổ dễ hơn làm thay đổi cảm xúc, tình người khi trái tim đã cằn khô và vô cảm.

– Nhà văn Pháp khẳng định người ta có thể làm cho mình giàu có, làm thay đổi cuộc sống vật chất dễ hơn là làm thay đổi ý nghĩ, tình cảm, thái độ của mình.

– Không ai kiếm đủ tiền bạc và của cải mà không trải qua phấn đấu, gian nan. Sự giàu có về vật chật, dư thừa tiền bạc và của cải mang hạnh phúc đến làm người ta vui sướng. Sự giàu có về tâm hồn, giàu nghĩa tình và cảm xúc cũng giúp con người sống hạnh phúc. Thực tế cuộc sống còn tồn tại người nghèo, người giàu và người nhân hậu, người khô khan bạc tình bạc nghĩa.

– Người nghèo khó về tiền bạc, thiếu thốn vật chất có thể bằng sức khỏe, trí tuệ và nỗ lực bền bỉ dần kiếm đủ ăn, đủ tiêu và tích lũy để vài năm khá hơn giàu hơn. Người ta có chí hướng và sức khỏe có thể chữa được, làm thay đổi được cuộc sống nghèo của mình. Họ nhận được nhiều cảm mến, trân trọng và cuộc sống sẽ tuyệt vời hơn giữa mọi người, giữa bạn bè. Hạnh phúc sẽ đến.

– Một số người bằng nhiều cách để làm giàu, làm cho mình sung túc, lắm tiền nhiều của. Nhiều khi họ mải làm ăn, dần quên các việc nghĩa tình, quên quan tâm chia sẻ với người thân và bè bạn. Thiếu sót ấy làm họ quen dần với sự thiếu vắng tình người. Họ trở nên khô cứng và trái tim cằn khô, tâm hồn nghèo nàn cảm xúc. Để bù lại, để thay đổi thói quen và cảm xúc của người say kiếm tiền rất khó. Họ không dễ gì từ bỏ thứ hấp dẫn kia để tâm sự và chia sẻ với người đang buồn, đang vui, để cùng với người khác chia ngọt sẻ bùi.

– Con người luôn nỗ lực vươn đến hạnh phúc trọn vẹn cả vật chật và tâm hồn. Chúng ta không đồng tình với những người chỉ chăm chú kiếm tiền mà quên đi tình nghĩa và trách nhiệm làm người. Chúng ta cũng phê phán những người không cố gắng làm ăn, lười nhác để quanh quẩn trong khổ đau nghèo túng, dù rất hào hiệp và giàu tình yêu thương.

c. Ý nghĩa và bài học

-Mỗi người nỗ lực làm cho cuộc sống của mình giàu có cả tiền bạc và cả tâm hồn. Tự điều chỉnh hài hòa phù hợp với hoàn cảnh, năng lực và lý tưởng để cuộc sống trước hết đủ chi dùng, đảm bảo no đủ và đầm ấm, hòa hợp và chân thành, gắn bó với mọi người. Hướng thiện và làm giàu chính đáng.

– Sự lệch lạc về môt phía sẽ làm cuộc sống không hạnh phúc.  Đừng nên đánh đổi tất cả lương tâm, tình nghĩa, danh dự để được tiền nhiều, của lắm nhà cao chức trọng.

Người viết cần lấy dẫn chứng  chọn lọc, tiêu biểu minh họa, không phân tích sâu dẫn chứng.  6,0

2.3.    Kết bài        0,5

3.       Về sự sáng tạo của bài viết

Bài viết thể hiện được sự sáng tạo độc đáo, hiệu quả, thể hiện rõ sự tìm tòi của người viết về : 1,0

          Nội dung :

– Có quan điểm/suy nghĩ mới thể hiện rõ phong cách cá nhân của người viết.

– Có ý tưởng sâu sắc, thuyết phục.      0,5

          Kĩ năng viết :

– Thể hiện trong việc tìm tòi, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.

– Biết sử dụng đa dạng các kiểu câu để thể hiện dụng ý của người viết (câu cảm thán, câu đặc biệt), sử dụng phù hợp, hiệu quả một số phép tu từ.       0,5

          Tổng điểm  10,0

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố

– Kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản, phân tích đề, lập dàn ý, kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học.

