Giáo án bài Bạn đến chơi nhà soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy:   Tiết 29 : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ – Nguyễn Khuyến-   I-Mục tiêu: 1.Kiến thức: + Hiểu sơ giản về tác …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

Tiết 29 : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

– Nguyễn Khuyến-

 

I-Mục tiêu:

1.Kiến thức:

+ Hiểu sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến, sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường Luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

+ Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến. 2.Kĩ năng:

+ Đọc được diễn cảm và phân tích được thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

  1. Thái độ:

+ ủng hộ, trân trọng, ngợi ca tình bạn trong sáng, chân thành.

  1. Năng lực, phẩm chất: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp, phân tích thơ thất ngôn bát cú, cảm thụ

II-Chuẩn bị:

  1. Thầy:- Các khả năng tích hợp với qht & văn biểu cảm, bài giảng điện tử
  2. Trò:- Đọc và soạn kĩ bài

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH:  đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận, giảng bình, vấn đáp, gợi mở, phân tích ,trực quan
  • KTDH: KWL

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

1.Hoạt động khởi động

*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số

* Kiểm tra ( sự chuẩn bị của hs)

GV đặt tình huống một người bạn thân lâu ngày gặp mặt đến thăm nhà em sẽ làm gì? GV chiếu sơ đồ KWL cho hs làm việc nhóm 2 phút

K( điều đã biết

W( điều muốn biết)

L( điều học được)

 

 

 

Các nhóm đại diện trình bày sản phẩm.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động nhóm nhỏ ( 6 HS). Thời gian : 5p

Viết vào phiếu học tập cá nhân, và bảng phụ.

GV chiếu hình ảnh Nguyễn Khuyến và dựa vào các kênh thông tin để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

– Đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm còn lại bổ sung.

 

 

 

 

 

 

I- Đọc và tìm hiểu chung 1-Tác giả

(sgk)

2- Tác phẩm a.Hoàn cảnh

-Khi ông cáo quan về sống ở quê nhà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thảo luận cặp đôi vào phiếu học tập. Thời gian 5p.

Các câu hỏi sau.

  • Bài thơ được mở ra bởi tình huống bạn đến thăm nhà t/g. Lời thơ nào cho thấy tình huống ấy?
  • Hãy chỉ cụm từ chỉ thời gian trong câu thơ?
  • Bác thuộc loại từ gì em vừa học?T/d?

 

 

-Vậy thông qua thời gian và đại từ xưng hô ấy cho ta thấy được điều gì?

 

  • Từ đó cho ta thấy t/c bạn bè của họ như thế nào?
  • Em thử hình dung cảm xúc của mình khi có người bạn lâu ngày tới chơi ?

chuyển ý:

 

? Chỉ ra những câu thơ cho thấy gia cảnh của nhà thơ khi tiếp bạn?

? Có gì đặc biệt với chủ nhà khi bạn đến?

 

? Đó là hoàn cảnh ntn?

 

  • Em hãy kể tên các thực phẩm rau quả mà

b.Đọc và tìm hiểu chú thích

  • Đọc
  • Chú thích(sgk)

c- Thể thơ: TNBC

(8 câu, mỗi câu 7 chữ; Gieo vần: chỉ 1 vần ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8; Đối giữa câu 3 với 4, 5 với 6; Có luật B-T)

– Viết bằng chữ quốc ngữ

d- PTBĐ: Biểu cảm + tự sự

e. Cấu trúc:

Diễn biến cảm xúc:

+ Câu 1: Cxúc khi bạn đến chơi nhà

+ Câu 2-7: Cxúc về gia cảnh

+ Câu 8: Cảm xúc về tình bạn (kđịnh)

II-Phân tích

1) Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà( tình huống- câu 1)

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

 

 

– T/g “đã bấy lâu nay” (lâu)

 

-Đại từ xưng hô: “bác”-> thân mật, gần gũi, tôn trọng.

-> Tỏ niềm chờ đợi bạn từ lâu đồng thời cho thấy sự chân tình, gần gũi, tôn trọng tình bạn của người lớn tuổi.

=> T/c bạn bè bền chặt, thuỷ chung. (vui mừng, hồi hộp, phấn khởi.)

