Giáo án bài Các quốc gia cổ đại phương Tây theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây    HI LẠP VÀ RÔ-MA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh cần đạt được …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

4 Các quốc gia cổ đại phương Tây

 

 HI LẠP VÀ RÔ-MA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh cần đạt được

1. Kiến thức

Điều kiện tự nhiên và cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải.

Thể chế chính trị tại Hi Lạp và Rô- Ma.

Chế độ chiếm nô.

Văn hóa Hi Lạp và Rô-ma.

           2. Năng lực

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tư liệu SGK, tranh ảnh, phân tích, đánh giá, so sánh.

3. Phẩm chất

Giáo dục cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử.

Năng lực so sánh, năng lực giải quyết tình huống, năng lực tự học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Chuẩn bị của giáo viên

Thiết bị dạy học: Tranh ảnh,  lược đồ, đoạn phim tư liệu; tranh ảnh về lịch sử thời kỳ cổ đại; bản đồ các quốc gia cổ đại Phương Tây.

 Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch dạy- học, sách giáo viên, tư liệu tham khảo, giáo trình LSTG – Tập I, các tài liệu liên quan khác…

2. Chuẩn bị của học sinh

Tìm hiểu về sự hình thành các quốc gia cổ đại  phương Tây và đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu về các quốc gia cổ đại Hi lạp và Rô-ma.

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY  HỌC

* Ổn định tổ chức lớp

1.  HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu

Với việc quan sát một số lược đồ "các quốc gia cổ đại Phương Tây" và các hình ảnh về văn hóa cổ đại học sinh sẽ nhớ lại những kiến thức cơ bản về sự hình thành các quốc gia cổ đại Phương Tây, văn hóa cổ đại Phương Tây. Nhưng các em chưa thực sự hiểu về nó?  Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.

b. Nội dung

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, cụ thể: quan sát lược đồ và các hình ảnh thảo luận các vấn đề sau:

 

Bản đồ các quốc gia cổ đại Phương Tây.

 

                   Đấu trường Rô-ma                                      Bìa tác phẩm Ôđixê

            1. Các quốc gia cổ đại Phương Tây bao gồm những nước nào?

2. Nêu hiểu biết của em về các quốc gia cổ đại Phương Tây.

Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm.

Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm để làm tình huống kết nối vào bài mới.

                Tại Phương Đông cổ đại do điều kiện tự nhiên thuận lợi mà công cụ sản xuất thô sơ vẫn tạo ra chuyển biến trong xã hội nguyên thủy để hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước vào khoảng TNK IV tcn. Còn tại khu vực Địa Trung Hải quá trình này diễn ra chậm hơn vào khoảng TNK I tcn. Tại sao quá trình hình thành giai cấp và nhà nước ở Địa Trung Hải lại diễn ra chậm? Quá trình này diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

d. Cách thức thực hiện:

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1. Thiên nhiên và đời sống của con người.

a. Mục tiêu:

Điều kiện tự nhiên và cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải

Những nét chính về Thị quốc.

b. Nội dung

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK kết hợp quan sát các hình ảnh,học sinh hoạt động từng cặp đôi thảo luận các vấn đề sau:

 

                         Biển Địa Trung hải                          Đồng ruộng ở Hi Lạp.

 

        Thu hoạch nho.                                             Xưởng sản xuất dầu ô liu.

1. Đặc điểm chung điều kiện tự nhiên của Hi lạp và Rô- ma?

2. Nêu những hoạt động kinh tế của cư dân Địa Trung Hải? Hoạt động nào là chủ đạo?

          Trong quá trình học sinh đàm thoại, giáo viên quan sát lớp và hỗ trợ. Giáo viên yêu cầu 2-3 cặp đôi trình bày sản phẩm của mình, học sinh trong lớp treo dõi và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm.

1.  Hi Lạp và Rô -ma nằm ở bên bờ bắc Địa Trung Hải, bao gồm nhiều đảo và bán đảo, có các dãy núi cao xen kẽ với đồng bằng nhỏ, có đường biển dài.

+ Thuận lợi: Khí hậu trong lành, giao thông thuận lợi, hoạt động hang hải, ngư nghiệp, buôn bán trên biển phát triển.

+ Khó khăn: Đất đai không màu mỡ, chỉ thích hợp cho việc trồng cây lâu năm. Công cụ bằng đá, đồng không cho hiệu quả cao.

