Giáo án bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy:       Tuần 11       Tiết 43 CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG BÀI VĂN BIỂU CẢM   Mục tiêu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn: Ngày dạy:

 

 

 

Tuần 11       Tiết 43

CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG BÀI VĂN BIỂU CẢM

 

  1. Mục tiêu cần đạt:
    1. Kiến thức:

 

+ Hiểu , phân tích được vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

+ Biết vân dụng 2 yếu tố đó vào viết văn biểu cảm.

2.Kĩ năng:

+ Phân tích, tổng hợp ,so sánh các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.

  1. Thái độ: Có ý thức kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả trong quá trình làm văn biểu cảm

4.Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực :
  • Chung : Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác, giao tiếp,..
  • Riêng : ngôn ngữ , tạo lập văn bản, sử dụng tiếng Việt trong nói , viết đúng câu,từ có ý nghĩa , diễn đạt mạch lạc hấp dẫn….
  • Phẩm chất :tự hoàn thiện , tự lực, chăm chỉ vượt khó ….

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

  1. GV: Phương tiện: nghiên cứu tài liệu liên quan, bài soạn
  2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới( tìm hiểu trước bài học, trả lời các câu hỏi trong sgk, nghiến cứu các tài liệu có liên quan đến bài).

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH:  đặt và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, phân tích, luyện tập – thực hành, …
  • KTDH: chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, lược đồ tư duy, hỏi và trả lời….

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

1. Hoạt động khởi động

*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số

  • Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong khi bài mới)

*Vào bài mới :

Kĩ thuật trình bày 1p

Nếu được dùng một câu thể hiện tình cẩm với người thân hoặc thầy cô , em sẽ dùng câu

nào?

Hoạt động của thày và trò

Nội dung cần đạt

HĐ1: Tự sự và miêu ta trong văn biểu cảm

  • Hoạt động nhóm,
  • Thời gian 5p
  • Ghi vào bảng phụ

+ Làm việc cá nhân 2p ghi vào phiếu học tập

+ Làm việc nhóm 3 p thống nhất ý kiến ghi vào bảng phụ

  • Tìm thông tin trả lời các câu hỏi trong sgk

+ Chỉ ra ptbđ , và nội dung trong 2 vd ( sgk)?

+ Các yếu tố đó có vai trò ntn trong bài văn biểu cảm?

I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm:

* Tìm hiểu ví dụ

– VD1: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Bài thơ gồm 4 đoạn:

+ Đoạn 1 : Tự sự ( 2 dòng đầu )

Miêu tả        ( 3 dòng sau)

->Tạo bối cảnh chung

+ Đoạn 2 :Tự sự kết hợp với biểu cảm –

>Sự uất ức vì già yếu nên bị tre con cướp mất tranh.

+ Đoạn 3 :Tự sự kết hợp với miêu tả ( 6 câu đầu) Biểu cảm ( 2 câu sau) ->Nỗi khổ

 

Các nhóm treo bảng phụ Đại diện 1 nhóm báo cáo

Nhóm khác nhận xét bổ sung GV: nhận xét và chốt kt thức

nhiều bề của nhà thơ.

+ Đoạn 4 : Biểu cảm trực  tiếp  ->Tình cảm cao thượng, vị tha

-> Dùng phương thức tự sự, miêu tả

->Để nhà thơ bộc bạch nỗi niềm của mình, nỗi thống khổ khi nhà tranh bị gió thu phá nát.

– VD2:

+ “Những ngón chân…xoa bóp khỏi

-> miêu tả

+ “Bố đi chân đất … bố đi xa lắm

-> tự sự

+ “Bố ơi … thành bệnh

->cảm nghĩ=> Tình cảm yêu thương bố vô bờ

  • Không có các yếu tố miêu tả, tự sự không béc lé được t/c
  • Tự sự và miêu tả nhằm khơi gợi tình cảm, cảm xúc, do tình cảm, cảm xúc chi phối.

 

* Ghi nhí/ sgk/138

3. Hoạt động luyện tập

HĐ2: Luyện tập

– Làm việc cặp đôi Bài tập 2

 

 

Làm việc cá nhân Bài 3

II- Luyện tập

* Bài tập 2:

  • Tự sự: Đổi tóc rối lấy kẹo
  • Miêu tả: Hình ảnh mẹ ngày xưa
  • Biểu cảm: Nỗi nhớ mẹ khôn xiết

* BT 3:

  1. Gợi cảm xúc và gửi gắm tình cảm
  2. Nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc
  3. tả, kể do cảm xúc chi phối
  4. Tả, kể để phát biểu suy nghĩ, cảm xúc.

Làm việc cặp đôi

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát bài Kĩ thuật hỏi và trả lời

 

4.Hoạt động vận dụng:

Kĩ thuật động não , viết tích cực .

  • Chỉ ra ptbđ những câu văn của một số hs đã trình ở phần khởi động ? Cách bạn tả, kể về các sự việc đó để làm gì ?

 

  • Hãy viết đoạn văn ngắn sử dụng 2 yếu tố miêu tả và biểu cảm để bày tỏ tình cảm của mình với 1 vấn đề nào đó?

5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

  • Sưu tầm thêm các bài văn hay có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự( lưu sổ tay văn học)
  • Các nhóm hãy kể, miêu tả lại bài thơ bài ca nhà tranh bị gió thu phá bằng lời văn của mình ?

Vào một đêm thu mịt mùng , Một cơn gió thu đó cuốn tốc đi ngôi nhà tranh của Đỗ Phủ.

