Giáo án bài Biện pháp tu từ theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 18 Biện pháp tu từ – Giao nhiệm vụ: – Nhóm 1: Hình ảnh Từ Hải được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh, chi …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

18 Biện pháp tu từ

– Giao nhiệm vụ:

– Nhóm 1: Hình ảnh Từ Hải được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào trong 4 câu thơ trên?

Nhóm 2: Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Thúy Kiều có thái độ ntn? Thái độ ấy được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào?

Nhóm 3,4: Có người cho rằng, Từ Hải quá lạnh lùng khi từ chối mong muốn của Thúy Kiều? Em có đồng ý không? Vì sao?

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – HS thảo luận khoảng 5-7 phút

– Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.

– Các nhóm khác nhận xét chéo.

Thao tác 3: Hướng dẫn Tổng kết.

  a. Mục tiêu: Đ3, Đ4 –CKAH, N1

b. Nội dung hoạt động: Qua việc trả lời câu hỏi, HS chỉ ra những yếu tố đặc sắc thuộc nội dung và nghệ thuật của văn bản.

c.Sản phẩm:

1. Nghệ thuật

Khuynh h¬ướng lí t¬ưởng hoá ng¬ười anh hùng bằng bút pháp ¬ước lệ và cảm hứng vũ trụ ; trong đó, hai phương diện ¬ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau.

2. Ý nghĩa văn bản

 Lí t¬ưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du.

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

Có ý kiến cho rằng “Khi xây dựng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã gửi gắm những ước mơ khát vọng của mình”. Em có nhận xét như thế nào về nhận định trên?

Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng đến ý nghĩa văn bản

– GV gọi HS đọc ghi nhớ và nhớ ngay tại lớp.

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

HĐ  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC phần Thực hành phép điệp và phép đối

 

a. Mục tiêu: Đ1,Đ2,Đ3 -TV

(Làm các bài tập thực hành để củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ đã được học sơ lược ở SGK Ngữ văn lớp 7).

b.Nội dung: SGK, 2 đoạn thơ Trao duyên và Chí khí anh hùng. (dung làm ngữ liệu)

c.Sản phẩm:

1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi:

a. Ngữ liệu 1:

– Nếu thay thế “ nụ tầm xuân” bằng:

+ “ Hoa tầm xuân”

=> “nụ” khác “hoa” , do đó “ nụ tầm xuân” khác “hoa tầm xuân”.

+ “ Cây hoa này”

=> “nụ tầm xuân” và “hoa cây này” thì hoàn toàn xa lạ.

Do vậy: Hình ảnh thay đổi thì ý nghĩa thay đổi; thanh trắc (nụ) đổi thành thanh bằng (hoa) thì âm thanh, nhịp điệu cũng thay đổi.

– Lặp lại “cá mắc câu”, “chim vào lồng”:

+ Việc lặp lại 2 câu sau để nhấn mạnh một thực trạng bất khả kháng.

+ Nếu không lặp lại thì chưa rõ ý “ không thể thoát được”

+ Cách lặp này không giống cách lặp ở câu trên.

* Cách lặp “ nụ tầm xuân” nói đến sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luât.

* Cách lặp này tô đậm tính bi kịch của tình thế “ mắc câu” và “ vào lồng”

b/ Ngữ liệu 2:

Kể từ khi gặp chàng Kim.

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

– lặp từ có giá trị tu từ (điệp ngữ)

 

 2. Bài tập 2:

  Lặp có giá trị tu từ (điệp ngữ)

+ “ Khi tỉnh rượu ……

    Giật mình mình lại thương mình xót xa.

+ “ Khi sao phong gấm……

      Giờ sao …

      Mặt sao …

      Thân sao …………. bấy thân”

+ “ Vui là vui gượng kẻo là

     Ai tri âm đó mặn mà với ai” 

* Định nghĩa về phép điệp:

  Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách  lặp lại một yếu tố diễn đạt ( vần, nhịp, từ, cụm từ, câu ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

c/ HS về nhà làm:

 Phân tích giá trị tu từ của phép điệp trong đoạn thơ sau:

       Ôi Kim lang, hỡi Kim lang.

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

 

II. Luyện tập về phép đối:

*Phần luyện tập

1/. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi: (125,126)

a/ Ngữ liệu (1)& (2)

– Cách sắp xếp từ ngữ có tính chất đối xứng, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu. Sự gắn kết giữa hai vế nhờ sử dụng các từ trái nghĩa hoặc các từ cùng một trường nghĩa.