+ Khoảng TNK I tcn cư dân Địa Trung Hải biết đến công cụ bằng sắt, từ đó kinh tế và xã hội có nhiều thay đổi.

2. Kinh tế:

+ Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, chỉ trồng cây lâu năm nên cư dân phải nhập lương thực từ sớm.

+ Sản xuất thủ công nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa: Có nhiều thợ giỏi, quy mô lớn, sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm, đồ mĩ nghệ.

+ Hoạt động thương mại biển phát triển, tiền tệ xuất hiện sớm.

>> Cư dân Địa Trung Hải sớm đi biển, thương nghiệp biển phát triển, sản xuất thủ công nghiệp mang tính chuyên môn hóa và trồng cây lâu năm.

d. Cách thức thực hiện

 

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2. Thị quốc Địa Trung Hải.

a. Mục tiêu: Những nét chính về thị quốc Địa Trung Hải.

b. Nội dung:

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK 22,23,24; hoạt động cá nhân đề hoàn thành phiếu học tập về Thị quốc Địa Trung hải.

Nội dung

                Thị quốc Địa Trung hải.

 

 

Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. Giáo viên gọi bất kì 2 -5 học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh

c. Sản phẩm.

Nội dung              Thị quốc Địa Trung hải.

Thời gian              Khoảng TNK I tcn

Địa điểm              Ven bờ biển Địa Trung hải

Cơ cấu  Thị quốc là một nước bao gồm hai bộ phận thành thị và nông thôn.

Kinh tế  + Thủ công nghiệp là nghề chính, phát triển theo hướng chuyên môn hóa, có quy mô lớn với các nghề gốm, nấu rượi…

+ Thương mại biển phát triển. Xuất khẩu hang thủ công nghiệp, nông sản đã chế biến. Nhập khẩu lúa mì, thực phẩm, tơ lụa.

Chính trị               + Xây dựng thể chế chính trị mà quyền lực không thuộc về nhiều người mà thuộc về nhiều người thông qua Đại hội công dân hoặc Hội đồng 500.

+ Tại Hi Lạp là thể chế dân chủ chủ nô.

+ Tại Rô ma là nền cộng hòa quí tộc

+ Bản chất của nền dân chủ ở Hi Lạp và Rô ma là bảo vệ quyền lợi của giai cấp chủ nô, dựa trên sự bóc lột thậm tệ sức lao động của nô lệ. Nên đó là nền dân chủ chủ nô.

Xã hội.  – Xã hội

+ Gồm 3 bộ phận: Chủ nô, dân tự do và nô lệ.

+ Nô lệ chiếm số lượng đông đảo, có vai trò quan trọng trong xã hội nhưng bị chủ nô bóc lột thậm tệ.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên chia lớp thành các nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước lớp( 5-7p)

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HOẠT ĐỘNG 3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô- ma .

a. Mục tiêu:  Thành tựu văn hóa Hi Lạp và Rô-ma.

b. Nội dung

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK 25,26,27;  kết hợp quan sát hình ảnh, tiến hành hoạt động nhóm.

         Hình ảnh trong đấu trường Rô-ma                             Đền Pác-tê-nông

 

       Chữ Hi Lạp cổ                                                Chữ Ai Cập cổ

 

 “Nếu cho tôi một đòn bẩy và một điểm tựa chắc chắn, tôi có thể di chuyển được quả đất ”

 

Nhóm 1: Những thành tựu đạt được về lịch và chữ viết? So với cư dân cổ đại Phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?

Nhóm 2: Những thành tựu về khoa học của cư dân Hi lạp và Rô- ma? Tại sao nói: Khoa học có từ lâu nhưng đến Hi lạp và Rô-ma koa học mới thực sự trở thành khoa học.

Nhóm 3: Nêu những thành tựu văn học của Hi lạp và Rô-ma? Tại sao văn học ở Hi Lạp và Rô- ma lại phát triển hơn so với Phương Đông cổ đại?

Nhóm 4: Nêu các tác phẩm nghệ thuật và công trình kiến trúc của cư dân Phương Tây cổ đại? Đặc điểm của nghệ thuật Phương Tây cổ đại?

 

Giáo viên yêu đại diện các nhóm báo cáo kết quả sản phẩm của mình, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung.

