Giáo án bài bảng nhân 2 môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file   Bài: bảng nhân 2 ( tiết 1) I. Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng – Tìm được …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

 

Bài: bảng nhân 2 ( tiết 1)

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Tìm được kết quả của phép tính trong bảng nhân 2 và thành lập bảng nhân 2.

– Vận dụng bảng nhân 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

– Thông qua các tình huống thực tiễn Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy,  năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, …

– Các thẻ có chứa chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 .

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG       ND các hoạt động dạy học  Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu: Lập được Bảng nhân 2.

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng  được kiến thức kĩ năng  về Bảng nhân 2 đã học vào giải bài tập.

D.  Hoạt dộng vận dụng

Bài  1: Tính nhẩm:

Mục tiêu: Vận dụng  được kiến thức kĩ năng đã học để tính nhẩm các phép tính trong Bảng nhân 2.

E.Củng cố- dặn dò

            * Ôn tập và khởi động

– GV tổ chức cho HS hát tập thể.

– GV cho HS quan sát tranh GV nêu câu hỏi:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ 2 được lấy mấy lần?

+ Gọi hs nêu phép nhân thích hợp?

Sử dụng máy chiếu để xuất hiện thêm các nhóm bạn.

Nếu cứ lấy thêm 2 như vậy thì tích sẽ thay đổi như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Bảng nhân 2.

– Gv ghi đầu bài.

Gv yêu cầu hs lấy lần lượt các thẻ có 2 chấm tròn rồi lần lượt nêu phép nhân tương ứng.

-Gọi hs lấy thẻ và lần lượt đọc lại các phép nhân vừa thành lập được.

-Gv giới thiệu Bảng nhân 2

-Gọi hs đọc Bảng nhân 2

-Yêu cầu hs đọc bảng nhân 2 cho bạn nghe.

– GV tổ chức trò chơi “Đố bạn”

-Gọi hs đọc lại Bảng nhân 2

– Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi tiến hành hỏi-đáp về các phép tính trong Bảng nhân 2

-Gọi 3-4 nhóm trình bày

-Gọi hs nhận xét

-Nhận xét

-Gọi hs nêu yêu cầu

– Gọi hs trả lời miệng.

-Gọi hs nhận xét.

-Qua bài học này,các em biết thêm được điều gì?

Tổ chức trò chơi :”Ai nhanh ai đúng”

-Dặn hs về nhà đọc Bảng nhân 2 và tìm các tình huống thực tế liên quan đến phép nhân trong Bảng nhân 2 để tiết sau chia sẻ với các bạn.      

– HS hát và vận động

– HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+Tranh vẽ mỗi nhóm có 2 bạn,3 nhóm có 6 bạn.

+ 2 được lấy 3 lần.

+ 2×3=6

Hs quan sát

– HS lắng nghe.

– HS ghi tên bài vào vở.

– 2 được lấy 1 lần.

Ta có phép nhân: 2×1=2

………………………..

2 được lấy 10 lần.

Ta có phép nhân: 2×10=20

-Hs đọc

-Hs lắng nghe

– 4-5 Hs đọc

-Hs thực hiện

– Hs tiến hành hỏi-đáp về phép tính trong Bảng nhân 2.

-2-3 Hs đọc.

– Hs thảo luận

-Hs trình bày

– Hs khác nhận xét, bổ sung

-Hs lắng nghe

-Hs nêu

-Hs trả lời

-Hs nhận xét

-Hs trả lời

Hs chơi trò chơi về các phép tính trong Bảng nhân2

-Hs lắng nghe

Bài : ki-lô-mét (tiết 1)

I. Mục tiêu

1.         Kiến thức, kĩ năng:

–           Biết ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, ki-lô-mét viết tắt là km. Biết được quan hệ giữa li-lô-mét với các đơn vị đo độ dài đã học.

–           Thực hiện được các phép tính với đơn vị mét và vận     dụng giảI quyết vấn đề thực tế.

–           Biết ước lượng độ dài với đơn vị đo ki-lô-mét trong một số trường hợp đơn giản.

2.         Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực: Thông qua việc làm quen với đon vị đo độ dài mới (km); việc thực hiện các phép tính và ước lượng đơn vị đo độ dài, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luân toán học, năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:  Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái có trách nhiệm trong các hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.         Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.

2.         Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        1.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.         1. Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.

2. Viết đơn vị đo độ dài thích hợp vào chồ chấm:

a. Bút chì dài 15…..

b. Bàn học cao khoảng 8….

c. Chiều dài lóp học khoảng ……

d. Quãng đường tò Hà Nội đi Hải Phòng dài khoảng 90….