– Vị trí của các danh từ, động từ, tính từ tạo ra sự cân đối khiến cho người đọc không chỉ thoả mãn về thông tin, mà còn thoả mãn cả về thẩm mỹ.

b/ Ngữ liệu (3) và (4);

– Ngữ liệu (3) sử dụng cách đối bổ sung.

– Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối theo kiểu câu đối.

c/ Tìm : (HS tự làm)

–              “ Khúc sông bên lở, bên bồi,

          Bên lở thì đục, bên bồi thì trong”

 –     “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

              Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”

–              “ Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,

        Giật mình mình lại thương mình xót xa”

–              “ Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

         Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

–      “ Tết đến, cả nhà vui như tết,

         Xuân về, mọi nẻo đẹp như xuân”

2/. Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:  (126)

a/ Phân tích:

b/ Trả lời:

– Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng thiên nhiên.

– Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng.

– Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp và phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp. Vì thế tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.

3/. Bài tập:

* Định nghĩa về phép đối:

          Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.

d.Tổ chức thực hiện.

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

LT phép điệp:

Tổ chức hoạt động nhóm:

Nhóm 1,2: bài tập 1

Nhóm 3,4: bài tập 2

GV  Gọi HS đọc. Xác định yêu cầu. Từng nhóm đại diện trình bày lời giải.

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.

LT phép đối:

Tổ chức hoạt động nhóm:

Nhóm 1,2: bài tập 1

Nhóm 3,4: bài tập 2

GV  Gọi HS đọc. Xác định yêu cầu. Từng nhóm đại diện trình bày lời giải.

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức            – Thực hiện  nhiệm vụ.

Nhóm 1,2: bài tập 1

Nhóm 3,4: bài tập 2

Báo cáo nhiệm vụ.

(NL hợp tác, NL giải quyết vấn đề).

H.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP CỦA CHỦ ĐỀ

a.Mục tiêu: Đ3, Đ4, N1

b.Nội dung: HS sử dụng:

-Phương tiện: SGK, giấy A4, máy tính

-Phương pháp, kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút.

Để tiến hành giao và nhận nhiệm vụ thực hành cho cả chủ đề tích hợp.

Câu hỏi 1: Nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là gì ?

Câu hỏi 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

( Trích Trao duyên, Trang 104, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

2/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Kể từ khi gặp chàng Kim/Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

3/ Xác định thành ngữ và nêu tác dụng của các thành ngữ trong 2 câu thơ:Chị dù thịt nát xương mòn,Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

4/ Kiều đã ràng buộc Vân nhận lời trao duyên của mình như thế nào?

Câu hỏi 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Nàng rằng:Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi

Từ rằng “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đừơng.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

( Trích Chí khí anh hùng, Trang 113, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)

1/ Nêu ý chính văn bản trên? Xét ở góc độ giao tiếp, văn bản sử dụng ngôn ngữ gì ?

2/ Lời của Thuý Kiều trong văn bản gợi nhớ đến câu nói gì theo quan niệm phong kiến ? Tại sao nàng xin đi theo Từ Hải ?

3/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong văn bản?

* Câu hỏi luyện tập chung cho cả chủ đề: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những câu thơ có phép điệp và phép đối trong 2 đoạn trích trao duyên và Chí khí anh hùng?

c.Sản phẩm:

1. Giá trị nhân bản đặc sắc của tư tưởng Nguyễn Du trước hết được thể hiện ở vấn đề quyền sống của con người, của những người nghệ sĩ, những văn nghệ sĩ. Ông đã thấy ý nghĩa xã hội của người nghệ sĩ, người cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần tốt đẹp. Nhà văn nhà thơ không chỉ cần quan tâm, đồng cảm với những nạn nhân của xã hội phong kiến theo nghĩa những người đói cơm rách áo cần được chăm lo bảo vệ mà còn phải biết thương yêu, trân trọng những chủ nhân của các giá trị văn hoá tính thần. Khi những chủ nhân này là người phụ nữ thì sự đồng cảm của nhà thơ lại có ý nghĩa sâu sắc hơn.Điều này được thể hiện rõ nhất qua bài thơ chữ Hán : Đọc Tiểu Thanh kí. Với Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du vừa khóc người vừa khóc mình. Bao đời nay, lòng thương người vẫn là một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo cao cả. Còn biết tự thương mình là một nét mới mang tính thần nhân bản của thời đại cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, thời đại con người không chỉ ý thức về nhân phẩm, về tài năng cá nhân mà còn thức tỉnh nỗi đau của chính mình. Tự thương cũng là một nét mới trong tinh thần nhân bản của Nguyễn Du vì đó chính là sự tự ý thức, là bằng nước mắt mà thấm in bản ngã của mình để chống lại sự chi phối của quan niệm phi ngã, vô ngã.

