Giáo án bài bảo quản đồ dùng cá nhân môn đạo đức lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 8: bảo quản đồ dùng cá nhân (tiết 2) I. Mục tiêu 1.         Kiến thức, kĩ năng: –           Nêu được một số biểu hiện của …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 8: bảo quản đồ dùng cá nhân (tiết 2)

I. Mục tiêu

1.         Kiến thức, kĩ năng:

–           Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

–           Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.

2.         Phát triển năng lực và phẩm chất:

–           Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân.

–           Nhắc nhở bạn bè người thân có ý thức bảo vệ và sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình và mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

3.         Giáo viên: SGK, SGV,một số đồ dùng cá nhân, phếu thảo luận nhóm, bảng phụ, bút dạ màu,…

4.         Học sinh: vở bài tập thực hành đạo đức 2, bút,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

T.g       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

4’

            1. Khởi động Mục tiêu:Kiểm tra bài cũ và kết nối bài học.      

 

–           Gv nêu câu hỏi:

? Em hãy nêu một số việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân?

–           Gv nhận xét và khen ngợi.

–           Gv giới thiệu bài mới.

–           Gv  ghi đầu bài lên bảng.    –           Lớp hát 1 bài

–           Hs nêu: Sử dụng đúng cách, vệ sinh sạch sẽ, cất vào đúng vị trí, đánh dấu vào đồ dùng để  tránh thất lạc,…

–           Hs nhận xét.

–           Lớp khen.

–           Hs ghi đầu bài vào vở

15’

12’      2. Thực hành

*HĐ1:Nhận xét hành vi.

Mục tiêu: Hs bày tỏ thái độ,ý kiến phù hợp với một số việc làm thể hiện việc giữ gìn, bảo quản đò dùng cá nhân

*HĐ2: Xử lí tình huống:

Mục tiêu:Hs đưa ra được những việc làm phù hợp thể hiện việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân.

*HĐ3: Liên hệ.

Mục tiêu:Hs nêu được các việc làm và cách thực hiện phù hợp giúp bảo quản và giữ gìn đồ dùng cá nhân.

1.         Vận dụng

2.         *HĐ 1:Lựa chọn và đánh dấu.

Mục tiêu: Hs biết lựa chọn và đánh dấu 1 số đồ dùng để tránh thất lạc.

HĐ 2: Vệ sinh, làm sạch đồ dùng cá nhân.

Mục tiêu: Hs tự ý thức được việc làm sạch đồ dùng cá nhân là vô cùng quan trọng.

HĐ 3: Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

–           Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm đôi:đọc hoạt động 1 và quan sát các tranh theo các câu hỏi trong 5 phút:

+ Tranh vẽ gì?

+ Bạn trong tranh đang làm gì?

+ Em có đồng ý với việc làm của bạn không?

–           Gv  mời 1 số nhóm trình bày.

-Gv nhận xét và khen nhóm.

Gv  kết luận:

Tranh 1:Hai bạn nhỏ đang lấy chiếc khăn len ra để chơi trò kéo co. Việc làm này sẽ khiến cho chiếc khăn nhanh bị hỏng vì vậy không nên làm.

Tranh 2: Bạn nhỏ đánh dấu chiếc cặp sách của mình bằng  cách viết tên mình vào bảng tên được gắn bên ngoài chiếc cặp sách. Đây là việc làm thể hiện sự bảo quẩn đồ dùng cá nhân. Việc làm này nhằm tránh thất lạc chiếc cặp sách nên ủng hộ và đồng tình.

Tranh 3: Bạn nhỏ vẽ bậy vào bìa ngoài cuốn sách. Đây là việc làm không tốt cho đồ dùng cá nhân. Sẽ khiến cho cuốn sách bị bẩn, xấu, nhanh cũ đây là việc làm không nên .

Tranh 4: Bạn nhỏ rửa bình nước cá nhân. Đây là việc làm bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, giúp cho bình nước cá nhân luôn được sạch sẽ, vệ sinh.Việc làm này nên được ủng hộ.

Tranh 5: Bạn nhỏ đang xếp bút vào hộp.đây là việc làm thể hiện sự bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân, giúp bút bền, đẹp, không bị thất lạc. đây là việc các con nên làm.

Tranh 6: Bạn nhỏ đang dùng chân hất tung đôi dép ra khỏi chân thay vì lấy tay cởi cẩn thân. Làm như vậy dép sẽ nhanh bị sởn, rách, hỏng các con không nên làm.

