Giáo án bài Các hình thức kết cấu của văn thuyết minh theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 5 Các hình thức kết cấu của văn thuyết minh   TT           MỤC  TIÊU          MÃ HOÁ Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết 1              Nhớ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

5 Các hình thức kết cấu của văn thuyết minh

 

TT           MỤC  TIÊU          MÃ HOÁ

Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết

1              Nhớ lại các kiến thức cơ bản đã học về văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS.  Đ1

2              Nắm được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh.            Đ2

3              Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp            N1

4              Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi         NG1

5              Biết tạo lập văn bản thuyết minh theo hình thức kết cấu phù hợp với đối tượng.                V1

Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề

6              Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.            TC-TH

7              Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.          GT- HT

8              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.    GQVĐ

Phẩm chất chủ yếu: Yêu nước; Trách nhiệm

9              Tự hào, yêu quý hơn nữa tiếng Việt, quê hương, đất nước.

                YN

10           Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.

                TN

 

 

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.            Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…

2.            Học liệu: SGK, hình ảnh, ; Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

A. TIẾN TRÌNH

 

Hoạt động học  

Mục tiêu              Nội dung dạy học trọng tâm       

PP, KTDH             Phương án kiểm tra đánh giá

 

  Hoạt động           Mở đầu

 (7 phút)               Kết nối – Đ1        Huy động vốn kiến thức về văn thuyết minh đã học; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới        Đàm thoại gợi mở

                GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.

Hoạt động Hình thành kiến thức

(20 phút)             Đ1, Đ2, N1, NG1; GT-HT                 -Tìm hiểu kết cấu văn bản

-Tìm hiểu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh               Đàm thoại gợi mở

Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Kĩ thuật làm việc nhóm  GV đánh giá  phiếu học tập,  sản phẩm học tập của HS.

 

Hoạt động

Luyện tập

( 10 phút)            Đ2, N1, NG1 ; TCTH          Thực hành: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão bằng kết cấu hỗn hợp.

                Hoạt động nhóm, Dạy học giải quyết vấn đề        GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án

 

Hoạt động Vận dụng

(5 phút)                V1, TCTH             Thuyết minh 1 bài thơ sau của Nguyễn Trãi (HS tự chọn)

HS nói rõ hình thức kết cấu lựa chọn trong bài thuyết minh.

                Dạy        học giải quyết vấn đề     GV đánh giá qua bài làm về nhà của HS.

Hoạt động

Mở rộng

(3 phút)                V1, TCTH              Mở rộng, tự trau dồi cách viết thêm các kiểu kết cấu cho các đề văn sưu tầm được.          Dạy học giải quyết vấn đề     Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

B.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

HĐ 1. KHỞI ĐỘNG

 

a.Mục tiêu: Kết nối – Đ1

b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng:

-Phương tiện: Máy chiếu.

-Phương pháp, kĩ thuật: kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút.

– HS trả lời câu hỏi.

-2 Video .

c. Sản phẩm:

 + Một danh lam thắng cảnh.

+ Một danh nhân.

d.Tổ chức thực hiện:

GV chiếu 1 video thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể.

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV chiếu 1 video thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể.

 

– GV giao nhiệm vụ: Video này có nội dung gì? Có kết cấu như thế nào?

Từ đó có thể rút ra kết luận chung gì về bố cục của văn bản thuyết minh (đã học ở THCS)?

 – Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – HS quan sát video.

– Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

* Yêu cầu:

–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.

– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.

– Có thái độ tích cực, hứng thú.

HĐ  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HĐ1: tìm hiểu về hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

a.Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, NG1; GT-HT

 

b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng:

-Phương tiện: Sách giáo khoa.

-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày một phút,

– HS hoàn thiện sản phẩm theo các câu hỏi sau:

*HS tìm hiểu mục I SGK trang 165,166 và thực hiện những yêu cầu đã nêu (theo nhóm):

 

a-Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản .

 

b-Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản .

 

c-Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản . Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.

 

d-Nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

 

c.Sản phẩm:

1. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về  cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề nào đó. Có nhiều loại văn bản thuyết minh.

→  kết cấu của văn bản thuyết minh là cách tổ chức sắp xếp các thành tố cho văn bản thành một đơn vị thống nhất ,hoàn chỉnh và có ý nghĩa

2. Văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau :

– Kết cấu theo trình tự thời gian : trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.