 

 

 

3) Cảm xúc về gia cảnh

(6 câu tiếp)

“Trẻ thời………. không có”

  • Trẻ đi vắng
  • Chợ xa

=> Hoàn cảnh bế tắc, băn khoăn khi tiếp bạn.

  • Thực phẩm: cá, gà
 

 

nhà t.g có?

  • Mọi thứ đều đầy đủ để có thể tiếp đãi bạn một mâm cơm thịnh soạn nhưng vì sao chủ nhà lại không thể tiếp đãi được?
  • NT nào được tg sử dụng trong những cách nói trên?

Có mà lại không là cách nói lấp lửng

  • Cách nói này cho em hiểu gì về tg? Ông nói thật hay nói vui?

GV tổ chức cho lớp thảo luận nhóm( 3 p)

  1. Nếu là thật, em thấy chủ nhà là người ntn? T/c của ông với bạn ra sao?
  2. Nếu là vui, em hiểu gì về hoàn cảnh của chủ nhà?
  3. Tính cách và tình cảm của ông trong cách nói vui ấy?

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nx,bổ sung.

? Cái không đẩy đến tận cùng “trầu không có” nghĩa là cái tối thiểu trong phong tục của người Việt cũng không có để tiếp khách. Nói thẳng như vậy chủ nhà phải là người ntn?

? Qua tìm hiểu em thấy tb của họ ra sao? (GV tích vb biểu cảm, tình cảm phải chân thật)

Gv: Tất cả là con số không tròn trĩnh khi bạn quý đến chơi thăm nhà mà chẳng có gì để tiếp đãi bạn cả. Cách nói hóm hỉnh nhưng thật thà càng thấm thía t/c bạn bè trong sáng, thật thà vô tư của t/g. Đó là tb đáng gưỡng mộ biết bao).

 

? NK không hề biện minh cho gia cảnh của mình, trái lại ông thẳng thắn nêu lên suy nghĩ của mình về tb. Lời thơ nào cho thấy qniệm đó?

? Em có nx gì về từ với và 2 từ ta trong câu thơ?

 

? Từ đó cho thấy quan hệ của t/g và bạn ntn?

  • Rau quả: cải, cà, bầu, mướp
  • Không tiếp được bạn vì ao sâu, nước cả, vườn rộng, rào thưa, chửa ra cây, vừa mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa.
  • NT: Liệt kê, lặp cấu trúc câu

 

 

  • Hoàn cảnh thật, nói cho vui

 

  • Chủ nhà là người thật thà, chất phác, không hoa lá, cầu kì.
  • Tình cảm chân thực, không khách sáo
  • Hoàn cảnh nghèo khó

 

  • Tính cách yêu đời, hóm hỉnh, hồn nhiên, hài hước.
  • T/c: Yêu bạn, dân dã, mộc mạc

 

-> trọng tình nghĩa hơn v/c, là người tin ở sự cao cả của tb

 

 

 

=> Tình bạn trong sáng, sâu sắc, nó được xuất phát từ nhu cầu tinh thần.

 

 

 

 

 

 

3) Cảm nghĩ về tình bạn

“Bác đến chơi đây ta với ta”

 

 

 

  • “Ta với ta”
  • Qht và đại từ. 2 từ ta 1 chủ nhà (ngôi 1) và 1 khách(bạn)

=> Quan hệ gắn bó, hoà hợp không tách rời.

 

 

? Em có nx gì về cảm nghĩ của tg qua lời thơ cuối?

-Y/c HS thảo luận cặp nhóm ,

– Nếu là bạn của NK em thấy thế nào khi bạn tiếp đãi như vậy?

Đại diện trình bày, hs khác bổ sung

( Hài lòng vì: Tình bạn không cần nghĩ đến bất kì điều gì khác ngoài sự vô tư không màng danh lợi, trong sáng, coi vật chất là tầm thường hư vô)

Gv nâng vấn đề: Tình bạn là thứ tình cảm vô cùng gắn bó thiêng liêng đáng trân quí, cần xây dựng những tình bạn trong sáng, không vụ lợi….

? Em hiểu thêm gì về NK qua bài thơ?

 

 

? Em có nx gì về NT mà t/g sử dụng trong bài thơ?

? Bài thơ bộc lộ những nội dung gì?

