Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Bài 6 : BUỔI TRƯA HÈ (2 tiết)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Đọc đúng, rõ ràng bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ, quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng đọc; kĩ năng thuộc lòng, kĩ năng tìm tiếng cùng vần.
3. Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, năng lực quan sát và suy đoán nội dung tranh minh hoạ, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi
4. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chung tình yêu đối với thiên nhiên II.CHUẨN BỊ
1. GV Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính, máy chiếu, video bài hát Em yêu mùa hè quê em (NS Xuân Trang).
2. Học sinh: SGK, vở, bút.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động
– Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
– Khởi động
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
a . Em thấy những gì trong tranh?
b . Cảnh vật và con người ở đây như thế nào?
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Buổi trưa hè. -HS nhắc lại
+ Một số (2 – 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
2. Đọc
-GV đọc mẫu bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
-HS đọc từng dòng thơ
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1, GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS: ngẫm nghĩ, trưa vắng, chập chờn.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.
-GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
-HS đọc từng khổ thơ.
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (chập chờn: trạng thái khi ấn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không; rạo rực: Ở trạng thái có những cảm xúc, tình cảm làm xao xuyến trong lòng, như có cái gì thôi thúc không yên).
+ Cho HS đọc từng khổ thơ theo nhóm,
+ YC Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.
-HS đọc cả bài thơ.
+ Cho HS đọc cả bài.
+ Lớp học đồng thanh cả bài thơ. -HS lắng nghe.
-HS đọc từng dòng thơ
-HS đọc ngắt nhịp theo hướng dẫn.
-HS đọc từng khổ thơ.
-HS đọc trong nhóm.
-HS đọc trước lớp.
+1 – 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. +Lớp đọc ĐT.
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ vả tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ.
-Cho HS viết những tiếng tìm được vào vở.
-GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả, GV và HS nhận xét, đánh giá.
-GV và HS thống nhất câu trả lời (dim – im, lả – ả , nghỉ – nghĩ , hơn – chờn). -HS làm việc nhóm , cùng đọc lại bài thơ vả tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ
-HS viết những tiếng tìm được vào vở.
-Một số HS trình bày kết quả.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
4. Trả lời câu hỏi
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a . Những con vật nào được nói tới trong bài thơ ?
b . Những từ ngữ nào trong bài thơ cho thấy buổi trưa hè rất yên tĩnh ?
c . Em thích khổ thơ nào trong bài? Vì sao?
-GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời.
– GV và HS thống nhất câu trả lời (a. con bò, con bướm; b. Từ ngữ cho thấy buổi trưa hè rất yên tĩnh: lim dim, êm ả, vắng; c. Câu trả lời mở). – HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng cấu hỏi.
-Một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
5. Học thuộc lòng
GV treo bảng phụ hoặc trình chiểu hai khổ thơ cuối.
– GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoả che hết. Chủ ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này. – Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.
-HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần.
6. Nói về điều em thích ở mùa hè
– GV yêu cầu HS chia nhóm và trao đổi với nhau.
– Cho HS trình bày trước lớp.
– GV nhận xét, tuyên dương. -HS chia nhóm và trao đổi với nhau.
-Một số ( 2 – 3 ) HS trình bày trước lớp.
7. Củng cố
– GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.
– GV tóm tắt lại những nội dung chính.
– GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
-Cho HS nghe bài hát Em yêu mùa hè quê em
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS;
-Dặn HS về nhà ôn lại bài học. -HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).
-HS lắng nghe.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.