Giáo án bài Bộ xương thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 7. Bộ xương   I. Mục tiêu:  1. Kiến thức: – Hiểu đượcý nghĩa của hệ vận động trong đời sống. – Kể tên các phần …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

7. Bộ xương

 

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

– Hiểu đượcý nghĩa của hệ vận động trong đời sống.

– Kể tên các phần của bộ xương người

– Hiểu đượccác loại khớp.

      2. Năng lực

                – Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung  N¨ng lùc chuyªn biÖt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học

– N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT    – Năng lực kiến thức sinh học

– Năng lực thực nghiệm

– Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

* GV : – Tranh hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 tr 24, 26 sgk.   

     

* HS   : – Đã nghiên cứu bài mới trước.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

? Lấy ví dụ về phản xạ và phân tích các thành phần của cung phản xạ?

3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG GV               HOẠT ĐỘNG HS                Nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Bộ xương gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Vai trò của bộ xương?

+ Có những loại khớp nào? Vài trò của từng loại khớp?

+ Vì sao ta không nên vác vật quá nặng?

+ Làm gì để bảo vệ bảo vệ và phát triển xương?….

– GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.

– GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.     – HS trả lời.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

 

HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu các phần của xương

Mục tiêu:

– Hiểu được ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống.

– Kể tên các phần của bộ xương người

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm, phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học.

 

– Mô tả lại cấu tạo bộ xương của thỏ?

– GV cho lớp trao đổi chính xác kiến thức.

? Bộ xương có vai trò gì?

? Sọ và cột sống là trục của cơ thể.

? Bộ xương gồm mấy phần? Nêu đặc điểm của mỗi phần?

– GV kiểm tra bằng cách gọi HS đứng lên xác định trên cơ thể mình.

– GV cho HS quan sát đốt sống điển hình. Đặc biệt là cấu tạo ống chứa tuỷ.

? Bộ xương thích nghi với dáng đứng thẳng như thế nào? Xương tay, xương chân có đặc điểm gì? ý nghĩa?

               

– HS trả lời  théo ý hiểu.

=>  Nghiên cứu thông tin SGK + quan sát H.7.1 – 3 trả lời câu hỏi.

HS khác bổ sung.

=> Đại diện 1 nhóm trình bày các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

                I. Các thành phần chính của bộ xương

a. Vai trò của bộ xương:

+ Tạo bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định.

+ Làm chổ bám cho cơ giúp vận động cơ thể.

+ Tạo thành các khoang bảo vệ các nội quan

b. Thành phần của bộ xương:

Bộ xương gồm:

– Xương đầu:

+ Xương sọ phát triển.

+ Xương mặt có lồi cằm.

– Xương thân:

+ Xương cột số gồm nhiều đốt sống khớp lại có 4 chổ cong.

+ Xương lồng ngực gồm xương sườn và xương ức.

– Xương chi.

HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu các loại khớp xương

Mục tiêu: Hiểu được khái niệm khớp, phân biệt các loại khớp và biết được các loại khớp nằm ở bộ phận nào.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm, phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học.

 

? Thế nào là khớp xương?

? Mô tả một khớp động dựa vào khớp đầu gối?

? Khả năng cử động của các loại khớp như thế nào?

– GV bổ sung, kết luận:

– Trong cơ thể người loại khớp nào chiếm nhiều hơn? Điều đó có ý nghĩa gì?

               

=> HS nghiên cứu thông tin SGK quan sát H.7.4 trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

=> HS trả lời được khớp động và khớp bán động giúp cơ thể vận động và lao động một cách linh hoạt.     II. Các khớp xương:

– Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.

– Các loại khớp:

+ Khớp động: Cử động dễ dàng, hai đầu xương có sụn. Giữa là dịch khớp. Ngoài là dây chằng.

+ Khớp bán động: Giữa hai đầu xương có đĩa sụn để hạn chế cử động.

+ Khớp không động: Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa nên không cử động được.

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực kiến thức sinh học.

Câu 1. Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu

C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ

D. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển

Câu 2. Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn ?

A. 4 đôi                                 B. 3 đôi                 C. 1 đôi                                 D. 2 đôi

Câu 3. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?

A. Xương hộp sọ                                                              B. Xương đùi

C. Xương cánh chậu                                        D. Xương đốt sống

Câu 4. Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại ?

A. Xương đốt sống                                                          B. Xương bả vai

C. Xương cánh chậu                                        D. Xương sọ

Câu 5. Bao hoạt dịch có ở loại khớp nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra                  B. Khớp bất động

C. Khớp bán động                                                            D. Khớp động

Câu 6. Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động ?

A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân

B. Khớp giữa các xương hộp sọ

C. Khớp giữa các đốt sống

D. Khớp giữa các đốt ngón tay

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực kiến thức sinh học.

– Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm (2hs/nhóm) hoàn thành các câu hỏi sau:

+ Vì sao khi mới sinh ra con người có 300 chiếc xương nhưng đến khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc?

+ Tại sao khi bẻ khớp ngón tay lại nghe tiếng kêu? Có nên bẻ khớp ngón tay thường xuyên hay không?

+Khi bị sai khớp, gãy xương phải cấp cứu thế nào để không gây nguy hiểm cho nguời bị nạn?

+Tắm nắng có lợi ích gì cho xương?          – Hs hoạt động theo nhóm nhỏ để thảo luận trả lời câu hỏi.         

IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà

1. Tổng kết

– Bộ xương là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ, là nơi bám của các cơ.

– Bộ xương gồm nhiều xương, được chia làm ba phần: xương đầu, xương thân và xương chi. Các xương liên hệ với nhau bởi khớp xương. Có ba loại khớp xương:

+ Khớp động

+ Khớp bán động

+ Khớp bất động

2. Hướng dẫn tự học ở nhà

– Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk

– Đọc mục “Em có biết” trang 26 SGK

– Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm chuẩn bị nội dung phần I bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương để trình bày trước lớp: “Tìm hiểu cấu tạo của xương dài”.

Leave a Comment