Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 48 :CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
- Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Tập trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học đã học trong chương trình.
- Kĩ năng: Phân tích một văn bản mẫu, lập dàn ý cho một đề bài
- Thái độ: Có tình cảm nhất định khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học
- Năng lực, phẩm chất: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: nghiên cứu tài liệu liên quan, bài soạn
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới( tìm hiểu trước bài học, trả lời các câu hỏi trong sgk)
III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- PPDH: đọc diễn cảm, phân tích, đặt và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, luyện tập – thực hành, thuyết trình
- KTDH: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
IV.Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
*GV ổn định tổ chức
*Kiểm tra bài cũ: – Hãy trình bày đặc điểm của văn biểu cảm?
*GV giới thiệu bài mới
Gv sử dụng kĩ thuật hỏi-đáp các tác phẩm thơ trung đại Việt Nam
GV giới thiệu: Thơ cũng là một dạng văn biểu cảm .Vậy khi biểu cảm về một tác phẩm văn học nói chung( trong đó cỏ cả thơ) chúng ta sẽ làm thế nào -> nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
HĐ1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Làm việc nhóm KT: Đặt câu hỏi, kĩ thuật công đoạn Thời gian 5p Ghi vào bảng phụ + Làm việc cá nhân 2p ghi vào phiếu học tập + Làm việc nhóm 3 p viết vào bảng phụ nhóm 1: tưởng tượng Nhóm 2: liên tưởng Nhóm 3: hồi tưởng Nhóm 4: Suy ngẫm ? Vậy thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học . ? Em hãy chỉ ra bố cục của bài văn? Nêu nội dung chính từng phần? Các nhóm treo kết quả ,cử người đại diện trình bày, gv nx, đánh giá hoạt động và hoàn chỉnh kiến thức. | I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 1. Xét VD Nguyên văn các bài ca dao: "Đêm qua ra đứng bờ ao… Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ…" – Tg’ tượng, liên tg’, hồi tưởng, suy ngẫm.
+ Tưởng tượng: mạng tơ rung rung trước gió với con nhện lơ lửng giữ khoảng không đang giơ giơ càng ra… Tiếng gió khuya vu vu….. gọi trời, gọi sao, gọi nhện. + Liên tưởng: có lúc tồn tại nghĩ đây là người quen của tôi về cố hương ….tôi lại thấy quen quen và thân thương, đang ngước mắt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi + Hồi tưởng: Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giảng |
| + Suy ngẫm: Tôi đã được đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời, mây, nước, rồi cả sao khuya. Ôi Tào Khê!… chung thuỷ của ta! – Bố cục: 3 phần + MB: Từ đầu … mờ mờ: Nêu 2 câu ca dao mở đầu và cảnh minh họa trong bài học + TB: tiếp …. của ta: Những cảm xúc suy nghĩ do bài ca dao gợi lên (qua nhiều liên tưởng, tưởng tượng nối tiếp nhau) + KB: còn lại: ấn tượng chung về bài ca dao "vì nhớ mà buồn" 2. Ghi nhớ: SGK/147 |
3. Hoạt động luyện tập | |
HĐ2: Luyện tập Làm việc cá nhân bài 1 Làm việc cặp đôi bài 2
Kĩ thuật lược đồ tư duy Vẽ sơ đồ tư duy khái quát bài học |
Bài tập 1 + Từ một so sánh mới mẻ, hấp dẫn (câu1) + Từ những hình ảnh quấn quýt, sinh động (câu2) + Từ sự hài hoà giữa cảnh và người (câu3) + Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ (câu4) Bài tập 2:
|
4.Hoạt động vận dụng:
Kĩ thuật viết tích cực
- Vận dụng kiến thức vừa học viết đoạn văn 3 câu cảm nhận về một bài thơ đã học ?
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Tìm yếu tố tưởng tượng, liên tưởng , hồi tưởng, suy ngẫm trong bài thơ “tiếng gà trưa”?
- Học bài. Làm bài tập 2 (SGK/ 148)
- Chuẩn bị bài mới: Tiếng gà trưa( đọc, tìm hiểu chung kĩ vb, trả lời các câu hỏi trong sgk GV cho hs kí hợp đồng về phần tìm hiểu chung bài thơ:
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
? Nhắc lại đặc điểm thể thơ?
? Quan sát số chữ trong mỗi câu và số câu trong mỗi đoạn em thấy có gì khác với những bài thơ viết theo thể ngụ ngôn đã học?
? Theo em cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ việc gỡ?
? Nhận xét gì về nguồn cảm hứng ấy?
? Chỉ ra nhân vật trữ tình trong bài thơ?
? Bài thơ có mấy khổ?
? Hãy tìm bố cục của bài thơ? Khái quát nội dung từng phần?
GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT
Ngày soạn:
Ngày dạy
Tiết 50 CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC.
I. Mục tiêu:
Giúp HS
1. Kiến thức:
– Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng:
– Rèn kĩ năng trình bày cảm nghĩ về 1 số tác phẩm đã học trong chương trình.
3. Thái độ:
– Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài cho HS.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT
HS: SGK + Tập ghi + VBT + Xem bài trước
III. Phương pháp dạy học:
Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài.
Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phấm VH.
Hoạt động của GV và HS. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Gọi HS đọc bài văn SGK/146
* Bài văn viết đề bài ca dao nào? Hãy đọc bài ca dao đó? HS trả lời GV nhận xét, diễn giảng * Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng, liêng tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.
* Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/147
Gọi HS đọc BT1. GV hướng dẫn HS làm HS thảo luận nhóm (10’) Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, sửa chữa. | ND bài học. I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: SGK/146 2. Tìm hiểu bài văn: – Bài văn viết về bài ca dao: Đêm qua ra đứng bờ ao. – Hai câu đầu: Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng. – 2 câu cuối: Cảm nghĩ về sông Tào Khê.
* Ghi nhớ SGK/147 II. Luyện tập: BT1: VBT
|
4. Củng cố và luyện tập:
– GV treo bảng phụ, ghi bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
* Làm BT2; VBT
HS đáp ứng yêu cầu của GV
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài.
Làm BT1, 2; VBT
Chuẩn bị bài “Viết bài làm văn số 3”: Xem lại thể loại văn miêu tả.