Cái độc đáo của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du còn được thê’ hiện ở phương diện : khẳng định con người thức tỉnh, con người ý thức.

2. 1/ Văn bản trên có nội dung chính: Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng ;

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

 2/ Biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Kể từ khi gặp chàng Kim/Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề :

–              Phép điệp từ khi 3 lần ;

–     Phép liệt kê : khi gặp chàng Kim ; Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề :

Hiệu quả nghệ thuật: Một loạt điệp từ, liệt kê đem lại cho lời kể của Kiều giọng điệu tha thiết, dồn dập, tha thiết. Kiều không chỉ kể lại mà nàng dường như đang trở về để sống với quá khứ đẹp một lần nữa

3/Thành ngữ: thịt nát xương mòn ; ngậm cười chín suối

Tác dụng của các thành ngữ : chứng tỏ Nguyễn Du am hiểu và vận dụng khéo léo thành ngữ dân gian trong Truyện Kiều. Những thành ngữ đó có tác dụng thuyết phục, đưa Vân vào tình thế phải nhận lời. Điều đó thể hiện sự thông minh, khéo léo của Kiều.

                4/ Kiều đã ràng buộc Vân nhận lời trao duyên của mình:

– Thuý Kiều đã dùng cách nói nhún nhường nhưng mang hàm nghĩa giao phó: cậy (rất khác với nhờ)…câu hỏi tu từ vẻ như ướm hỏi nhưng mang hàm ý bắt buộc .

  – Thuý Kiều đã dùng nghi thức rất trang trọng: ngồi lên-lạy-thưa .

3. / Ý chính của văn bản: Thuý Kiều xin đi theo Từ Hải. Từ Hải đáp lại bằng lời trách nhẹ nhàng và lời hứa hẹn một tương lai tươi sáng với sự nghiệp phi thường.

Xét ở góc độ giao tiếp, văn bản sử dụng ngôn ngữ  đối thoại.

2/ Lời của Thuý Kiều trong văn bản gợi nhớ đến câu nói theo quan niệm phong kiến: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử ( quan niệm tam tòng)

Kiều xin đi theo Từ Hải vì nàng muốn gắn kết với Từ Hải không phải chỉ bằng tình tri kỉ, nam nữ mà bằng nghĩa vợ-chồng. Nàng muốn mình là một phần của cuộc đời Từ để có một chỗ dựa trong cuộc đời- một nét tâm lí rất chân thật ở người con gái yếu đuối có cảnh ngộ như nàng. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp lòng chung thuỷ của Kiều.

3/Biện pháp tu từ trong văn bản :

-Phép liệt kê : mười vạn tinh binh, chiêng dậy đất, tinh rợp đường

-Phép điệp cúa pháp : Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đừơng.

-Nói quá : chiêng dậy đất, tinh rợp đường

-Hoán dụ : mặt phi thường ( anh hùng)

Hiệu quả nghệ thuật: thông qua hàng loạt biện pháp tu từ về từ và tu từ cú pháp, tác giả thể hiện niềm tin, lí tưởng cao cả của anh hùng. Đó là một lí tưởng đẹp. Lí tưởng gắn liền với một quan điểm sống tích cực, một cách sống vượt ra mọi khuôn khổ trói buộc của đời thường để đạt tới mục tiêu cao cả.

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: LT tác giả Nguyễn Du.

Nhóm 2,3: Đoạn trích Trao duyên.

Nhóm 4: LT đoạn trích Chí khí anh hùng.

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

K.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CỦA CHỦ ĐỀ

a.Mục tiêu: Đ4, N1,V1

b.Nội dung hoạt động: Sử dụng :

-Phương tiện: Tài liệu, máy tính.

-Phương pháp, kĩ thuật: đọc tích cực, kĩ thuật lồng ghép.

Thực hiện nhiệm vụ:

1.Từ chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du, hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩa về lòng thương người của tuổi trẻ hôm nay.

