Giáo án bài Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ , cứu nước (1965 – 1973) (Tiết 3) thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 27 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ , cứu nước (1965 – 1973) (Tiết 3) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

27 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ , cứu nước

(1965 – 1973) (Tiết 3)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

– Trình bày được những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội của nhân dân miền Bắc (1969 – 1973).

– Trình bày được những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972).

– Giải thích được vì sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không".     

– Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri.

2. Kĩ năng

                                Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và các kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

                                Bồi dưỡng lòng  yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, Đông Dương, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.

4. Định hướng phát triển năng lực

– Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ;

– Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

                                + Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, nhóm…

IV. Chuẩn bị       

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án word và Powerpoint.

– Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

– Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

– Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan.

  V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

– Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về Hiệp định Pa ri. Dựa trên những kiến thức học sinh đã biết và chưa biết, GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi kích thích sự tò mò hiểu những điều chưa biết sẽ được giải đáp trong bài học, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

         – Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

         – Thời gian: 2 phút.

         – Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem đoạn clip về Hiệp định Pa-ri, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em nhận xét gì sau khi xem đoạn clip này?

         – Dự kiến sản phẩm

          Mỗi HS có thể trả lời theo sự hiểu biết của mình với các mức độ khác nhau. GV kết nối vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mĩ (1969 – 1973)

 2.  Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương   

– Mục tiêu: Trình bày được những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972). Giải thích được vì sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không".     

– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

– Thời gian: 15 phút.

– Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

(Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Đọc SGK.

– Chia lớp thành 6 nhóm: Trình bày những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972). Giải thích được vì sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không".

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích các nhóm hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Hướng dẫn HS quan sát hình 66, 67 – SGK để biết được các phong trào đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ".

2.  Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương   

– Ngày 16 – 4 – 1972, Mĩ tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

– Trong điều kiện chiến tranh, các hoạt động sản xuất, xây dựng miền Bắc không bị ngừng trệ, giao thông vẫn bảo đảm thông suốt.

– Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12 – 1972.

– Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không", buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri (1 – 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

3. Hoạt động 3: V. Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

– Mục tiêu: Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri.

– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

– Thời gian: 15 phút.

– Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: Trình bày cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc của Mĩ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

V. Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

– Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27 – 1 – 1973, nội dung bao gồm các điều khoản cơ bản:

+ Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

+ Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

+ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

+ Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do…

– Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam. 

3.3. Hoạt động luyện tập

– Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới về cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mĩ cứu nước.

– Thời gian: 5 phút

                – Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá  nhân. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

 Lập bảng tóm tắt theo yêu cầu dưới đây về các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam (1954 – 1975)

Thời gian

Chiến lược

 m mưu của Mĩ

Thắng lợi có tính chất bước ngoặt của ta

1954 – 1960

1961 – 1965

 1965 – 1968

1969 – 1973

 Dự kiến sản phẩm

Thời gian

Chiến lược

 m mưu của Mĩ

Thắng lợi có tính chất bước ngoặt của ta

1954 – 1960

Chiến tranh đơn phương

Chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ

Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960)

1961 – 1965

Chiến tranh đặc biệt

Dùng người Việt đánh người Việt

– Trận Ấp Bắc (Mĩ Tho)

– Chiến thắng Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài

1965 – 1968

Chiến tranh cục bộ

Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực để có thể áp đảo quân chủ lực, giành lại thế chủ động, đẩy ta vào thế phòng ngự, phân nhỏ tán rồi lụi dần.

– Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965

– Chiến thắng hai mùa khô (đông- xuân 1965 – 1966 và đông xuân 1966 – 1967)

– Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).

1969 – 1973

Việt Nam hoá chiến tranh và Đông Dương hoá chiến tranh

– Dùng người Việt trị người Việt,

– Mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970) Lào (1971), dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

Cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972

.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng và vận dụng

– Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

                – Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Lập bẳng niên đại và sự kiện về thắng lợi chung của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia trên các mặt trận quân sự và chính trị từ năm 1969 đến năm 1973.

– Dự kiến sản phẩm

Mặt trận

Thời gian

Sự kiện

Chính trị

 Ngày 24, 25 – 4 – 1970

 Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia họp để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu, chống đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Quân sự

 Ngày 30 – 4 đến ngày 30 – 6 – 1970

 Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia, đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.

 Ngày 12 – 2 đến ngày 23 – 3 – 1971

 Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719”, quét sạch 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn khỏi đường 9 – Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

 – GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

                                + Chuẩn bị bài mới

                                – Xem trước mục I, II bài 30.

                                – Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

                                – Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học

Leave a Comment