Giáo án bài Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam   I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức – Những nét đại cương về …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Những nét đại cương về sự hình thành ba nhà nước cổ đại trên đất nước Việt Nam.

– Giá trị văn hóa được định hình và phác họa thời kì dựng nước.

2. Năng lực

– Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.

– Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử về các quốc gia cổ đại.  Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, rút ra mối quan hệ giữa  lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc.

Quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nước. Bước đầu rèn luyện kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– SGK, SGV và các tư liệu có liên quan.

– Lược đồ Giao Châu và Chămpa thể kỷ XI- XV.

– Sưu tầm một số tranh ảnh công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền tháp…

2. Chuẩn bị của học sinh:

– Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY  – HỌC

* Ổn định tổ chức lớp

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:

Với việc HS quan sát hình ảnh Đền Hùng và Thành Cổ Loa các em có thể nhớ lại một số các sự kiện liên quan đến quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Tuy nhiên các em chưa biết được vậy cụ thể các quốc gia này ra đời như thế nào, sự xuất hiện của nó có ý nghĩa gì đối với lịch sử từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ởhoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.

b. Nội dung:

GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây:

Bức ảnh trên phản hai di tích lịch sử tiêu biểu thời dựng nước. Hãy nêu những hiểu biết của em về hai di tích trên?

c. Sản phẩm:

Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.

          d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viênsử dụng phương pháp hợp tác, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quốc gia Văn Lăng – Âu Lạc

a. Mục tiêu:

                Học sinh nắm được sự ra đời của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Qua đó biết được những nét cơ bản trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

b. Nội dung:

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc sách giáo khoa trang 74,75,76 kết hợp quan sát hình ảnh, cho biết:

+ Cơ sở hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là gì?

+ Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước?

+ Những nét cơ bản trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            – HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu.

– Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.

– Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.

c. Sản phẩm:

–  Cơ sở hình thành Nhà nước.

Kinh tế: Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn hóa đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt.

+ Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.

+ Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Xã hội:

+ Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt.

Về tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

+ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm

 Nhà nước ra đời đáp ứng những nhu cầu đó

– Quốc gia Văn Lang (VII – III TCN).

Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).

Tổ chức nhà nước:

+ Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục.

+ Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.

+ Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

 Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai.

– Quốc gia Âu Lạc: (III – II TCN).

Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)

Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.

Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

 Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.

– Đời sống vật chất – tinh thần của người Việt Cổ.

+ Đời sống vật chất:

Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.

Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố

Ở: Nhà sàn.

+ Đời sống tinh thần:

Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.

Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.

Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.

 Đời sống vật chất tinh thần của Người Việt cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viênsử dụng phương pháp hợp tác, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2. Quốc gia cổ Cham-pa

a. Mục tiêu:

Học sinh nắm được về sự hình thành nhà nước và các đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

b. Nội dung:

Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc và nghiên cứu SGK trang 76,77, cho biết:

+ Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành như thế nào?

+ Đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội?

+ Tóm tắt tình hình văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

– HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu.

– Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.

– Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.

c. Sản phẩm:

 – Trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ cuối thế kỷ II Khu Liên hành lập quốc gia cổ Lâm Ấp, đến thế kỷ VI đổi thành Chămpa phát triển từ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt.

– Kinh đô: Lúc đầu Trà Kiệu – Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương – Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn – Bình Định.

– Kinh tế:

Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.

Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.

Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

– Chính trị – Xã hội:

Theo chế độ quân chủ chuyên chế.

Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng.

– Xã hội gồm các tầng lớp: Quí tộc, nông dân tự do, nô lệ.

– Tình hình văn hóa:

Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ).

Theo Balamôn giáo và Phật giáo.

Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viênsử dụng phương pháp hợp tác, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3. Quốc gia cổ Phù Nam

a. Mục tiêu:

Học sinh nắm được về sự hình thành nhà nước và các đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

b. Nội dung:

GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc và nghiên cứu SGK trang 78,79, cho biết:

+ Quá trình thành lập quốc gia cổ Phù Nam?

+  Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội như thế nào?

– Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.

– Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.

– Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.

c. Sản phẩm:

 – Quá trình thành lập:

+ Trên cơ sở văn hóa Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long hình thành quốc gia cổ Phù Nam (thế kỷ I), phát triển thịnh vượng (III – V) đến cuối thế kỷ VI suy yếu bị Chân Lạp thôn tính.

– Tình hình Phù Nam:

+ Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.

+ Văn hóa: Ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bàlamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

+ Xã hội gồm: Quí tộc, bình dân, nô lệ.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viênsử dụng phương pháp hợp tác, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Sự hình thành và các đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia cổ Văn Lang – Âu Lạc, Phù Nam, Chăm – pa.

b. Phương thức:

-GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:

+ Lập bảng so sánh giữa 3 quốc gia cổ đạitheo yêu cầu sau:

Nội dung              Văn Lang – Âu Lạc            Champa               Phù Nam

Thời gian tồn tại                                               

Địa bàn                                

Kinh tế                                 

Chính trị                                              

Xã hội                                   

+ Em có nhận xét gì về những giá trị văn hóa thời dựng nước?

c. Sản phẩm:

+ Lập bảng so sánh:

 

Nội dung              Văn Lang – Âu Lạc            Champa               Phù Nam

Thời gian tồn tại                Thế kỉ VII – 179 TCN        Cuối thế kỉ II – Thế kỉ XV                Thế kỉ I – Thế kỉ VI

Địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ  Bắc Trung Bộ      Nam Bộ

Kinh tế  Nông nghiệp là chủ yếu, nghề đúc đồng phát triển           Kinh tế nông nghiệp, kỹ thuật xây dựng phát triển.          Kinh tế nông nghiệp, phát triển ngoại thương đường biển.

Chính trị               Quân chủ chuyên chế

Xã hội    Phân hóa thành 2 bộ phận thống trị và bị trị

+ Nhận xét:

Phong phú, đa dạng hòa nhập với thiên nhiên.

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viênsử dụng phương pháp hợp tác, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

b. Nội dung:

GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

– Từ những nét cơ bản về tình hình văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. Theo anh (chị) nhân dân ta nhất là giới trẻ cần nhận thức như thế nào về trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc?

– Sưu tầm các bức tranh ảnh về các quốc gia cổ đại và cho biết nội dung các bức ảnh đó.

c. Sản phẩm.

– HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh…)

– HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

d. Cách thức thực hiện

Hoạt động giáo viên        Hoạt động học sinh

– Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viênsử dụng phương pháp hợp tác, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

– Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

                -Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày

– Báo cáo , thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

– Đọc trước nội dung bài 21: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập.

– Sưu tầm tư liệu về truyền thuyết An Dương Vương, về thời Bắc thuộc.

Leave a Comment