2. Từ tình yêu của Thuý Kiều và Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiểu – Nguyễn Du), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 – 600 từ) nêu suy nghĩ của anh/chị vể tình yêu thời hiện đại.

3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về lí tưởng cao đẹp cùa người anh hùng Từ Hải.

c.Sản phẩm:

1. – Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.

– Lòng yêu thương con người là sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu.. Đây là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

– Biểu hiện của lòng yêu thương trong cuộc sống:

+ Cảm thông, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp…(dẫn chứng).

+ Lòng yêu thương tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, bồi đắp cho tâm hồn giới trẻ trong sáng, cao đẹp hơn (dẫn chứng).

– Phê phán những hiện tượng sống thờ ơ vô cảm, ích kỉ, cơ hội trong xã hội hiện nay.

– Khẳng định cuộc sống cần có lòng yêu thương nhất là đối với giới trẻ, liên hộ phương hướng phấn đấu rèn luyện của bản thân.

2. 1.Giới thiệu vấn đề cần bàn luận:Tình yêu thời hiện đại.

2.Tình yêu của Thuý Kiểu và Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên

-Tự nguyện trao duyên cho em mà Kiều vẫn rất đau đớn:

+ Cố níu kéo.

+ Ngẩn ngơ toan tính chuyện mai sau.

-Kiều tưởng như sống lại các kỉ niệm tình yêu:

+ Khắc sâu ki niệm vê mối tình đầu chứng tỏ tình yêu Thuý Kiều dành cho Kim Trọng là tình ỵêu sâu sắc.

+ Việc Thuý Kiêu trao duyên cho Thuý Vân bắt nguổn từ sâu thẳm trái tim yêu rất mực chân thành của nàng.

3.Suy nghĩ vê tình yêu thời hiện đại

-Thời nay vẫn có rất nhiều lứa đôi chung tình như Kiều – Kim.

-Nhưng củng vẫn tồn tại không ít tình yêu vụ lợi, vị kỉ, tầm thường.

-Ở thời đại nào, những mối tình như Kim – Kiều luôn đáng được trận trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca.

3. + Lí tưởng cao đẹp của Từ Hải được thế hiện ở khát vọng xây dựng công danh sự nghiệp.

+ Trong lời nói với Kiều, Từ tự tin khẳng định về một tương lai thành công, muộn thì cũng không quá một năm, chàng nhất định trở vế với cả một cơ đồ to lớn. Những hình ảnh tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường là tưởng tượng của Từ về tương lai, vì nó mà Từ dứt áo ra đi.

+ Xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, Từ đã hướng đến tương lai rực rỡ, điều đó chứng tỏ người anh hùng rất quyết tâm để lập thân, lập nghiệp và sẽ nỗ lực hết mình để biến lí tưởng thành hiện thực huy hoàng.

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

1.Từ chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du, hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩa về lòng thương người của tuổi trẻ hôm nay.

2. Từ tình yêu của Thuý Kiều và Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiểu – Nguyễn Du), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 – 600 từ) nêu suy nghĩ của anh/chị vể tình yêu thời hiện đại.

3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về lí tưởng cao đẹp cùa người anh hùng Từ Hải.

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

*Câu hỏi chung cho HĐ vận dụng của cả chủ đề: Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều qua các trích đoạn đã học (Bài viết có sử dụng dẫn chứng chứa phép điệp, phép đối).

 M.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG  TÌM TÒI, MỞ RỘNG CỦA CHỦ ĐỀ

 

a.Mục tiêu: Từ nội dung bài học, từ những kiến thức đã tiếp thu được, HS biết tự tìm tòi, mở rộng vấn đề để làm phong phú hơn vốn kiến thức của mình.

b.Nội dung: HS sử dụng tài liệu, mạng internet để thực hiện nhiệm vụ sưu tầm tranh ảnh, video về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

c.Sản phẩm: BT đã hoàn thiện của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV            HĐ của HS.

*CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

-GV giao nhiệm vụ:

+ Sưu tầm tranh ảnh, audio, video clip, những bài thơ liên quan đến Nguyễn Du để làm bài thuyết trình về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

+ Đóng vai lại cảnh Trao duyên

+Phác hoạ bằng tranh đoạn trích Chí khí anh hùng

-Đánh giá sản phẩm

                + Chọn lựa tư liệu qua sách báo, mạng internet để làm bài trình chiếu.

-HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết sau

 

Leave a Comment