2. Dặn dò

– Sửa chữa lại bài viết ở nhà.

– Chuẩn bị bài : “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử).

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Bài làm ở nhà)

 

A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn HS mới được học ở lớp 11, với mục đích kiểm tra năng lực tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh  theo các  chuẩn sau:

Nắm vững cách làm một bài văn NLXH; nhất là biết vận dụng  thao tác lập luận đã học (phân tích và so sánh, bác bỏ) để viết bài văn nghị luận xã hội. Rèn luyện năng lực thẩm định, đánh giá một vấn đề xã hội. Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.

B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

– Hình thức : tự luận.     

– Cách tổ chức kiểm tra: Bài làm ở nhà.

C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

 

DÀNH CHO LỚP 11A2:

 

Nội dung     Mức độ cần đạt     Tổng số

Nghị luận xã hội:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.

         

Nhận biết   

Thông hiểu

Vận dụng   

Vận dụng cao      

 

                                     

Viết 01 bài văn.   

 

Tổng Số câu                                      1        1

          Số điểm                                   10,0   10,0

          Tỉ lệ                               100% 100%

 

D. BIÊN SOẠN ĐỀ

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6

( Nghị luận xã hội – Bài làm ở nhà)

       “Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh.”

        Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên?

 

—–Hết—–

E. HƯỚNG DẪN CHẤM

1.  Yêu cầu kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

STT   Tiêu chí đánh giá  Điểm

1        Về kĩ năng tạo lập văn bản thể hiện trong bài viết 2,0

1.1     HS biết cách làm bài nghị luận xã hội, sử dụng linh hoạt hiệu quả các thao tác lập luận phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh.     0,5

1.2     Bố cục bài viết rõ ràng, phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, phần thân  bài biết tổ chức thành các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, phần kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện được nhận thức cá nhân.       0,5

1.3     Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. 0,5

1.4     Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.       0,5

2.       Về nội dung của bài viết

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần thể hiện được các ý sau :      7,0

2.1.    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.        0,5

2.2.    *Giải thích nội dung câu nói.

– “Cuộc sống bị nhuốm màu đen”: Chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng.

– “Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh” (tạo nên một bầu trời đêm thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.

– Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

*Lí giải vấn đề

– Cuộc sống luôn có nhiều chông gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng.

– Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan, buông xuôi, đầu hàng số phận. Trong khó khăn, thử thách, con người nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tôi luyện bản lĩnh, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm,… làm tiền đề cho những thành công, hạnh phúc sau này.

– Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc sống của mình. Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi con người phải luôn hướng về phía trước để làm thay đổi cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. 

– Nếu không dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối.       

        (Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu minh họa cho các ý trên)

*Bàn luận, mở rộng vấn đề.

– Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

– Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối, cam chịu…hoặc có những hành động việc làm nhằm thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối theo theo hướng tiêu cực. 6,0

2.3.    Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.         0,5

3.       Về sự sáng tạo của bài viết

Bài viết thể hiện được sự sáng tạo độc đáo, hiệu quả, thể hiện rõ sự tìm tòi của người viết về : 1,0

          Nội dung :

– Có quan điểm/suy nghĩ mới thể hiện rõ phong cách cá nhân của người viết.

– Có ý tưởng sâu sắc, thuyết phục.      0,5

          Kĩ năng viết :

– Thể hiện trong việc tìm tòi, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.

– Biết sử dụng đa dạng các kiểu câu để thể hiện dụng ý của người viết (câu cảm thán, câu đặc biệt), sử dụng phù hợp, hiệu quả một số phép tu từ.       0,5

          Tổng điểm  10,0

 

 

DÀNH CHO LỚP 11A3:

 

Nội dung     Mức độ cần đạt     Tổng số

Nghị luận xã hội:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.

         

Nhận biết   

Thông hiểu

Vận dụng   

Vận dụng cao      

 

                                     

Viết 01 bài văn.   

 

Tổng Số câu                                      1        1

          Số điểm                                   10,0   10,0

          Tỉ lệ     &nbsp

Leave a Comment