    Qua khai thác các tình huống trong các bức tranh.

?Các em đã làm những việc làm nào trong những việc trên?

? Việc làm đó mang lại những điều gì cho mọi người xung quanh?

–           Gv yêu cầu hs đọc yêu cầu

–           Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm  hs: Thảo luận nhóm 4 và sắm vai  1 trong 2 tình huống sau:

Tình huống 1: Con nhớ giữ gìn và sử dụng bàn chải cẩn thận nhé!

Tình huống : Chúng mình lấy thước kẻ chơi đấu kiếm đi.

Thời gian chuẩn bị của các nhóm là 3 phút.

Gv quan sát hỗ trợ, đặt câu hỏi dẫn dắt khi cần thiết.

-Gv gọi 1 số nhóm trình bày.

– Gv mời hs nhận xét , góp ý, bổ xung.

Gv khai thác thêm một số tình huống của các nhóm khác.

Gv chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình với mỗi phương án khác hợp lý hơn.

+ Tình huống 1: Em nên khuyên bạn rửa bàn chải trước và sau khi sử dụng, cất bàn chải ở nơi khô ráo trong phòng tắm. Làm như vậy sẽ giúp bàn chải sạch sẽ, bền đẹp, bảo đảm vệ sinh, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

+ Tình huống 2: Em nên khuyên bạn nên từ chối lời rủ rê đó vì lấy thước kẻ chơi đấu kiếm có thể làm gãy thước kẻ và khiến người khác bị thương.

–           Gv nhận xét sự tham gia của các Hs trong hoạt động này và khen một số nhóm.

Gv yêu cầu hs đọc câu hỏi trong sách.

GV yêu cầu hs trao đổi nhóm đôi câu hỏi sau:

+ Em đã biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng cá nhân chưa?

+Em đã và sẽ làm gì với những đồ dùng cá nhân của mình? Đó là những đồ dùng cá nhân nào?

Gv nhận xét góp ý kiến cho hs.

–           Gv  cho hs di chuyển về vị trí của nhóm mình. Để hs thảo luận, tìm cách để đánh dấu đồ dùng của mình cho phù hợp.

–           Gv quan sát và hỗ trợ các nhóm.

–           GV đặt câu hỏi

? Đánh dấu bằng cách nào?

? Đánh dấu vào chỗ nào?

     ? Đánh dấu như thế nào?

–           Gv quan sát và hỗ trợ khi cần thiết.

–           Gv mời hs các nhóm thuyết trình.

Gv cho hs các nhóm còn lại đi xung quanh quan sát sản phẩm của nhóm bạn.

–           Gv chia sẻ ý kiến và suy nghĩ cuả mình với mỗi phương án mà các nhóm đưa ra, gợi ý thêm các phương án hợp lý.

–           Gv nhận xét sự tham gia hoạt động của hs trong hoạt động này.

–           Gv cho hs về vị trí ngồi của mình.

–           Cho hs tự chọn 1 đồ dùng của mình đã chuẩn bị để tự vệ sinh.

–           Gv quan sát và hướng dẫn các em vệ sinh đúng cách.

–           Gv mời 1 số hs thao tác lại và hướng dẫn cả lớp vệ sinh đồ dùng cá nhân đó.

–           Gv nhận xét và chỉnh sửa các thao tác cho hs.

–           Gv nhận xét và khen ngợi hs.

–           Gv cho hs làm việc nhóm đôi.

? Em sẽ nhắc nhở bạn và người thân bảo vệ đồ dùng cá nhân nào? Bảo quản ra sao?

Gv nhận xét và nhắc nhở hs cần để đồ dùng đúng nơi quy định, sau khi dùng xong phải sắp xếp ngăn náp cẩn thận và rửa sạch sẽ,… có như vậy các đồ dùng mới bền, đẹp và dùng được lâu hơn.

–           Gv yêu cầu  hs đọc đồng thanh.

Tranh 1:

?Hs1:Tranh vẽ gì?

Hs2: Tranh vẽ cảnh 2 bạn đang chơi đùa với nhau.

?Hs1: Bạn trong tranh đang làm gì?

Hs2: Hai bạn đang tranh giành chiếc khăn hay hai bạn nhỏ đang lấy chiếc khăn len ra để chơi trò kéo co.

?Hs1: Bạn có đồng ý với việc làm đó không? Vì sao?

