Giáo án bài bảo quản đồ dùng trong gia đình (tiết 3) môn đạo đức lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Chủ đề: quý trọng thời gian Bài 9: bảo quản đồ dùng trong gia đình (tiết 3) I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Chủ đề: quý trọng thời gian

Bài 9: bảo quản đồ dùng trong gia đình (tiết 3)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– HS thực hiện được việc rửa, cất gọn bát đĩa.

– HS biết cùng người thân trong gia đình bảo quản các đồ dùng trong nhà.

– Có thói quen bảo quản đồ dùng gia đình và nhắc nhở mọi người bảo quản đồ dùng gia đình.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, phiếu thực hành (phần Vận dụng)

2.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.     GV tổ chức cho HS hát, múa vũ điệu “Lau bàn”

GV đánh giá, giới thiệu bài mới.    HS múa hát theo nhạc

HS lắng nghe

12’      2. Vận dụng

Hoạt động 1: Thực hành rửa và cất gọn bát đĩa

*Mục tiêu: HS thực hiện được việc rửa, cất gọn bát đĩa.            – GV cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

+ Điều gì có thể xảy ra nếu bát đĩa bẩn?

+ Điều gì có thể xảy ra nếu bát đĩa vỡ?

+ Rửa bát đĩa nên được thực hiện như thế nào?

+ Cất bát đĩa nên được thực hiện như thế nào?

– GV mời HS chia sẻ ý kiến

– GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.           – HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Bát đĩa bẩn thì ăn thức ăn đựng ở bát đĩa đó sẽ bị đau bụng,…

+ Các mảnh vỡ có thể khiến chúng ta bị thương

+ Bỏ thức ăn thừa/ tráng bát đĩa qua nước/ Rửa xà phòng/ tráng sạch bát đĩa/ phơi khô bát đĩa.

+ Cất nơi khô ráo, bát riêng, đĩa riêng,..

– Nhiều HS chia sẻ ý kiến cá nhân, lớp nhận xét, góp ý.

– HS lắng nghe

10’      Hoạt động 2: Cùng người thân lau dọn, xếp lại các đồ dùng trong gia đình.

Mục tiêu:

HS biết cùng người thân trong gia đình bảo quản các đồ dùng trong nhà.

            – GV hỏi:

+ Gia đình em có cùng nhau dọn dẹp, sắp xếp các đồ dùng trong gia đình không?

+ Khi đó, em đã làm những việc gì?

+ Kết quả thực hiện như thế nào?

+ Thái độ của mọi người khi em cùng tham gia dọn dẹp như thế nào?

– GV đánh giá, nhận xét

– GV yêu cầu HS về nhà cùng người thân lau dọn, sắp xếp các đồ dùng trong gia đình, lấy phiếu các nhận và nhận xét từ phía gia đình cho việc thực hành của cá nhân.  -5-6 HS chia sẻ ý kiến cá nhân theo những câu hỏi GV đưa ra

– HS nhận xét, lắng nghe

– HS lắng nghe, thực hiện

Phiếu thực hành

1. Những việc em đã làm    

2. Kết quả những việc làm đó        

3. Ý kiến của người thân    

3’        Hoạt động 3:

Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình

Mục tiêu:

– Có thói quen bảo quản đồ dùng gia đình svà nhắc nhở mọi người bảo quản đồ dùng gia đình.   – GV yêu cầu HS về nhắc nhở bạn bè và người thân bảo quản đồ dùng gia đình và chia sẻ lại những việc đã thực hiện đó.          – HS lắng nghe, thực hiện.

5’        3. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học – GV hỏi:

+ Em học được gì từ bài này?

– GV tóm tắt nội dung chính của bài học.

– GV cho HS đọc lời khuyên trong sách.

– GV nhận xét, đánh giá tiết học    – HS nêu

– HS lắng nghe

– 1 HS đọc, lớp đọc thầm

– HS lắng nghe

Bài 65 :  khối trụ – khối cầu

I. Mục tiêu: sau bài học, hs có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

-Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu.

– Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình.

– Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

– Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:

– Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: mô hình khối trụ, khối cầu bằng bìa hoặc nhựa…hộp sữa, cái cốc, ống nước …

– HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG       ND các HĐDH          Hoạt động của GV    Hoạt động của HS

5’

A. Khởi động:

MT : Tạo hứng thú cho hs vào bài.

* Ôn tập và khởi động

– GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học toán.

– GV cho HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đồ vật đó.

– Gv kết hợp giới thiệu bài.

– HS hát và vận động theo bài hát Em học toán.

– HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đồ vật:

Ví dụ: Hộp sữa, hộp keo có dạng khối trụ; quả bóng, viên bi có dạng khối cầu, …

– Đại diện các nhóm nêu kết quả.

– HS lắng nghe.

– HS ghi tên bài vào vở.

10’      B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu.

            *GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 đặt các đồ vật đã chuẩn bị. Nhìn hộp sữa và sắp xếp các đồ vật có dạng giống hộp sữa vào trong giỏ màu xanh. Nhìn quả bóng và sắp xếp các đồ vật có dạng  giống quả bóng vào trong giỏ màu đỏ.

-GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

-GV mời các nhóm báo cáo.

– GV cho HS thực hành theo nhóm 4: xếp riêng các đồ vật có dạng hình khối trụ và có dạng hình khối cầu.