– T/g tin tưởng, hân hoan với 1 tb thiêng liêng không vật chất nào sánh nổi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* NK nhà thơ tài năng, nhưng cũng chân thành mà hóm hỉnh, dí dỏm trong tình bạn. III-Tổng kết

*Nghệ thuật:           ( Ghi nhớ SGK)

*Nội dung:

  1. Hoạt động luyện tập
  1. GV chiếu sơ đồ KWL cho hs làm việc nhóm 2 phút để hoàn thiện sơ đồ

K( điều đã biết

W( điều muốn biết)

L( điều học được)

 

 

 

Các nhóm đại diện trình bày kết quả, các nhóm còn lại bổ sung

  1. “Ta với ta” ở bài thơ này có gì khác với ở bài thơ “Qua đèo Ngang”?(về ngôi, nghĩa, cách biểu đạt?)
  • Trong BĐCN là sự đồng âm khác nghĩa chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong 1 tình bạn vui vẻ, chan hoà
  • Trong QĐN chỉ là 1 từ ngôi 1 chỉ t/g với nỗi cô đơn lẻ loi, tuyệt đối

4.Hoạt động vận dụng :

  • Em có suy nghĩ gì về những hiện tượng bạn bè lâu ngày gặp nhau ăn uống nhậu nhẹt tốn kém, lãng phí?

5.Hoạt động tìm tòi mở rộng

  • Tìm thêm những tình bạn đáng quí, đáng trân trọng mà em biết thông qua các kênh thông tin và xung quanh cuộc sống của em?
  • Tìm thêm những bài phân tích về bài thơ, tài liệu về tác giả Nguyễn Khuyến.
  • Xem kĩ lại các kiến thức về văn bc và đồ dùng liên quan viết bài tlv số 2 tại lớp.

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Ngày soạn:

Ngày dạy

            Tiết 29                                     BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ.

                                                                                           Nguyễn Khuyến.

            1. MỤC TIÊU:

            Giúp HS

            a. Kiến thức:

            – Cảm nhận được tình bạn đậm đà hồn nhiên của Nguyễn Khuyến.

            b. Kĩ năng:

            – Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ thơ.

            c. Thái độ:

            – Giáo dục tình cảm bạn bè cho HS.

2. CHUẨN BỊ:

a.GV: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT

b.HS: SGK + Tập ghi + VBT + Xem bài trước

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định tổ chức:  GV kiểm diện

4.2. Kiểm tra bài cũ:

            5Đọc thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang? (8đ)

            HS đọc.

            5 Bài Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ nào? (2đ)

            A. Song thất lục bát.

            B. Lục bát.

            (C). Thất ngôn bát cú.

            D. Ngũ ngôn.

            HS trả lời.GV nhận xét, ghi điểm

            4.3. Giảng bài mới:

            Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu VB “Qua đèo ngang”. Tiết này chúng ta đi vào tìm hiểu VB “Bạn đến chơi nhà.”

Hoạt động của GV và HS         

«HOẠT ĐỘNG 1:                            

GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.

GV nhận xét, sửa sai.

5 Cho biết đôi nét về TG – TP?          

HS trả lời, GV nhận xét, diễn giảng.

Lưu ý 1 số từ ngữ khó SGK                  

«HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VB.   

5Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” nói về chuyện gì?

– Nói về cuộc đến chơi của người bạn, NK không có đủ thứ để tiếp đãi bạn theo ý muốn .Nhưng đằng sau sự việc đơn giản đó là 1 tình cảm đẹp, 1 tấm lòng, 1 quan niệm về tình bạn.

5Theo em, bài này được XD theo 1 bố cục như thế nào? Nêu ND từng phần?

– Câu 1: Giới thiệu sự việc (bạn đến chơi nhà)

– Câu 2 – 7: Trình bày hoàn cảnh của mình.

– Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật.

Gọi HS đọc câu 1                                            

* Em có nhận xét gì về lối nói của TG ở câu 1? – Như 1 lời chào hỏi, 1 lời nói tự nhiên “Lâu quá mới thấy bác lại chơi”

5Qua lời chào em biết được điều gì về quan hệ của NK với bạn mình (họ gặp nhau có thường xuyên không, xưng hô có gì đáng chú ý, họ gặp nhau ở đâu)?

– Họ ít gặp nhau (đã bấy lâu).