Hs2: Tớ không đồng ý vối việc làm đó. Vì làm như vậy sẽ làm dão khăn và hỏng chiếc khăn đó.

   Các tranh còn lại hs làm tương tự.

–           Hs nhận xét.

–           Hs lắng nghe

–           Con đánh dấu đồ dùng, rửa sạch bình đựng nước cá nhân, cất gọn bút vào hộp.

–           Những việc làm đó sẽ giúp con và người thân bảo vệ và giữ gìn đồ dùng.

–           Hs đọc yêu cầu.

-Hs chuẩn bị và thảo luận.

–           Hs sắm vai.

–           Hs Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của các bạn theo các tiêu chí sau:

+ Phương án xử lý, hợp lý.

+ Đóng vai: sinh động hấp dẫn.

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc.

–           Hs lắng nghe.

Hs đọc.

Hs thảo luận.

Hs trả lời

? Hs1: Bạn đã biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng cá nhân chưa?

Hs2: Tớ đã biết bảo quẩn và giữ gìn đồ dùng cá nhân.

? Hs1: Bạn đã và sẽ làm gì với những đồ dùng cá nhân của mình? Đó là những đồ dùng cá nhân nào?

Hs2: Tớ lau rửa, cất gọn gàng, sử dụng nhẹ tay các đồ gốm sứ thủy tinh dễ vỡ như: cốc, bình, hộp bút, cặp, sách vở, quần, áo,…

Hs nhận xét.

–           Hs di chuyển và thảo luận.

–           Hs trả lời:

+ Đánh dấu bằng cách viết tên, nhãn vở, tạo ra 1 kí hiệu nào đó như: con số, màu sắc, hay con vật…

+ Đánh dấu vào bên trong hay bên ngoài, mép đồ dùng,…

+ Viết trực tiếp lên đồ dùng hay nhãn vở, dép,…

–           Hs thực hiện.

–           Hs các nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

–           Hs nhận xét theo các tiêu chí sau:

+ Thái độ làm việc: Tập trung, nghiêm túc,…

+ Sản phẩm : Đẹp mắt.

+ Trình bày: Ngắn gọn, nói to, rõ ràng,…

–           Hs lắng nghe.

–           Hs khen các nhóm hoạt động tích cực.

–           Hs di chuyển về vị trí ban đầu.

–           Hs lấy đò dùng ra và tiến hành vệ sinh đồ dùng cá nhân của mình.

–           2 đến 3 hs lên bảng thực hành lại và hướng dẫn các bạn cùng thực hiện.

–           Hs nhận xét.

–           Hs làm việc nhóm đôi.

Hs1: ?Bạn và người thân đã bảo vệ đồ dùng cá nhân nào? Bảo quản ra sao?

Hs2:Tớ và người thân đã bảo quản đồ dùng học tập như sách vở, bút, mực, thước,… và đồ dùng cá nhân giày dép, quàn, áo,..cẩn thận sắp xếp ngăn nắp để đúng nơi quy định không để bừa bãi tránh thất lạc và mất.

Hs khác làm tương tự.

–           Hs nhận xét

–           Hs đọc đồng thanh.

–           Hs đọc đồng thanh lời khuyên trong SGK trang 47.

4’       

3.         Củng cố -Dặn dò

   Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức

Gv đặt câu hỏi cho bài học.

? Bài học nhắc nhở chúng ta điều gì?

-Gv nhận xét và đánh giá sự tham gia  của hs trong giờ học.

-Gv dặn dò hs cùng hướng dẫn và tham gia bảo quản, vệ sinh và giữ gìn đồ dùng cá nhân.

– Xem và chuẩn bị trước bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình.    

–           Hs: Phải biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng cá nhân.

–           Hs lắng nghe và khen ngợi những bạn tích cực

–           Hs lắng nghe.

Ôn tập cuối học kì ii

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, thái độ về các chuẩn mực hành vi: bảo quản đồ dùng cá nhân, bảo quản đồ dùng gia đình, thể hiện cảm xúc bản thân, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, tuân thủ quy định nơi công cộng, yêu quê hương.

– Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, các hình vẽ (cho trò chơi đuổi hình bắt chữ),thiết kế trò chơi: Mảnh ghép bí mật, bông hoa

2.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, áo/chăn (mỗi đội đưa mỗi cái), bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.     – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

*Cách chơi: – GV đưa ra các hình vẽ gắn với nội dung từng bài học (có thể lấy các hình vẽ trong SGK). Dựa vào hình vẽ, HS đoán tên bài học được nói đến.