 

c. Sản phẩm

1. Lịch và chữ viết

+ Cư dân Địa Trung Hải đã có cách tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Nên họ định ra các tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Lịch này gọi là dương lịch.

+ Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C…lúc đầu có 20 chữ, sau có thêm 6 chữ tạo ra hê thống chữ cái. Đây là hệ thống chữ viết hoàn chỉnh, đơn giản, linh hoạt, được sử dụng phổ biến.

+ Cư dân Địa Trung Hải còn sáng tạo ra hệ thống các số để đánh đề mục lớn gọi là số la mã.

2. Sự ra đời của khoa học.

+ Phát triển trên các lĩnh vực: Toán học, Vật lí, Lịch sử, Địa lí…

+ Những thành tựu đã vượt lên sự ghi chép thông thường và đưa ra được những tri thức có độ chính xác cao, mức khái quát thành những định lí, lí thuyết và được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.

3. Văn học:

+ Tại Hi Lạp

+ Văn học Hi Lạp và Rô ma phát triển các thể loại như anh hùng ca, thơ, kịch nhưng chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).

+ Có các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Hô-me với anh hùng ca I-li-át và Ô- đi-xê, nhà viết kịch Xô- phốc-cơ, Ê- sin…

+ Nội dung các tác phẩm ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc, vì lợi ích của con người và phản ánh lịch sử.

4.  Nghệ thuật.

+ Nghệ thuật tạc tượng và xây dựng đền thờ đạt đến đỉnh cao.

+ Các tác phẩm tiêu biểu: Đền Pác-tê-nông, đấutrường Rô-ma, tượng Người lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ Mi-lô…

+ Đặc điểm: Khoáng đạt, sinh động gần gũi với con người.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:

+ Nhóm 1

+ Nhóm 2

+ Nhóm 3

+ Nhóm 4

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước lớp( 5-7p)

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu.  Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự hình thành, thể chế chính trị, các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp – Rô ma.

b. Nội dung.

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc giáo viên:

1. Vẽ sơ đồ thể chế dân chủ ở Hi Lạp – Rô ma? Nêu điểm tiến bộ và hạn chế

2.  Hoàn thành bảng

Thành tựu           Nội dung

                Ý nghĩa

Lịch và chữ viết                

Khoa học                            

Văn học                               

Nghệ thuật                        

c. Sản phẩm.

1. Vẽ sơ đồ thể chế dân chủ ở Hi Lạp – Rô ma. Nêu điểm tiến bộ và hạn chế.

– Học sinh vẽ sơ đồ về thể chế dân chủ ở Hi Lạp và Rô-ma.

– Điểm tiến bộ của thể chế này là quyền lực không thuộc về một người mà thuộc về mọi người.

– Điểm hạn chế là quyền lực chỉ thuộc về bộ phận chủ nô nên được gọi là nền dân chủ chủ nô.

2.  Hoàn thành bảng

Thành tựu           Nội dung              Ý nghĩa

 

Lịch và chữ viết Lịch dương lịch có 365 ngày và 1/4 ngày.

                Được sử dụng phổ biến

Khoa học             Có các nhà khoa học nổi tiếng như Pitago, Asimet, Oclit…..

                Đặt nền móng cho sự ra đời của các ngành khoa học.

Văn học                Trường ca Iliat và Odixe

               

Nghệ thuật         Nghệ thuật tạc tượng, kiến trúc phát triển.

                Công trình kiến trúc nổi tiếng.

d. Cách thức thực hiện:

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.

a. Mục tiêu.

Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đó được lĩnh hội để liên hệ với kiến thức đã học trước đó.

b. Nội dung.

 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Vận dụng các kiến thức đó học để trả lời câu hỏi:

1. So sánh thể chế quân chủ chuyên chế ở Phương Đông và thể chế dân chủ Phương Tây?

2.  So sánh về đặc điểm tự nhiên và tác động của điều kiện tự nhiên đến kinh tế – xã hội giữa các quốc gia cổ đại Phương Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây?

3. Điều kiện nào thúc đẩy văn hóa Hi Lạp và Rô- ma phát triển hơn văn hóa Phương Đông cổ đại. Biểu hiện.

c. Sản phẩm

Học sinh trả lời các câu hỏi trên bằng cách lập các bảng thống kê hoặc so sánh vào vở ghi chép.

d. Cách thức thực hiện:

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

                       Ngày duyệt:

Leave a Comment