Giáo án bài các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 môn toán sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 1: các sô  0, 1, 2, 3, 4, 5 I. Mục tiêu : 1. Phát triển các kiến thức. – Đọc, đếm, viết được các …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 1: các sô  0, 1, 2, 3, 4, 5

I. Mục tiêu :

1. Phát triển các kiến thức.

– Đọc, đếm, viết được các số từ 0 đến 5.

– Sắp xếp được các số từ 0 đến 5.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

– Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:

– Bộ đồ dùng học Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài 1: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5

2. Khám phá

– GV trình chiếu tranh trang 8 – HS quan sát

– GV chỉ vào các bức tranh đầu tiên và hỏi:

+ Trong bể có bao nhiêu con cá? (…một con cá)

+ Có mấy khối vuông?    (…một ô vuông)

+ Vậy ta có số mấy?   (…1)

– GV giới thiệu số 1…

– HS quan sát, vài HS khác nhắc lại.

– GV chuyển sang các bức tranh khác.

Lưu ý:

– Khi sang bức tranh thứ hai. GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm “một”, rồi chỉ vào con cá thứ hai rồi đếm “hai”, sau đó GV giới thiệu “Trong bể có hai con cá”, đồng thời viết số 2 lên bảng.

– GV thực hiện tương tự với các bức tranh giới thiệu 3, 4, 5còn lại.

– Bức tranh cuối cùng, GV chỉ tranh và đặt câu hỏi:

+ Trong bể có con cá nào không?

+ Có khối vuông nào không?”

+ GV giới thiệu “Trong bể không có con cá nào, không có  khối vuông nào ”, đồng thời viết số 0 lên bảng.

– GV gọi HS đọc lại các số vừa học.

* Nhận biết số 1, 2, 3, 4, 5

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 1 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 2 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 3 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 4 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

Viết các số 1, 2, 3, 4, 5

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS viết lần lượt các số

* Viết số 1

+ Số 1 cao 2 li. Gồm 2 nét : nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng.

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con

* Viết số 2

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 2 cao 2 li. Gồm 2 nét : Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên ( từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 1) bằng độ rộng của nét cong trên.

– GV cho học sinh viết bảng con

* Viết số 3

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 3 cao 2 li. Gồm 3 nét : 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: cong phải

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên đển khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải xuống đến đường kẻ 1 rồi lượn lên đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con.

* Viết số 4

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét: Nét 1: thẳng xiên, nét 2: thẳng ngang và nét 3: thẳng đứng.

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới) đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang rộng hơn một nửa chiều cao một chút thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng đứng từ trên xuống (cắt ngang nét 2) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con.

* Viết số 5

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng đứng và nét 3: cong phải.

+ Cách viết:

Cách viết số 5

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trở lại điểm đặt bút của nét 1, viết nét thẳng đứng đến đường kẻ 3 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con.

* Viết số 0

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 0 cao 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 0 là nét cong kín (chiều cao gấp đôi chiều rộng).

+ Cách viết số 0:

Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Dừng bút ở điểm xuất phát.

Chú ý: Nét cong kín có chiều cao gấp đôi chiều rộng.

– GV cho học sinh viết bảng con.

Hoạt động thực hành

* Bài 1: Tập viết số.

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV chấm các chấm theo hình số lên bảng

– GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.

– GV cho HS viết bài.

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV hỏi về nội dung các bức tranh con mèo:

+ Bức tranh vẽ mấy con mèo? (…1 con)

+ Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy? (…số 1)

– GV cho HS làm phần còn lại.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

* Bài 3: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV  yêu cầu HS đếm số lượng  các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc.

– GV hướng dẫn HS mối quan hệ giữa số chấm xúc sắc và số trên mỗi lá cờ.

– HS phát hiện quy luật : Số trên mỗi lá cờ chính là số chấm trên  xúc sắc.

– Tùy theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cấu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

– Số 0 giống hình gì?

– Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Luyện tập

* Bài 1: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và nêu kết quả.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV  yêu cầu HS tìm các số thích hợp điền vào chỗ trống

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

* Bài 3:

– GV nêu yêu cầu của bài – HS nhắc lại yêu cầu.

– GV  yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả – HS quan sát và đếm.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ…

– GV cùng HS nhận xét.

* Bài 4:

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV  yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét.

Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Luyện tập

* Bài 1: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài – HS nhắc lại…

– GV  yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và khoanh tròn vào số ứng với số lượng mỗi con vật

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài – HS nhắc lại…

– GV  yêu cầu HS đếm số lượng thùng trên xe a) Vậy cần phải thêm mấy thùng nữa để trên xe có 3 thùng?

Tương tự với câu b) Hs tìm kết quả đúng

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

* Bài 3: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài – HS nhắc lại…

– GV  yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống thích hợp

– GV mời HS nêu kết quả

– GV cùng HS nhận xét

* Bài 4: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài – HS nhắc lại…

– GV  yêu cầu đếm số lượng các sự vật có trong  hình và điền vào ô tương ứng vơi mỗi hình

– GV mời HS nêu kết quả

– GV cùng HS nhận xét

Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

 

 

Leave a Comment