Giáo án bài bồ câu tung cánh môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài đọc 2: bồ câu tung cánh (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Đọc trôi chảy toàn bài. Phát …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài đọc 2: bồ câu tung cánh

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngừ. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa; tốc độ đọc 70 tiếng/phút. Tốc độ đọc thầm nhanh hơn học kì I.

–           Hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải cuối bài. Trả lời được các câu hỏi về đặc điểm của chim bồ câu; hiểu những thông tin văn bản cung cấp về chim bồ câu.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Biết đặt và trả lời câu hỏi về đặc điểm vật nuôi; hỏi đáp về vật nuôi theo mẫu Ai thế nào?

3. Phẩm chất

–           Biết yêu quý bồ câu, yêu quý vật nuôi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV kiểm tra HS đọc bài Đàn gà mói nở và trả lời câu hỏi về bài đọc.

– GV giới thiệu bài học: Bồ câu là một vật nuôi gần gũi với con người. Từ cách đây 5 000 năm, bồ câu đã được con người đưa về nuôi. Bài Bồ câu tung cánh kể về những đặc điếm đáng quý của loài chim bồ câu.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Bồ cầu tung cánh SHS trang 7 với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

b. Cách tiến hành :

– GV đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: Nguyễn Chích, diều.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn văn:

+ HS1: từ đầu đến “cho con”

+ HS2: tiếp theo đến “quan trọng”.

+ HS3 đoạn còn lại.

+ GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: chim non, ki-lô-mét, huấn luyện.

+ GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn văn.

+ GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS thảo luận và trả lời câu hỏi phần Đọc hiểu SHS trang 7.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong phần Đọc hiểu SHS trang 7.

+ HS1 (Câu 1): Chim bồ câu ấp trứng, nuôi con mới nở như thế nào?

+ HS2 (Câu 2): Vì sao người ta dùng bồ câu để đưa thư?

+ HS3 (Câu 3): Bồ câu đã giúp tướng Nguyễn Chích đánh giặc như thế nào?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi.

– GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– GV chốt lại nội dung bài đọc: Bài đọc cung cấp những thông tin về tổ tiên của bồ câu; về đặc điếm ấp trứng, nuôi con của bồ câu; sự thông minh của bồ câu.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS đặt được câu hỏi cho các từ ngữ in đậm; hỏi đáp về vật nuôi theo mẫu câu gợi ý.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a. Bồ câu rất thông minh.

b. Bồ câu rất thông minh. 

+ HS2 (Câu 2): Xem hình ở trang 3, hỏi đáp với các bạn về vật nuôi theo mẫu sau:

– GV nhắc HS: chỉ hỏi đáp về vật nuôi (gà, bò, bẽ, vịt, bồ câu, lợn, chó), không hỏi đáp về động vật hoang dã.

– GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi, làm bài.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

III. CỦNG CỔ, DẶN DÒ

– GV tổ chức cho HS đọc lại bài Bồ câu tung cánh,

– GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài đoch; tìm được từ ngừ chỉ đặc điếm trong câu văn miêu tả về bồ câu.

– HS đọc bài, trả lời câu hỏi.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc lời giải nghĩa: 

+ Nguyễn Chích (1382-1448): một vị tướng nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, đánh đuổi quân Minh (Trung Quốc), giải phóng đất nước.

+ Diều: bộ phận chứa thức ăn, phình ra ở đoạn dưới cổ các loài chim.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS luyện phát âm.

– HS luyện đọc.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận nhóm đôi.

– HS trả lời:

+ Câu 1: Chim bồ câu ấp trứng nuôi con mới nở bằng cách chim bố mẹ thay nhau ấp trứng. Khi chim non ra đời, bố mẹ không mớm mồi mà mớm sữa chứa trong diều cho con.

+ Câu 2: Người ta dùng bồ câu để đưa thư vì bồ câu rất thông minh, chúng có thể bay xa tới 1800 km nhưng dù bay xa đến đâu chúng vẫn nhớ đường về.

+ Câu 3: Bồ câu đã giúp tướng Nguyền Chích đưa tin, góp phần đánh thang nhiều trận quan trọng.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS thảo luận, làm bài.

– HS trình bày:

Câu 1:

a. Bồ câu rất thông minh -> Con gì rất thông minh?

b) Bồ câu rất thông minh. -> Bồ câu thế nào?

Câu 2:

a) – Con gì béo múp míp?

      Con lợn béo múp míp.

b) – Con lợn thế nào?

       Con lợn béo múp míp. 

Luyện nói và nghe: quan sát tranh ảnh vật nuôi

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Biết nói và đáp lại lời khen, lời an ủi đúng tình huống, lịch sự.

