Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Bài đọc 1: bé xem tranh
(55 phút)
I. Mục tiêu
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
– Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nhịp thơ đúng sau mỗi dòng thơ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
– Hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ xem bức tranh mẹ mua, cảm thấy cảnh trong tranh đẹp và giống như làng của mình. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm yêu quê hương của bạn nhỏ.
– Tìm đúng trong bài thơ 1 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú. Biết đặt câu thể hiện sự ngạc nhiên thích thú.
2. Năng lực
– Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
– Năng lực riêng:
• Củng cố hiểu biết về bài thơ 4 chữ.
• Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp; thuộc lòng 12 dòng thơ.
3. Phẩm chất
– Thêm yêu quê hương, đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Máy tính, máy chiếu để chiếu.
– Giáo án.
2. Đối với học sinh
– SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
– GV giới thiệu bài học: Mỗi một vùng quê trên đất nước Việt Nam đều đẹp và đáng tự hào. Bài thơ Bé xem tranh kể về một bản nhỏ ngắm mẹ mua, thấy cảnh trong tranh rất gần gũi. Vì sao bức tranh đó lại gần gũi với bạn nhỏ? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu về bài thơ.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: HS đọc bài Bé xem tranh, ngắt nhịp thơ đúng sau mỗi dòng thơ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b. Cách tiến hành :
– GV đọc mẫu bài đọc:
+ Phát âm đúng các từ ngữ.
+ Ngắt nhịp thơ đúng sau mỗi dòng thơ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
– GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: ngợp.
– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 đoạn thơ.
– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: long lanh, nghộ nghĩnh, đồng lúa, kéo lưới, hôm nao, làng ta.
– GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 đoạn thơ trong bài đọc.
– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).
– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 99.
b. Cách tiến hành:
– GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ những gì?
+ HS2 (Câu 2): Vì sao bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê của mình.
+ HS3 (Câu 3): Nói về một hình ảnh em thích trong bài thơ.
– GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi.
– GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu điều gì?
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Học cách nói lời ngạc nhiên, thích thú; đặt câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
b. Cách tiến hành:
– GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Tìm trong bài thơ một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ khi xem tranh.
+ HS2 (Câu 2): Đặt một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của em trước một bức tranh hoặc một cảnh đẹp.
M: Ồ, bức tranh đẹp quá.
– GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.
– GV mời đại diện HS trình bày kết quả.
Hoạt động 4: Học thuộc lòng 12 dòng thơ đầu
a. Mục tiêu: HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ đầu.
b. Cách tiến hành:
– GV hướng dẫn cả lớp HTL 12 dòng thơ đầu.
– GV yêu cầu HS thi đọc thuộc 12 dòng thơ (cá nhân, tổ).
– GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS đọc phần chú giải từ ngữ:
+ Ngợp: đầy khắp, như bao trùm cả không gian.
– HS đọc bài.
– HS luyện phát âm.
– HS luyện đọc.
– HS thi đọc.
– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS đọc yêu cầu câu hỏi.
– HS trao đổi theo nhóm đôi.
– HS trình bày kết quả:
+ Câu 1: Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ đồng lúa, bông lúa thơm vàng chín cong đuôi gà, con đò cập bến đêm trăng, thuyền kéo lưới trong tiếng hò, cò bay ngược gió giữa bầu trời cao trong veo.
+ Câu 2: Bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê của mình vì: cảnh trong tranh rất giống cảnh làng của bạn.
+ Câu 3: Tôi thích hình ảnh đồng lúa chín cong đuôi gà. / Tôi thấy hình ảnh con đò cập bến trăng ngợp đôi bờ rất đẹp. / Tôi yêu hình ảnh cò bay ngược gió giữa bâu trời cao trong veo. / Hình ảnh mắt bé long lanh, cười ngộ nghĩnh rất đáng yêu.
– HS trả lời: Bài thơ nói về bạn nhỏ xem bức tranh mẹ mua, thấy cảnh trong tranh đẹp quá và gần gũi như ai đó vẽ về làng mình. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm yêu quê hương của bạn nhỏ.
– HS đọc yêu cầu câu hỏi.
– HS làm bài vào vở.
– HS trình bày:
+ Câu 1: Câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú trong bài thơ: Ồ, đây giống quá …
+ Câu 2: Đặt 1 câu thể hiện sự ngạc nhiên thích thú của em trước một bức tranh hoặc một cảnh đẹp: Ồ, bức tranh đẹp quá! / Ồ, bức tranh mới đẹp làm sao! /.Ôi, cảnh này tuyệt đẹp! /Cảnh này quá đẹp. / Phong cảnh đẹp ơi là đẹp! /…
– HS học thuộc lòng 12 dòng thơ đầu.
– HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.