-GV mời các nhóm báo cáo.           – HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu của GV.

– HS cầm khối trụ và khối cầu  bằng gỗ hoặc bằng nhựa có dạng hình khối trụ, khối cầu rồi quan sát, xoay, lật chạm vào các khối và nói: “Đây là khối trụ”; “Đây là khối cầu”.

– HS các nhóm báo cáo nói về màu sắc và kích thước rồi nói: “Khối trụ”; “Khối cầu”.

– HS thực hành theo nhóm 4.

– Đại diện các nhóm báo cáo.

                        * GV cho HS quan sát tranh đồ vật hình khối trụ :

H: Đây là gì? Nó có hình dạng hình gì? Em thấy hoặc được sờ vào nó chưa?

– GV giới thiệu hộp sữa, khúc gỗ …đây là những đồ vật có dạng hình khối trụ.

-Gv cho HS xem cả tư thế đứng và nằm của khối trụ. Gv cho Hs quan sát nhiều mẫu khác nhau .

-GV giới thiệu mô hình thật và hình vẽ trong SGK /34.

– GV cho HS nhắm mắt 30 giây tưởng tượng hình ảnh khối trụ trong đầu.

* GV cho HS quan sát tranh đồ vật hình khối cầu :

– Đây là gì ?Nó có hình dạng hình gì ?

-GV cho HS quan sát xung quanh những đồ vật có dạng khối cầu .

GV giới thiệu mô hình thật và hình vẽ trong SGK /34.

– GV cho HS nhắm mắt 30 giây tưởng tượng hình ảnh khối cầu trong đầu.

– Nhận xét, tuyên dương.    

– 2-3 HS trả lời: hộp sữa, khúc gỗ.

-HS quan sát xung quanh và hai đáy của những đồ vật đó.

– HS lấy ví dụ và chia sẻ.

– HS cả lớp thực hành.

– HS chia sẻ quả bóng, viên bi.

– HS lắng nghe, nhắc lại.

– HS cả lớp thực hành.

15’      C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Bài 1/28:

Mục tiêu: Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình. 

– GV gọi HS đọc YC bài.

H: Bài yêu cầu làm gì?

– GV hướng dẫn HS quan sát và nêu cách nhận biết khối trụ, khối cầu.

– GV gọi HS kể tên đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu.

– Nhận xét, tuyên dương.    

Bài 1/28:

– 2 -3 HS đọc.

– 1-2 HS trả lời: Xem các hình sau rồi kể tên một số đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu.

– HS làm việc cá nhân TLCH:

+ Dạng khối trụ: hộp sữa, lon nước, bình cá.

+Dạng khối cầu: Qủa bóng

– HS chia sẻ trước lớp.

– HS lắng nghe nhận xét bạn.

            Bài 2/29:

Mục tiêu: Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan biết được khối nào lăn được.   

– Gọi HS đọc YC bài.

H: Bài yêu cầu làm gì?

– GV cho HS lên bảng lớp thực hành và TLCH.

– GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Đánh giá, nhận xét bài HS.

H: Hãy nêu tên một số đồ vật có dạng  khối trụ hoặc khối cầu mà em biết .

-Gv nhận xét, tuyên dương.            Bài 2/29:

– 2HS đọc YC bài.

– 1-2 HS trả lời.

-2 HS lên bảng thực hành và TLCH: khối trụ, khối cầu lăn được.

– HS theo dõi, lắng nghe nhận xét bạn.

-HS thi Ai nhanh hơn và nói đúng thì được 1 tràng vỗ tay .

Vd:Viên bi đá, bóng tennis, khối cầu.

Thùng phi nước, cột điện khối trụ …

            Bài 3/29:

Mục tiêu: Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình. 

– Gọi HS đọc YC bài.

H: Bài yêu cầu làm gì?

– GV cho HS quan sát tranh SGK thảo luận nhóm đôi và TLCH.

-GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

– Đánh giá, nhận xét bài HS.           Bài 3/29:

– 2HS đọc YC bài.

– Mỗi hình sau có bao nhiêu khối trụ? Khối cầu? Khối lập phương? Khối hộp chữ nhật?

– HS làm việc nhóm đôi và TLCH +Hình 1: 2 khối trụ, 1 khối cầu, 1 khối lập phương, 1 khối hộp chữ nhật.

+Hình 2: 5 khối trụ, 4 khối cầu, 1 khối lập phương, 1 khối hộp chữ nhật.

– 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.

– HS lắng nghe nhận xét bạn.

5’        D.  Hoạt dộng vận dụng

Bài 4/29:

Mục tiêu: Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu.   

– GV gọi HS đọc YC bài.

H: Bài yêu cầu làm gì?

– GV cho HS quan sát xung quanh lớp học và kể tên đồ vật có khối trụ, vật nào có khối cầu?

– GV gọi HS chia sẻ.

-GV nhận xét, tuyên dương.          

Bài 4/29:

– 2HS đọc YC bài.

– Kể tên một số đồ vật trong thực tế.

– HS nối tiếp nhau chia sẻ trước lớp.

– HS lắng nghe nhận xét bạn.

5’        E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.          – Hôm nay em học bài gì?

– Về nhà tìm thêm khối trụ khối cầu có trong nhà em nhé .

– Nhận xét giờ học.   – Bài khối trụ, khối cầu.

– HS lắng nghe .

Leave a Comment