– Kết cấu theo trình tự không gian : trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên – bên dưới, bên trong – bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát,…).

– Kết cấu theo trình tự lôgic : trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân – kết quả, chung – riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…).

– Kết cấu theo trình tự hỗn hợp : trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.

d. Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của GV            HĐ của HS

GV GIAO NHIỆM VỤ THEO NHÓM:

 

*tìm hiểu mục I SGK trang 165,166 và thực hiện những yêu cầu đã nêu:

 

Nhóm 1:-Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản .

 

Nhóm 2: -Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản .

 

Nhóm 3: -Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản . Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.

 

Nhóm 4: -Nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

 

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – HS sử dụng sách giáo khoa.

– Thảo luận theo nhóm.

– Hoàn thiện sản phẩm.

– Báo cáo sản phâm và nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.

(Năng lực thu thập thông tin. Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra. Năng lực giao tiếp tiếng Việt)

Hoạt động 2: Rèn kĩ năng cho học sinh:

a.            Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, NG1; GT-HT

HS chỉ ra hình thức kết cấu của 2 văn bản thuyết minh trong sgk.

b.            Nội dung: HS đọc văn bản trong sgk, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV để tìm ra kết cấu của 2 văn bản thuyết minh này.

c.             Sản phẩm

1. Hình thức kết cấu của văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân :

 Đối tượng và mục đích thuyết minh :

– Đối tượng : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

– Mục đích : nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa văn hoá của nó trong đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

– Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.

– Diễn biến lễ hội :

+ Thi nấu cơm : làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối, nấu cơm.

+ Chấm thi : các tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm để đảm bảo chính xác, công bằng.

– Ý nghĩa văn hoá của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân lao động.

 

         2. Hình thức kết cấu của văn bản Bưởi Phúc Trạch :

 Đối tượng và mục đích thuyết minh :

– Đối tượng : bưởi Phúc Trạch – một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh.

– Mục đích : giúp người đọc hình dung, cảm nhận được đặc điểm (hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn, giá trị bổ dưỡng) của bưởi Phúc Trạch.

 Các ý chính của văn bản :

     – Về hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch.

– Về hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch.

– Về sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.

– Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.

 

3. Về cách sắp xếp ý của hai văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và Bưởi Phúc Trạch.

– Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân tổ chức kết cấu theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.

      – Văn bản Bưởi Phúc Trạch tổ chức kết cấu theo trình tự quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), trình tự quan hệ lôgic (các phương diện khác nhau của quả bưởi : hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị bổ dưỡng) và trình tự quan hệ nhân quả (giữa ý thứ nhất, thứ hai và ý thứ ba ; giữa ý thứ ba và ý thứ tư).

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

Đọc văn bản trong sgk và trả lời câu hỏi.

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

(NL giải quyết vấn đề)

HĐ 3.LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu:  N1,V1, TCTH

b. Nội dung: HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trắc nghiêm bằng kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

– Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão bằng kết cấu hỗn hợp.

c. Sản phẩm: 1B,2B,3D,4B

Thuyết minh bài Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, có thể tổ chức kết cấu như sau :

– Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng.

– Thuyết minh về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ :

+ Giá trị nội dung của bài thơ.

+ Giá trị nghệ thuật của bài thơ.

Chú ý : Có thể thuyết minh giá trị nghệ thuật của bài thơ trước rồi mới thuyết minh giá trị nội dung hoặc đan xen.

– Khẳng định về giá trị của bài thơ.

2/ Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước, có thể giới thiệu dựa theo gợi ý sau :

– Giới thiệu chung về di tích hoặc thắng cảnh : tên gọi, giá trị nổi bật,…

– Thuyết minh cụ thể về đặc điểm, giá trị các mặt của di tích hoặc thắng cảnh : vị trí, quang cảnh, sự tích, đặc điểm và giá trị tiêu biểu,…

Có thể thuyết minh theo trình tự thời gian, không gian, quan hệ lôgic,… hoặc phối hợp một cách linh hoạt, tự nhiên các trình tự kết cấu.

– Khẳng định, nhấn mạnh về đặc điểm cũng như giá trị của đối tượng đã thuyết minh

 

d.Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV            HĐ của HS

GV giao nhiệm vụ:

Câu 1: Thuyết minh là gì?

A. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc,

người nghe về một quan điểm tư tưởng.

