Giáo án bài biết ơn người thân môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file TIẾT 2: biết ơn người thân   I. MỤC TIÊU:                 1. Về năng lực:                 a. Hướng vào xã hội:                 – Nhận biết được …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

TIẾT 2: biết ơn người thân

 

I. MỤC TIÊU:

                1. Về năng lực:

                a. Hướng vào xã hội:

                – Nhận biết được tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

– Nhận biết được những đặc điểm chung và riêng của các thành viên trong gia đình về sở thích, tính cách, khả năng.

– Thực hiện được lời nói, hành động thể hiện tình yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ gia đình.

– Biết sử dụng một số đồ dùng giá đình một cách an toàn.

– Đánh giá được hoạt động của bản thân, nhóm, bạn bè.

b. Hướng đến bản thân:

                Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương với các thành viên trong gia đình; nêu được một số hành động an toàn và không an toàn trong sinh hoạt ở nhà.

c. Hướng đến tự nhiên:

                Nhận biết được thế nào là môi trường xung quanh sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp; thực hiện được một số việc làm phù hợp lứa tuổi để giữ gỉn môi trường ở nhà sạch, đẹp.

                2. Về phẩm chất:

                Yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình; thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, người thân và những người yêu thương; ý thức trách nhiệm làm những việc phù hợp để giúp đỡ người thân trong gia đình; trung thực trong đánh giá bản thân, nhóm, lớp.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, giấy A3, vòng quay, thẻ từ, giấy bìa, … hình ảnh, video ngắn, …

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, …

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):         

* Mục tiêu:Giúp thu hút sự quan tâm của học sinh vào bài học, tạo hứng khởi cho học sinh đối với bàimới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Cho con” nhạc và lời của Phạm Trọng Cầu.           – Học sinh

hát, kết hợp cử chỉ.

2. Hoạt động khám phá (9-10 phút):       

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết trình bày về những người thân trong gia đì nh đã chăm sóc nhau như thế nào.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp, trực quan.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh xem phim ngắn về cảnh các thành viên trong gia đình chăm sóc nhau.

– Giáo viên yêu cầu học sinh kể thêm về những người thân trong gia đình em đã chăm sóc nhau như thế nào?

– Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về những việc người thân chăm sóc nhau.    – Học sinh xem phim và tranh vẽ trong sách học sinh; thảo luận và trình bày: Những người thân trong gia đình đã chăm sóc nhau như thế nào?

– Học sinh thảo luận và trình bày như: ba mẹ đưa đón em, anh chị chơi với em, mẹ giặt đồ cho em, chị đọc sách em nghe, …

– Học sinh nêu cảm nghĩ của mình trước những việc người thân chăm sóc nhau.

3. Hoạt động luyện tập (9-10 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh sắm vai thực hiện một việc em đã làm cho người thân.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Sắm vai, trực quan.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn 1 việc làm, phân công sắm vai, chọn lời thoại, biểu diễn trước lớp. – Học sinh thực hiện theo nhóm 4.

– Các nhóm khác xem, đóng góp ý kiến.

 

4. Hoạt động mở rộng(5-7 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự làm bông hoa thể hiện lòng biết ơn đối với người thân.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên hướng dẫn cách làm:

+ Cắt 6 hình tròn bằng giấy màu.

+ Dánh 6 hình tròn thành 1 bông hoa (1 hình tròn ở giữa (khác màu) là nhụy, 5 hình còn lại là cánh hoa).

+ Viết chữ “Biết ơn” trong nhụy; các cánh hoa viết “Ông”, “Bà”, “cha”, “Mẹ”, “Anh”, “Chị”, …      

– Mỗi học sinhtự thực hiện và giải thích vì sao mình phải biết ơn những người ấy.

 

5. Đánh giá (2-3 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.

* Cách tiến hành:

Giáo viênđánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu:     

Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn qua phiếu đánh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Comment