–           Biết ghi lại những điều em quan sát được, nghe được về một vật nuôi qua tranh ảnh, hỏi thêm thầy cô giáo. Nói lại được rõ ràng, sinh động những gì em đã ghi chép.

–           Biết lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Giao tiếp chủ động, tự tin. Hăng hái và mạnh dạn nói lại những điều mình đã quan sát, nghe thấy và ghi lại.

3. Phẩm chất

–           Biết yêu quý loài vật nuôi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để trình chiếu.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng thực hành nói và đáp lại lời khen, lời an ủi đúng tình huống, lịch sự. Các em cũng sẽ luyện tập quan sát và ghi lại kết quả quan sát một vật nuôi qua tranh ảnh (hình dáng, đặc điểm màu lông,  đôi mắt,…). Từ đó, nói lại những gì em quan sát được, nghe được và ghi chép lại. Chúng ta sẽ xem hôm nay ai là người giới thiệu hay về vật nuôi.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành nói và đáp lại lời khen, lời an ủi (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS thực hành nói và đáp lại lời khen, lời an ủi trong 3 tình huống được đưa ra.

b. Mục tiêu:

– GV mời 1 HS đọc yêu cầu của câu hỏi 1: Cùng bạn thực hành nói và đáp lại lời khen, lời an ủi trong các tình huống sau:

a. Bạn khen con mèo nhà em rất xinh.

b. Bác hành xóm khen em khéo chăm đàn gà mới nở.

c. Mẹ em buồn vì con lợn nhà em bị ốm.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp. Hỏi và đáp lời khen, lời an ủi.

– GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận.

– GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Quan sát tranh, ảnh vật nuôi và ghi chép

a. Mục tiêu: HS quan sát tran, ảnh vật nuôi và ghi lại kết quả quan sát theo gợi ý.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu bài tập 2 và phần gợi ý: Quan sát tranh ảnh vật nuôi:

a. Mang đến lớp tranh, ảnh một vật nuôi mà em yêu thích.

b.  Quan sát tranh, ảnh và ghi lại kết quả quan sát:

Gợi ý:

– Đó là tranh, ảnh con vật gì?

– Trong tranh, ảnh, con vật đang làm gì?

– Em thấy con vật thế nào?

– Đặt tên cho tranh, ảnh đó?

+ GV yêu cầu HS quan sát hỉnh minh hoạ trong SGK: con cá vàng, con ngan (vịt xiêm), con chó.

+ GV yêu cầu HS đặt lên bàn tranh, ảnh đã mang đến lớp. HS nào không mang tranh, ảnh sẽ chọn giới thiệu tranh, ảnh một vật nuôi trong SGK.

+ GV mời một số HS tiếp nối nhau nói tên con vật sẽ được giới thiệu: mèo, gà, vịt, hay trâu, bò,…

– GV khen ngợi, khuyến khích nếu HS quan sát kĩ, ghi được nhiều ý.

– GV mời một số HS nói lại kết quả quan sát kèm tranh, ảnh con vật

– GV, HS khác nhận xét, đánh giá.

III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ     

– GV khen ngợi những HS biết quan sát, ghi chép những gi đã quan sát; có lời giới thiệu tranh ảnh vật nuôi hấp dẫn.

– GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết viết đoạn văn dựa vào kết quả quan sát và trao đổi; tìm sách báo chuẩn bị cho tiết học sách báo viết về vật nuôi. Nếu không tìm được sách báo đúng chủ điểm, các em có thể mang đến lớp sách báo có nội dung khác.         

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo cặp.

– HS trình bày:

a) Bạn khen con mèo nhà em rất xinh.

HS 1: Con mèo nhà bạn xinh quá!

HS 2: Cảm ơn bạn. Đúng là nó rất xinh và đáng yêu!

b) Bác hàng xóm khen em khéo chăm đàn gà mới nở.

HS 1 (bác hàng xóm): Đàn gà mới nở nhà cháu mau lớn quá. Cháu thật khéo chăm!

HS 2: Cảm ơn bác. Cháu cho chúng ăn thức ăn sạch và cho ăn đều đặn đấy ạ.

c) Mẹ em buồn vì con lợn nhà em bị ốm.

HS 1: Mẹ đừng buồn. Bác sĩ thú y sẽ đến tiêm thuốc cho lợn. Nó sẽ khỏi mẹ ạ.

HS 2 (mẹ): Mẹ cũng mong thế lắm, con ạ.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS quan sát tranh.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS trình bày.

– HS trình bày.

Đây là mèo Bông nhà mình. Nó đang ngồi trên sân. Lông nó vàng, mắt nó tròn long lanh. Hai tai luôn vểnh lên nghe ngóng. Người nó giống như một nắm bông nên mình rất thích ôm nó. Mình đặt tên cho bức ảnh là mèo Bông của em.

– HS lắng nghe, thực hiện.

Leave a Comment