Giáo án bài biểu đồ tranh (tiết 2) toán trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 91: biểu đồ tranh (tiết 2) I. Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng – Đọc và mô …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 91: biểu đồ tranh (tiết 2)

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh.

– Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

– Thông qua việc đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh, nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực tư duy và lập luận toán học.

– Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; slide minh họa, 3 loại lá cây, bảng phụ…

2. HS: SHS, VBT, nháp,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG       ND các hoạt động dạy học  Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

8’

2’

            A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi kết nối kiến thức bài mới

B. Hoạt động thực hành – luyện tập

Bài 2:

Mục tiêu: Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh. Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

Bài 3:

Mục tiêu: Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh. Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

D. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: Thực hành trải nghiệm sử dụng  biểu đồ tranh trong các tình huống thực tế.

E. Củng cố, dặn dò

            * Ôn tập và khởi động

– GV tổ chức Trò chơi: “Ai nhanh -Ai khéo”

+ GV chuẩn bị 3 rổ lá. Trong mỗi rổ có 3 loại lá khác nhau.

+ GV chuẩn bị 3 bảng biểu đồ có ghi tên các loại lá.

+ GV phổ biến luật chơi, cách chơi: chia lớp theo 3 nhóm. Các nhóm gắn lá cây đúng với tên gọi của nó trong biểu đồ. Sau khi hết thời gian nhóm nào gắn được nhiều loại lá nhất nhóm đó sẽ chiến thắng.

– GV nhận xét, tuyên dương.

– GV kết nối, giới thiệu bài: Biểu đồ tranh (tiết 2)

– GV gọi HS nêu y/c bài tập 2.

– Tổ chức hs quan sát biểu đồ và đọc câu hỏi

– Tổ chức cho HS làm vở bài tập.

– GV  nhận xét, hỏi HS: Việc thống kê số trứng gà đẻ trong một tuần có ích lợi gì?

– GV chốt: Toán học giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sống.

– GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

– Tổ chức HS quan sát theo nhóm 4 về biểu đồ tranh bài 3/82

– Tổ chức các nhóm trình bày và nhận xét bổ sung cho nhau.

– GV nhận xét, chốt: Nhìn vào biểu đồ về phương tiện đến trường của HS lớp 2A chúng ta thấy: Các bạn lớp 2A đến trường bằng các phương tiện xe buýt, xe đạp, xe máy, đi bộ. Số học sinh đến trường bằng xe buýt nhiều nhất, số học sinh đến trường bằng xe đạp ít nhất.

– GV chuẩn bị 1 biểu đồ tranh trên bảng.

– Yêu cầu HS lấy các hình phẳng trong bộ đồ dùng học Toán 2, phân loại theo màu sắc rồi xếp vào các ô tương ứng trong bảng.

– Yêu cầu HS kiểm đếm và cho biết các thông tin trên biểu đồ tranh vừa có được.

– GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

– Nhận xét tiết học

– Bài học hôm nay, em được học thêm điều gì?

– Về nhà, em hãy tìm ví dụ thực tế liên quan đến việc sử dụng biểu đồ tranh trong cuộc sống.     

– HS quan sát, lắng nghe.

– Mỗi nhóm cử 5 HS lên chơi trò chơi trong vòng  2 phút .

– HS lắng nghe.

– HS nêu yêu cầu bài 2.

– HS quan sát, đọc câu hỏi trong bài.

– HS làm vào vở

– 1 HS trình bày bảng phụ.

+ Con gà mái mơ đẻ 4 trứng, gà mái ri đẻ 6 trứng, gà mái đen đẻ 5 trứng.

+ Con gà mái ri đẻ nhiều  trứng nhất, gà mái mơ đẻ ít trứng nhất.

+ 3 con gà đẻ được tất cả 15 quả trứng.

+Bạn làm thế nào để tìm được số quả trứng của 3 con gà? ( Đếm, cộng)

– Hs nhận xét bài làm của bạn.

– HS trả lời: dùng biểu đồ theo dõi số trứng mà 3 con gà đẻ được giúp chúng ta biết được năng suất đẻ trứng của từng con,…

– HS lắng nghe.

– HS đọc.

– HS quan sát SGK/82

– Các nhóm thảo luận.

– Đại diện nhóm lên điều khiển các nhóm trình bày và nhận xét kết quả.

– HS lắng nghe.

– HS thực hiện theo yêu cầu.

– HS trình bày.

– HS lắng nghe.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe.

Leave a Comment