– GV chia lớp làm hai đội, cử thi kí dán bông hoa (mỗi câu trả lời đúng tặng 1 bông hoa)

– GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương sự tham gia của HS trong trò chơi.     

– HS tham gia chơi

– HS nêu tên bài học.

– HS lắng nghe.

9’        2. Luyện tập

*HĐ 1: Trò chơi “Thi thể hiện kĩ năng bảo quản đồ dùng, thể hiện cảm xúc tích cực và kiểm soát cảm xúc tiêu cực”

*Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, kỹ năng, hành vi bảo quản đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình và kiểm soát cảm xúc.  Cách chơi:

– GV chia lớp làm các đội (tương ứng các tổ).

– Mỗi đội thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Gấp gọn áo/ chăn.

+ Xếp gọn đồ dùng sách vở, đồ dùng học tập tại khu vực của đội mình.

+ Vẽ khuôn mặt chỉ cảm xúc của mình khi chơi (mỗi HS chỉ vẽ 1 khuôn mặt).

+ Vẽ khuôn mặt chỉ cảm xúc của bạn khi chơi xong (mỗi HS chỉ vẽ 1 khuôn mặt).

– Thời gian: 5 phút

– Sau thời gian quy định, các đội trưng bày sản phẩm, các bạn đi quan sát.

– Cách đánh giá: Gv có thể cho HS đánh giá bằng cách thả tim. Đội nào có nhiều bạn thả tim thì đội đó chiến thắng.

– Nhận xét, tuyên dương các bạn tham gia trò chơi.

– GV khen những bạn thực hiện tốt các hành vi giữ gìn và bảo quản đồ dùng.         

– HS tham gia trò chơi

– Thả tim

– Lắng nghe

10’

* HĐ 2: Vẽ tranh thể hiện quy định nơi công cộng

*Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, kỹ năng, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng.        Cách tiến hành:

– Gv chia lớp thành 6 nhóm.

– Yêu cầu HS nêu một số quy định nơi công cộng.

– Mỗi nhóm lựa chọn 2 trong các quy định đã nêu rồi vẽ tranh minh họa quy định đó.

– Các nhóm cử một bạn lên, trình bày chia sẻ.

– Gv nhận xét thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương nhóm tích cực.

– Gv chốt: Tuân thủ quy định nơi công cộng ở quê hương cũng là một việc làm thể hiện tình yêu quê hương.           

-HS nêu một số quy định

– Vẽ theo nhóm

– Nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

– Lắng nghe

– HS lắng nghe

8’        * HĐ 3: Trò chơi “Mảnh ghép bí mật”

*Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, hành vi thể hiện tình yêu nơi mình đang sống, học tập.   *Chuẩn bị:

– Gv thiết kế 8 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép tương ứng chứa các câu hỏi và bức tranh( vẽ hoặc chụp ) về quê hương; nơi bạn đang sống.

*Cách chơi:

– Chia lớp làm hai đội

– Mỗi đội sẽ lựa chọn một ô bất kỳ, mở ô đó ra chứa đựng một câu hỏi (nội dung câu hỏi có liên qua đến bức tranh, đến quê hương), mỗi bức tranh chứa đựng một chữ cái. Nếu đội nào trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được một bông hoa.

– Sau khi mở các mảnh ghép trả lời đúng từ khóa: Quê hương; hát được bài hát về quê hương sẽ được nhận 5 bông hoa.

– Đội nào nhận được nhiều hoa là đội chiến thắng.

– Câu hỏi có thể là;

+ Tên con đường là gì?

+ Người này có công lao gì đối với quê hương?

+ Tên người này là gì?

+ Nghề nghiệp chính của người dân ở quê hương là gì?

+ Nêu việc làm (thể hiện tình yêu quê hương) trong bức tranh?

+……….

– Nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng.

– Gv chốt kiến thức về thể hiện tình yêu quê hương.     

– HS tham gia trò chơi

-HS lắng nghe, trả lời câu hỏi, hát,…

– Lắng nghe.

3’        3. Củng cố – dặn dò

            – Nêu tên các bài đạo đức đã học?

H: Em học được gì trong tiết học hôm nay?

H: Em thích điều gì nhất trong tiết học nay?

– GV nhận xét, đánh giá tiết học

– Tặng hoa, phần thưởng cho HS học tốt. 2-3 HS nêu

– HS trả lời

– Lắng nghe.

 

           

Leave a Comment