– YC HS nhận xét bài, GV nhận xét, khen thưởng.

– Lưu ý: Câu d là tình huống để GV khai thác vốn hiểu biết của HS. Từ đó, GV giới thiệu đơn vị đo độ dài mới.

– Gv đưa tranh SGK, yêu cầu HS quan sát và nói cho bạn nghe những thông tin biết được liên quan đến bức tranh.

– GV đặt vấn đề: Các em đã bao giờ nghe nói đến đơn vị đo độ dài ki-lô-mét chưa? Hãy chia sẽ với bạn những thông tin em biết.

– Gv giới thiệu vào bài, ghi bảng    – HS nêu

– 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp.

– HS nhận xét bài bạn.

– HS quan sát tranh, trao đổi cùng bạn.

– HS ghi vở.

25’      2. Hình thành kiến thức

Bài 4 (trang 97)

Mục tiêu: Nhận biết đơn vị đo độ dài ki-lô-mét; cảm nhận được độ dài 1 km trong thực tế cuộc sống

– GV giới thiệu: Để đo những độ dài tương đối lớn như độ dài đường bộ, đường sắt, chiều dài con sông,… người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài ki-lô-mét.

– Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là km.

1km=1000m

1000m = 1km.

– YC HS đọc và ghi vào vở.

– GV lấy một vị trí có khoảng cách từ trường học đến vị trí đó là 1 km để giải thích cho HS cảm nhận được độ dài 1 km.  – HS lắng nghe

– HS đọc và ghi vở.

– HS lắng nghe.

3. Thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào các dạng bài tập về đại lượng

Bài 1 (trang 66)

Mục tiêu: Biết ước lượng độ dài: m, km

Bài 2 (trang 66)

Mục tiêu: Biết tính toán và so sánh các đơn vị đo độ dài đã học.       

– Mời HS đọc to đề bài.

– YC HS làm bài vào SGK

– Tổ chức chữa bài:

+ Câu a: yêu cầu HS nêu đáp án và giải thích vì sao chọn đáp án đó?

+ Câu b: Yêu cầu HS nêu đáp án và hỏi vì sao không chọn đáp án còn lại?

– YC HS trong lớp nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

– GV yêu cầu học sinh đổi chéo vở kiểm tra nhau.

*Câu a: HS đọc yêu cầu.

– YC HS làm bài vào vở.

– Tổ chức cho HS chữa bài:

+Chiếu bài HS. YC hs cả lớp nhận xét.

+ Gv chốt đáp án đúng. Hỏi trong lớp bao nhiêu HS có KQ đúng.

– GV hỏi:

? Làm thế nào để tìm được kết quả của phép tính 200km + 140km?

? Tại sao con biết 45km : 5 = 9km

? Vậy khi thực hiện tính với đơn vị đo độ dài km có giống với đơn vị cm không?

=>Chốt cách thực hiện tính với đơn vị đo độ dài.

*Câu b: HS đọc yêu cầu.

– YC HS làm bài vào vở.

– Tổ chức cho HS chữa bài:

+Chiếu bài HS. YC hs cả lớp nhận xét.

+ Gv chốt đáp án đúng.

– Gv hỏi:

? Tại sao con biết 1km > 300m + 600m

? Khi làm bài tập điền dấu >;<;= con cần lưu ý gì?

=>Chốt cách làm bài điền >,<,=   

– HS đọc đề bài.

– Hs thực hiện nhiệm vụ cá nhân

– HS nêu

– HS nêu

– HS nhận xét, bổ sung

– HS lắng nghe.

– Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

– HS nêu

– HS làm bài vào vở.

– H nhận xét, bổ sung

– HS lắng nghe.

– HS giơ tay

– HS nêu

– HS nêu

– HS nêu

– HS lắng nghe

– HS đọc

– HS làm bài vào vở.

– HS nhận xét, bổ sung

– HS lắng nghe.

– HS nêu

– HS nêu

6’        4. Vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học về đơn vị đo độ dài vào thực tế.

            – GV chiếu hình ảnh về 1 số cột mốc như hình vẽ trong SGK và đố HS: Vị trí trong ảnh còn cách Hà Nội, lạng Sơn, Hà Nam bao nhiêu ki-lô-mét?

– GV nhận xét và chốt đáp án đúng.          – HS quan sát và nếu ra ý kiến.

– HS lắng nghe.

4’        5. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài           Hỏi: Qua các tiết học hôm nay, chúng ta được biết kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.       -HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

 

 

 

Leave a Comment