– Gọi là bác (có ý tôn xưng, thân mật)

– Bạn đến thăm nhàà Quý nhau lắm mới đến tận nhà thăm hỏi như vậy.

Gọi HS đọc câu 2 – 7.                          

5Theo cách giới thiệu ở câu 1 thì đúng ra NK phải tiếp đãi ra sao khi bạn đến nhà chơi?

– Đàng hoàng, ân cần, chu đáo.

5Thế nhưng ở đây NK đã tiếp đãi ra sao? Hoàn cảnh của NK khi bạn đến chơi nhà là như thế nào?       

HS trả lới.GV nhận xét.                       

5 Vì sao sau lời chào, NK lại nhắc ngay đến chợ xa, điều đó cho ta hiểu gì về tình cảm NK đối với bạn?

– Nói đến chợ vì ông muốn đón tiếp bạn thật đàng hoàng. Thời ấy chỉ có chợ mới có đủ thứ ngon và sang. Ngay khi chào bạn ,nói chuyện ăn uống liền, điều đó thể hiện sự chân tình. Chỉ có với bạn thân mới có thể nói chuyện ăn, 1 chuyện rất đời thường như vậy.

5 Nguyễn Khuyến trình bày hoàn cảnh của mình như  vậy ,theo em có phải ông định kể khó ,than nghèo với bạn không?

– Nhà thơ không có ý định than nghèo

+ Thứ nhất: các thứ đều có nhưng không lấy được,chưa dùng được chứ không phải không có.

+ Thứ hai: sự việc không có trầu là chìa khoá cho thấy sự “không may kia” chỉ là nói cho vui.

5 Ở đây NK đã dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói ấy?                                               

– Thể hiện sự quý mến bạn.

            Gọi HS đọc câu thơ cuối.                     

5Từ những câu trình bày về hoàn cảnh của mình  đến câu cuối “Bác đến… ” NK muốn nói điều gì về tình  bạn? “Ta với ta” ở đây là ai?

 – Tình bạn cao hơn vật chất. Dù vật chất thiếu hoặc không đầy đủ thì bạn bè vẫn quí mến nhau. “Ta với ta” là NK với người bạn.

5Hãy so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ này với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang để thấy rõ tư thế tâm hồn của NK khi bạn đến chơi nhà?

– Ta với ta trong bài Qua Đèo Ngang dùng với nghĩa số ít .Trong bài này, NK dùng cả với  nghĩa số nhiều . “Ta” là 2 người, nhưng “ta” cũng là 1 thể thống nhấtà sự gần gũi, gắn bó chan hoà của 2 người.

5Tình bạn của NK trong bài “BĐCN” là gì? em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong bài thơ?

HS thảo luận nhóm, trình bày.

  GV nhận xét, sửa chữa.

Gọi HS đọc ghi nhớ SGK                     

«HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.        

Gọi HS đọc BT1, 2.                             

GV hướng dẫn HS làm.

HS làm bài tập, trình bày.

GV nhận xét, sửa sai.

ND bài học.

I. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN:

1. Đọc:

 

2. Chú thích:

SGK/104

 

II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Giới thiệu sự việc:

Đã bấy lâu… tới nhà.

 

 

àBạn đến thăm nhà.

 

 

 

 

 

 

2. Hoàn cảnh khi bạn tới nhà:

 

 

 

– Trẻ… đi vắng, chợ… xa

Ao sâu nước cả khôn chày cá

Vườn rộng… khó đuổi gà

… trầu không có.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

àNói quá, người giản dị hoàn toàn không có gì để tiếp bạn.
 

3. Tình bạn bộc lộ:

Bác đến… ta với ta.
àTình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã.
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi nhớ: SGK/105

 

 

 

 

 

III. LUYỆN TẬP:

BT1, 2: VBT

 

 

4. 4Củng cố và luyện tập:

5 Đọc diễn cảm bài thơ “bạn đến chơi nhà”?

            HS đọc

5Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?          

            (A). Ao sâu nước cả.

            B. Cải chửa ra cây.

            C. Bầu vừa rụng rốn.

            D. Đầu trò tiếp khách.

4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.

            -Học bài, làm BT

            -Soạn bài “Xa ngắm thác núi Lư”:

-Trả lời câu hỏi SGK

              +Đọc văn bản

                  +Phân tích bài thơ.

 

Leave a Comment