Kéo xuống để xem hoặc tải về!
22 Các thao tác nghị luận
STT MỤC TIÊU MÃ HÓA
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1 Nắm vững khái niệm thao tác nghị luận . Đ1
2 Nắm chắc cách thức triển khai các thao tác nghị luận : giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. Đ2
3 Hiểu và thực hiện yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận. Đ3
4 Biết thu thập thông tin liên quan các thao tác nghị luận Đ4
5 Đọc và tìm hiểu các văn bản để nhận diện các thao tác nghị luận; Đ5
6 Biết cách phân tích, so sánh sự khác nhau giữa các thao tác nghị luận. Đ6
7 Có khả năng hợp tác khi trao đổi, thảo luận về mục đích, ý nghĩa của các thao tác nghị luận. N1
8 Biết cách tạo lập văn bản nghị luận. V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
10 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM
11 Chăm chỉ học tập và rèn luyện.
– Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong quá trình nghị luận;
CC
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…
2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động học
(Thời gian) Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
HĐ 1: Khởi động
(7phút) Đ1 –kết nối Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học. – Nêu và giải quyết vấn đề
– Đàm thoại, gợi mở Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (20 phút)
Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,GT-HT,GQVĐ
1.Khái niệm thao tác lập luận.
2.Một số thao tác cụ thể. Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Đánh giá qua sản phẩm HĐ nhóm; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (10 phút) Đ5,Đ6, GQVĐ Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não
. Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (5 phút)
Đ6, N1, V1 Vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nâng cao. Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác Thuyết trình; Trực quan. Đánh giá qua sản phẩm cá nhân, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 5: Mở rộng
(3 phút) Tìm tòi, mở rộng kiến thức.a Dạy học hợp tác Thuyết trình; Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.
GV và HS đánh giá
HĐ 1. KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Đ1-Kết nối.
b. Nội dung: HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi về thao tác nghị luận.
c. Sản phẩm: Tác giả đã chứng minh cho luận điểm “Nước đại Việt ta thực sự là một nước đọc lập, có chủ quyền , bằng cách chia luận điểm đó thành các mặt, rồi xem xét kĩ càng từng mặt.
-Có nền văn hiến lâu đời
-Có núi sông, bờ cõi riêng
– Văn hoá, phong tục khác biệt
– Người anh hùng tài giỏi khiến Tổ quốc bao đời nay có thể làm một phương (các đế nhất phương) trường tồn trong lịch sử
=> Thao tác phân tích.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
– GV giao nhiệm vụ: Trong đoạn văn dẫn dưới đây, tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng thao tác nghị luận cụ thể nào?
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lậu.
Núi sông, bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Tử Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu nhiều lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
– Đánh giá sản phẩm.
-Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong quá trình làm văn nghị luận, không những ta xác định luận điểm, luận cứ…mà còn phải sử dụng các cách để hình thành đoạn văn, bài văn. Đó chính là các thao tác nghị luận. – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,GT-HT,GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sgk, vở soạn để trả lời câu hỏi GV đưa ra về khái niệm, một số thao tác nghị luận cụ thể.
c. Sản phẩm:
*Khái niệm : Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận
*Một số thao tác nghị luận cụ thể
1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp :
a. Điền đúng trình tự :
– Tổng hợp.
– Phân tích.
– Quy nạp.
– Diễn dịch.
b. Vận dụng thực hành :
( b )
– Thao tác phân tích nhằm chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt để làm sáng rõ các nguyên nhân khiến cho thơ văn được đến thời đại bây giờ.
– Dùng phép phân tích + quy nạp.
( c )
– Dùng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý bộ phận của một kết luận chung.
– Còn bài “Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn dùng thao tác quy nạp, những dẫn chứng khách quan được sử dụng ở đó làm cho kết luận càng có sức thuyết phục.
2. Thao tác so sánh :
a. So sánh để thấy sự giống nhau.
b. So sánh để thấy được sự khác nhau.
Vậy so sánh có hai loại chính.
c. Câu đúng : 1, 3, 4.
d.Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
– Giao nhiệm vụ:
Làm bài tập ở phần I – SGK tr 131.
HS thảo luận nhóm theo đơn vị bàn ( thời gian 3 phút ) để trình bày.
