Giáo án bài ban ngày và ban đêm môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 29: ban ngày và ban đêm  ( tiết 2)   I.MỤC TIÊU: sau bài học, học sinh:  1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 29: ban ngày và ban đêm  ( tiết 2)

 

I.MỤC TIÊU: sau bài học, học sinh:

 1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

   – Mô Tả được bầu trời ban ngày và ban đêm.

   – So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm.

   -So sánh được bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau.

 2.Phẩm chất, năng lực

  2.1Phẩm chất : Trách nhiệm: biết bảo vệ môi trường. Nhân ái: yêu thiên nhiên.

  2.2Năng lực:

   – Giao tiếp: qua các hoạt động nhóm.

   – Giải quyết vấn đề qua các hoạt động giải quyết tình huống.

 3.Vận dụng: biết vận dụng kiến thức dược học để giao tiếp và sáng tạo.

II.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Các tranh ảnh, các đoạn video cảnh bầu trời ban ngày( có mặt trời mọc), bầu trời ban đêm ( có trăng, sao).

 2.Học sinh: SGK, vở bài tập, giấy vẽ, hộp màu.

III.PHƯỚNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC:

 1.Phướng pháp dạy học: Trò chơi, quan sát, thảo luận, sắm vai.

 2.Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm 2,4.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):

*Mục tiêu: Tạo hứng thú khơi gợi nội dung của bài học của tiết học trước.

*Phương pháp: Đàm thoại

*Phương tiện:

*Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho HS hát bài hát Bầu trời xanh ( sáng tác : Nguyễn Văn Quỳ) với câu hỏi:

   + Em cảm nhận như thế nào về bầu trời và những đám mây có trong lời bài hát?”

– GV nhận xét, GV  dẫn dắt HS vào bài học :” Ban ngày và ban đêm.”tiết 2

2.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

2.1 Hoạt động 1: Hình dạng của mặt trăng

*Mục tiêu:HS nhận biết hình dạng của mặt trăng

*Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm 2

* Phướng tiện: tranh 1, 2, 3 SGK trang 122

*Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1, 2, 3 trang 122 SGK thảo luận nhóm 2 với câu hỏi:

   + Em nhìn thấy gì trên bầu trời trong các tranh?

   + Em nhận xét gì về Mặt Trăng trong tranh 1 và tranh 2

 – GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

– GV cùng HS nhận xét và GV hỏi thêm:

   + Có phải đêm nào chúng ta cũng nhìn thấy Mặt Trăng trên bầu trời không ?

   + Quan sát bầu trời ban đêm, chúng ta luôn nhìn thấy gì ?

-GV cùng HS nhận xét, rút ra kết luận.

Kết luận: Có đêm em nhìn thấy Mặt Trăng tròn, có đêm em nhìn thấy Mặt Trăng khuyết, có đêm em không nhìn thấy Mặt Trăng.

2.2 Hoạt động 2: Mô tả Mặt Trăng vào đêm Trung thu

*Mục tiêu:HS nhận biết hình dạng của Mặt Trăng vào đêm Trung thu.

*Phương pháp: Đàm thoại cả lớp

* Phướng tiện: /

*Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho HS thảo luận trước lớp với câu hỏi :

  + Các em đã bao giờ nhìn lên bầu trời vào đêm Trung thu chưa? Khi đó, em thấy Mặt trăng như thế nào ?

– GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

  

Kết luận: Em nhìn thấy Mặt Trăng tròn và sáng vào đêm Trung thu.

NGHỈ GIỮA TIẾT

2.3 Hoạt động 3: Vẽ theo chủ đề

*Mục tiêu:HS vẽ được bầu trời và biết chia sẻ với bạn.

*Phương pháp: Vẽ tranh, chia sẻ.

* Phướng tiện: giấy vẽ, màu vẽ

*Cách tiến hành:

– GV tổ chức HS vẽ tranh theo chủ đề”Bầu trời của em” vẽ giấy vào giấy vẽ và tô màu.

-GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về nội dung bức tranh vẽ trước lớp.

GV đưa ra kết luận.

Kết luận: Vào các đêm khác nhau em nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau.

-GV tổ chức cho HS đọc từ khóa của bài: “Bầu trời – Ban ngày – Ban đêm”.

3.HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI SAU BÀI HỌC CỦNG CỐ):

*Mục tiêu: ghi nhớ bài học để ứng dụng vào thực tiễn.

*Phương pháp: trò chơi

*Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho nghe bài hát Đếm sao vừa chuyền bóng, bài hát dừng HS cầm bóng phải trả lời câu hỏi của củng cố bài của GV

-GV nhận xét và dặn HS về nhà tìm hiểu lợi ích và tác hại của ánh sáng Mặt Trời để chuẩn bị cho bài học sau.        

 

Leave a Comment