Đám trẻ của thôn thấy nhà thơ già yếu nên đến cướp tranh của nhà thơ. Không chỉ vậy, đêm dài còn khiến nhà thơ không ngủ được vì mưa gió ngôi nhà bị dột, vợ dại con thơ thật tôi nghiệp.

Tác giả ước gì kẻ sĩ nghèo như nhà thơ được sống trong ngôi nhà rộng ngàn gian riêng nhà thơ chịu rét cũng được.

  • Nắm vững vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm làm các bài tập còn lại/ sgk
  • Chuẩn bị kiểm tra tiếng việt 45 phút ( Xem lại kiến thức về TV từ đầu năm, xem lại các bài tập, tập viết đoạn văn, bài văn có sử dụng các đơn vị kiến thức TV đã học.

 

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Ngày soạn:

Ngày dạy

                       

Tiết 44             CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ , MIÊU TẢ

                                      TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM.

            1. Mục tiêu:

            Giúp HS.

            a. Kiến thức:

            – Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng.

            b. Kĩ năng:

            – Rèn kĩ năng vận dụng 2 yếu tố tự sự, miêu tả vào bài biểu cảm.

            c. Thái độ:

            – Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài cho HS.

2. Chuẩn bị:

a.GV: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT

b.HS: SGK + Tập ghi + VBT + Xem bài trước

3. Phương pháp dạy học:

Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.

4. Tiến trình:

4.1. Ổn định tổ chức: 

Gv kiểm diện.

4.2. Kiểm tra bài cũ:

            GV kiểm tra VBT của HS(10đ)

            HS đáp ứng yêu cầu của GV.

            GV nhận xét, ghi điểm.

            4.3. Giảng bài mới:

            Giới thiệu bài.

            Tiết trước chúng ta đã đi vào luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người.Tiết này chúng ta sẽ d9i vào tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.

Hoạt động của GV và HS.                                

            *Hoạt động 1:

            Gọi HS đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

            * Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài?

            Đoạn 1: Tự sự (2 dòng đầu)                                           Miêu tả (3 dòng sau).                           

            à Tạo bối cảnh chung.                                     Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm.              àUất ức vì già yếu.                                                            Đoạn 3: Tự sự kết hợp với miêu tả (6 câu đầu). Biểu cảm (2 câu sau).

            à Sự cam phận của nhà thơ.    

            Đoạn 4: Thuần tuý biểu cảm.

            à Tình cảm cao thượng vị tha vươn lên sáng ngời.

            * Nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?                       – Kể, miêu tảà bộc bạch nỗi niềm của mình nỗi
thống khổ khi nhà tranh bị gió thu phá nát.

            – Gọi HS đọc đoạn văn SGK/137                                   * Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả?                                               HS trả lời.Gv nhận xét.

 

 

 

 

            * Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì yếu tố
biểu cảm có thể bộc lộ được hay không?

            – Việc miêu tả bàn chân bố và kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài.

            * Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi
tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã  chi phối tự sự và miêu
 tả như thế nào?

            – Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi tình cảm, cảm xúc
 do tình cảm, cảm xúc chi phối. Niềm hồi tưởng đã chi
phối việc miêu tả và tự sự – miêu tả trong hồi tưởng, không phải miêu tả trực tiếp, cách đó góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.

GV giảng cho HS nắm các nghĩa sau:

+Thúng câu:thuyền câu hình tròn, đan bằng tre.

+Sắn thuyền:thứ cây có nhựa và xơ, dùng xát vào thuyền nan để cho nước không thấm vào.       

            * Để nói lên được suy nghĩ, cảm xúc của mình
trước cuộc sống, người viết dùng phương thức nào làm cơ
sở? Yếu tố tự sự miêu tả đóng vai trò như thế nào trong
 văn biểu cảm?

            HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.

            Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.                                

            *Hoạt động 2: Luyện tập.                                 

            Gọi HS đọc BT2.                                             

            GV hướng dẫn HS làm.

            HS thảo luận nhóm.

            Đại diện nhóm trình bày.

Các nhóm khác nhận xét.

            GV nhận xét, sửa chữa.

ND bài học.

I. Tự sự và miêu tả trong VB biểu cảm:

1.- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

– Tháng tám, thu cao…

– Cuộc mất…

àTự sự.

– Tranh bay…

– Mảnh cao…

– Mảnh thấp…

à Miêu tả.
 

 

 

 

 

 

 

 

2.Đọan văn:

 

– Những ngón chân xoa bóp khỏi.
à Miêu tả.

 – Bố đi chân đất… bố đi xa lắm.

 à Tự sự.

 – Bố ới!… thành bệnh

à Cảm nghĩ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi nhớ: SGK/138

II. Luyện tập:

BT2: VBT

-Tự sự:chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.

-Miêu tả:cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ.

-biểu cảm:lòng nhớ mẹ khôn xiết.

 

4. 4Củng cố và luyện tập:

GV sử dụng bảng phụ, ghi câu hỏi trắc nghiệm.

* Yếu tố miêu tả có ý nghĩa gì trong VB?

A. Giới thiệu câu chuyện, sự việc.

(B). Khêu gợi tình cảm, cảm xúc.

C. Miêu tả phong cảnh, sự việc.

D. Bày tỏ trực tiếp cảm xúc của tác giả.

4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

Học bài.

Làm BT1 VBT

Chuẩn bị bài “Trả bài viết số` 2”: Xem lại các lỗi sai để sửa chữa.

 

Leave a Comment