Bài tập 1. Nêu ví dụ để chứng tỏ trong thực tế người ta vẫn hay nói đến từ "thao tác". Từ các ví dụ, hãy cho biết từ "thao tác" được dùng với ý nghĩa nào?
– Chỉ một việc làm nào đó.
– Chỉ việc thực hiện một số động tác bất lì trong khi làm việc.
– Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
Bài tập 2. Thao tác nghị luận có những điểm tương đồng và khác biệt gì so với các loại thao tác khác?
Thao tác nghị luận là gì ?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo đơn vị bàn các câu : a, b, c.
GV quan sát, định hướng cho các nhóm.
– Đánh giá sản phẩm.
– Chuẩn kiến thức. – Thực hiện nhiệm vụ.
– Báo cáo nhiệm vụ.
(NL hợp tác, NL giải quyết vấn đề)
HĐ 3.LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu: Đ5,Đ6, GQVĐ
b. Nội dung: HS đọc đề, trả lời câu hỏi. Trong câu trả lời có bày tỏ quan điểm cá nhân: Có người hoài nghi tác dụng của so sánh vì cho rằng "mọi so sánh đều khập khiễng". Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Hãy chọn những câu trả lời đúng (SGK).
c. Sản phẩm:
– Ý kiến cho rằng "mọi so sánh đều khập khiễng" cũng có lí khi mà trong so sánh ta đòi hỏi đối tượng so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc hoàn toàn tương phản. Nhưng không nên vì thế mà hoài nghi tác dụng của so sánh, bởi vì so sánh sẽ giúp ta nhận thức về đối tượng một cách rõ nét và sâu sắc hơn.
– SGK đưa ra bốn câu trả lời. Trong bốn câu ấy, câu trả lời thứ hai chưa đúng ("Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản nhau"). Các câu còn lại đều đúng. Trước hết, muốn so sánh thì đối tượng phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó. So sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng). Những kết luận rút ra từ so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức vấn đề (sự vật, hiện tượng) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV giao nhiệm vụ:
Có người hoài nghi tác dụng của so sánh vì cho rằng "mọi so sánh đều khập khiễng". Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Hãy chọn những câu trả lời đúng (SGK).
-Đánh giá sản phẩm. – HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
(NL giải quyết vấn đề)
HĐ 4.VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Đ6, N1,V1
b. Nội dung. HS tiến hành viết một đoạn văn nghị luận, đoạn văn ấy đạt được một số yêu cầu mà GV đặt ra, trong đó có yêu cầu sử dụng hiệu quả một thao tác nghị luận đã học.
c. Sản phẩm: là bài làm của HS (1 đoạn văn đã hoàn thiện).
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV giao nhiệm vụ:
Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt được các yêu cầu sau đây:
– Đoạn văn đề cập tới một vấn đề đang đặt ra cấp thiết trong đời sống.
– Sử dụng có hiệu quả một hoặc nhiều thao tác nghị luận đã học.
– Nhận xét, cho điểm.
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
(Bài tập chỉ yêu cầu viết một đoạn văn nên người viết cần tập trung vào một vài luận điểm chính).
HĐ 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
a. Mục tiêu: HS có ý thức tìm tòi, mở rộng kiến thức sau khi học về thao tác nghị luận.
b. Nội dung: HS lập sơ đồ tư duy bài học.
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV Hoạt động của GV
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Sưu tầm những đoạn văn nghị luận tiêu biểu (xã hội hoặc văn học). Phân tích thao tác nghị luận trong đoạn văn đó.
– Đánh giá sản phẩm. -Sưu tầm qua sách, truy cập mạng. Vận dụng kiến thức bài học để chỉ ra các thao tác nghị luận.
– Báo cáo kết quả vào tiết sau.
(Năng lực tự học)
IV. Hướng dẫn HS tự học
– Làm BT1, BT2.
– Đọc văn bản “Tác dụng của sách” và nghiên cứu về cách viết đoạn văn nghị luận
– Soạn bài “Luyện tập viết đoạn văn nghị luận”
V. Tài liệu tham khảo
– Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,…
– Chuẩn kiến thức và kĩ năng 10, môn Ngữ văn
– Một số tài liệu trên mạng internet
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy