Giáo án bài Biện pháp đấu tranh sinh học thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 63 Biện pháp đấu tranh sinh học   I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: – HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học. Thấy được …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

63 Biện pháp đấu tranh sinh học

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học. Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch.

– Nêu được nhưng ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học

     2. Năng lực

                                Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung  N¨ng lùc chuyªn biÖt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học

– N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT    – Năng lực kiến thức sinh học

– Năng lực thực nghiệm

– Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

– Tranh H59.1 SGK

– Tư liệu về đấu tranh sinh học.

2. Học sinh

– Kẻ phiếu học tập vào vở “Các biện pháp đấu tranh sinh học”

III. TIẾN TRÌNH:

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

– Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV               HOẠT ĐỘNG HS                NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

 

Trong thiên nhiên để tồn tại các loài động vật có mối liên hệ với nhau, con người cũng dựa vào mối liên hệ này để mang lại lợi ích …

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a)            Mục tiêu:    

 Khái niệm đấu tranh sinh học. Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học. (10’)

– GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Thế nào đấu tranh sinh học?

Cho VD về đấu tranh sinh học

– GV giải thích SV tiêu diệt SV có hại gọi là thiên địch

– GV thông báo các biện pháp đấu tranh sinh học             

– Cá nhân tự đọc thông tin GK tr.192 trả lời câu hỏi:

– Yêu nêu được: Dùng sinh vật tiêu diệt SV gây hại

VD mèo diệt chuột          I. Biện pháp đấu tranh sinh học:

 

– Đấu tranh sinh học là sư dụng thiên địch sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các SV gây ra.

2: Những biện pháp đấu tranh sinh học.(15’)

– GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát H59.1 và hoần thành phiếu học tập

– GV kẻ phiếu học tập lên bảng

– GV gọi các nhóm lên viết kết quả trên bảng

– GV thông báo kết quả đúng của các nhóm và yêu cầu theo dõi kiến thức chuẩn

– GV tổng kết ý kiến đúng của các nhóm HS tư rút ra kết luận

– GV yêu cầu

+ Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt SV gây hại

– GV thông báo thêm một số thông tin.

                – Cá nhân tự đọc thông tin SGK tr.192-3 ghi nhớ kiến thức

– Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập

– Đại diện nhóm ghi kết quả của nhóm

– Nhóm khác bổ sung ý kiến

 

– Các nhóm tự sửa chữa nếu cần

 

– Một vài HS trả lời HS khác bổ sung         II. Những biện pháp đấu tranh sinh học

 

* Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:

1. Sử dụng thiên địch:

a) Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. Ví dụ: mèo bắt chuột, cá cờ bắt bọ gậy….

b) Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay tứng của sâu hại. Ví dụ: Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám….

2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Ví dụ: Sử dụng nấm bạch dương và nấm lục cương tiêu diệt bọ xít…

3. Gây vô sinh diệt động vật gây hại. Ví dụ: Tuyệt sản ở ruồi đực thì ruồi cái có giáo phối trứng cũng không được thụ tinh => loài ruồi tự tiêu diệt…

3: Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học. (10’)

– GV cho HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi?

+ đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì?

+ Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì ?

– GV ghi tóm tắt  ý kiến của nhóm

– GV tổng kết ý kiến đúng  của các nhóm cho HS rút ra kết luận.

*THGDMT+BĐKH:Đấu tranh sinh học có vai trò tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường → cần áp dụng các biện pháp đấu tranh sinh học vào thực tiễn cuộc sống (Mèo diệt chuột, gia cầm diệt các loại sâu bọ, ốc, cua…)

                – Mỗi cá nhân tự thu thập kiến thức kiến thức ở thông tin trong SGK tr.194

– Trao đổi nhóm yêu cầu nêu được.

 

– Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung.

 

–              HS chú ý.              III. Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

 

– Ưu điểm: của biện pháp đấu tranh sinh học: tiêu diệt nhiều SV gây hại, tránh ô nhiễm môi trường

– Nhược điểm

+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định

+ Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1: Đâu là biện pháp đấu tranh sinh học

a. Sử dụng thiên địch

b. Gây bệnh truyền nhiễm ở động vật gây hai

c. Gây vô sinh ở động vật gây hại

d. Tất cả những biện pháp trên đúng

Hiển thị đáp án

Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm : Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

→ Đáp án d

Câu 2: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

a. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo

b. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng

c. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú

d. Cóc, cú, mèo rừng, cắt

Hiển thị đáp án

Cá đuôi cờ ăn ấu trùng sâu bọ, thằn lằn và sáo ăn sâu bọ vào ban ngày, cóc ăn sâu bọ vào ban đêm. Chúng đều là những thiên địch của sâu bọ có hại.

→ Đáp án a

Câu 3: Mèo rừng và cú vọ diệt loài sinh vật có hại nào?

a. Sâu bọ

b. Chuột

c. Muỗi

d. Rệp

Hiển thị đáp án

Mèo rừng, cú vọ ăn chuột bảo vệ nông nghiệp

→ Đáp án b

Câu 4: Thiên địch diệt sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian là

a. Rắn sọc dưa

b. Kiến

c. Gia cầm

d. Ong mắt đỏ

Hiển thị đáp án

Gia cầm là thiên địch diệt sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian.

→ Đáp án c

Câu 5: Loài nào là thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại?

a. Cắt

b. Cóc

c. Ong mắt đỏ

d. Ruồi

Hiển thị đáp án

Ong mắt đỏ đẻ trứng lên sâu xám (trứng sâu hại ngô). Ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.

→ Đáp án c

Câu 6: Vi khuẩn nào gây bệnh truyền nhiễm cho thỏ gây hại?

a. Vi khuẩn E coli

b. Vi khuẩn Myoma

c. Vi khuẩn Calixi

d. Cả vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi

Hiển thị đáp án

Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 năm chỉ với 1 % số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm họa về thỏ mới được cơ bản giải quyết.

→ Đáp án d

Câu 7: Loài nào cần làm vô sinh để diệt

a. Muỗi

b. Ruồi

c. Ong mắt đỏ

d. Sâu xám

Hiển thị đáp án

Ở miền Nam nước Mĩ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.

→ Đáp án b

Câu 8: Chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp

a. Là loài có ích

b. Là loài gây hại

c. Vừa có ích, vừa gây hại

d. Không có ảnh hưởng gì đến nông nghiệp

Hiển thị đáp án

Câu 9: Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

1. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại

2. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường

3. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện

4. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường.

a. 1, 2, 3

b. 2, 3

c. 1, 4

d. 1, 3, 4

Hiển thị đáp án

Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, mà không ô nhiễm môi trường lại rẻ tiền và dễ thực hiện.

→ Đáp án d

Câu 10: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

1. Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém

2. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

3. Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.

a. 1, 2

b. 2, 3

c. 1

d. 1, 2, 3

Hiển thị đáp án

Biện pháp đấu tranh sinh học có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những mặt hạn chế:

– Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém

– Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

– Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.

→ Đáp án d

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

   Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

   Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a. Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học:

b. Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.

 

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

– GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

– GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.    1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.        

a. Sử dụng thiên địch: sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại; sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

b. – Sử dụng cho các loài phân tính. Ví dụ như ruồi

   – Người ta tiêu diệt hết các con đực để khiến cho các con cái không sinh đẻ ra con được.

    → Kết quả: các thế hệ sau không được duy trì.

Leave a Comment