B.Trình bày, giới thiệu, giải thích…nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất,

ngun nhân,…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội

C.Trình bày diễn biến sự việc, nhân vật nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, bày

tỏ thái độ khen chê.

D. Dùng các chi tiết, hình ảnh…nhằm tái hiện một cách sống động để người đọc hình

dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh.

Câu 2: Văn bản thuyết minh dùng phương pháp nào?

A. Miêu tả bằng lời văn.

B. Trình bày, giới thiệu, giải thích.

C. Kể lại câu chuyện.

D. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

Câu 3: Mục đích của văn bản thuyết minh là:

A. Nhằm kể lại một câu chuyện đã có trong cuộc sống.

B. Thường tả lại một người, một vật…trong đời sống.

C. Dùng để bàn luận một vấn đề nào đó trong cuộc sống.

D. Nhằm cung cấp tri thức( về đặc diểm, tính chất ngun nhân…) về sự việc, hiện tượng trong tự nhiên hoặc xã hội.

Câu 4: Đối với đối tượng thuyết minh, để thuyết minh cho đúng, người viết cần nắm được nội dung:

A. Tên đối tượng cần thuyết minh.

B. Bản chất của đối tượng thuyết minh.

C. Địa chỉ của đối tượng thuyết minh.

D. Hình ảnh của đối tượng thuyết minh.

                – Đọc câu hỏi và suy nghĩ trả lời.

–   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

(Năng lực giải quyết vấn đề)

HĐ 4.VẬN DỤNG

a.Mục tiêu:  N1, V1, TCTH

b.Nội dung: HS thuyết minh một bài thơ bằng đoạn văn khoảng 200 chữ: Thuyết minh bài thơ sau của Nguyễn Trãi

             Cây chuối

Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm,

Đây buồng lạ, màu thâu đêm.

Tình thư một bức phong còn kín,

Giỏ nơi đâu gượng mở xem

(Vãn học 10, tập một, NXB Giáo dục – 2000, tr. 133)

c.Sản phẩm:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cây chuối.

2. Thuyết minh về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ :

a/ Giá trị nội dung của bài thơ.

+ Sức sống tràn trề, tươi tốt: cây chuối vốn đã xanh tốt, bén hơi xuân lại càng tổt thêm hơn nữa.

+ Vẻ đẹp thanh tao, quyến rũ: buồng chuối gợi liên tưởng đến buồng mĩ nhân với mùi hương tỏa suốt đêm thâu.

+ Vẻ đẹp lãng mạn, tình tứ: đọt chuối non như bức thư tình còn phong kín, e ấp trước chàng gió mùa xuân.

b/ Giá trị nghệ thuật của bài thơ: thơ chữ Nôm, thất ngôn xem lục ngôn, hình ảnh gần gũi, giàu ý nghĩa.

Chú ý : Có thể thuyết minh giá trị nghệ thuật của bài thơ trước rồi mới thuyết minh giá trị nội dung hoặc đan xen.

– Khẳng định về giá trị của bài thơ.

 

d.Tổ chức thực hiện.

 

Hoạt động của GV            HĐ của HS

GV giao nhiệm vụ: Thuyết minh bài thơ sau của Nguyễn Trãi

             Cây chuối

Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm,

Đây buồng lạ, màu thâu đêm.

Tình thư một bức phong còn kín,

Giỏ nơi đâu gượng mở xem

(Vãn học 10, tập một, NXB Giáo dục – 2000, tr. 133)

– Đánh giá sản phẩm.

                –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

(Năng lực giải quyết vấn đề)

 

HĐ 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

a.Mục tiêu: V1, TCTH

     b.Nội dung: HS lập sơ đồ tư duy bài học.

c.Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS.

 d. Tổ chức thực hiện.          

 

Hoạt động của GV            HĐ của HS

-GV giao nhiệm vụ:

Tìm hiểu thêm các hình thức kết cấu văn thuyết minh. Tự lập dàn ý cho các đề văn thuyết minh sưu tầm được theo các hình thức kết cấu đã học.

– Đánh giá sản phẩm của HS.

                -HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

+ Tìm hiểu các hình thức kết cấu.

+ Dựa vào bài học, lựa chọn kết cấu phù hợp đề thuyết minh.

 

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau thay cho kiểm tra bài cũ.

( Năng lực tự học)

    IV. Tài liệu tham khảo

      – Bố cục của văn bản.

      – Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,…

      – Một số tài liệu trên mạng internet.

    V. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Leave a Comment