Giáo án bài bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 (tiết 2) môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 19: bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 (tiết 2)   i. Mục tiêu: HS đạt các yêu cầu sau:        1. Kiến thức, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 19: bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 (tiết 2)

  i. Mục tiêu: HS đạt các yêu cầu sau:

       1. Kiến thức, kĩ năng:

– Tìm được kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

– Vận dụng Bảng trừ (tra cứu Bảng trừ) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu học sinh ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng trừ).

– Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc  sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

2. Năng lực:

– Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

3. Phẩm chất:

– Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Các thẻ chấm tròn, các thẻ phép tính.

2. HS: Que tính, sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.

    III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Thời gian       Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

3 phút

A.        Khởi động.

Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho học sinh.

–           GV cùng khởi  động với hs.

Giới thiệu bài: Tiết học trước, các em đã biết cách lập bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm nay các em cùng vận dụng để đi giải các bài tập có liên quan đến bảng trừ.

–           GV ghi bảng:

Bài 19: Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 (tiết 2)

–           Trình chiếu mục tiêu.

            –           Trưởng ban VN cho lớp hát một bài.  HS hát và vỗ tay theo nhịp.

–           Lắng nghe.

–           HS mở sgk, đọc nối tiếp tên bài.

–           Đọc to mục tiêu.

30 phút          

B.Thực hành, luyện tập.

Bài 3:

Mục tiêu: HS biết vận dụng bảng trừ trong thực hành tính nhẩm và liên hệ giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.         –           Cho hs đọc yêu cầu và làm bài tập 3.

–           GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

–           Để điền được phép tính đúng, con đã làm thế nào?

–           GV tuyên dương học sinh có sáng tạo.    

–           HS đọc đề bài sau đó tự làm vào vở Bài tập Toán: viết phép tính thích hợp cho từng ô còn thiếu.

–           Trao đổi với bạn về bài làm của mình.

–           Chia sẻ trước lớp.

–           Con tra Bảng trừ/ Con lấy số bị trừ làm mốc và đặt câu hỏi: 11 trừ mấy bằng 8? 12 trừ mấy bằng 8?13 trừ mấy bằng 8….

            Bài 4:

Mục tiêu:Liên hệ giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

            –           Gọi hs đọc đề bài.

–           HDHS phân tích đề.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ HS suy nghĩ, làm bài vào vở, sau đó chia sẻ với bạn.

–           GV nhận xét, hỏi học sinh vì sao con làm phép trừ 13 – 7?

–           Với bài toán đi tìm đối tượng còn lại, ta làm phép tính trừ.       – HS đọc to đề bài.

+ Bài toán cho biết giàn gấc nhà bà Nga có tất cả 13 quả, trong đó có 7 quả đã chin.

+ Bài toán hỏi: Giàn gấc còn mấy quả chưa chin?

–           Làm bài cá nhân vào vở, sau đó chia sẻ với bạn trong nhóm đôi.

–           2- 3 hs chia sẻ trước lớp.

–           HS trả lời.

5 phút C.Vận dụng.

Mục tiêu: HS biết vận dụng bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 thực tế.

            –           Khuyến khích hs tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.

–           GV nhận xét, tuyên dương hs đã biết vận dụng bảng trừ vào thực tế.  –           HS nếu tình huống, mời bạn trả lời.

VD: Cô giáo mua về 15 chiếc bút chì, cô đã thưởng cho học sinh 9 chiếc. Hỏi cô giáo còn lại bao nhiêu chiếc bút chì?

2 phút D.Củng cố, dặn dò.

Mục tiêu: HS chia sẻ  về nội dung bài.

            –           Hôm nay các em biết thêm được điều gì?

–           Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ có nhớ trong  phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

–           Nhận xét tiết học.     –           Em được ôn tập về bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20  và vận dụng vào tình huống thực tế.

–           Lắng nghe, thực hiện.

Leave a Comment