Giáo án bài Cảnh khuya. Rằm tháng giêng soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tuần 12 Ngày soạn: Ngày dạy:     I.Mục tiêu cần đạt:         Tiết 45     CẢNH KHUYA – Hồ Chí Minh-   Kiến …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tuần 12 Ngày soạn: Ngày dạy:

 

 

I.Mục tiêu cần đạt:

 

 

 

 

Tiết 45     CẢNH KHUYA

– Hồ Chí Minh-

 

  1. Kiến thức: Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ.
  2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt.
  3. Thái độ: Có tình cảm yêu quý, cảm phục Bác.yêu thiên nhiên ,yêu quê hương đất nước …
  4. Năng lực, phẩm chất: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ , sống có yêu thương.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

  1. GV: nghiên cứu tài liệu liên quan, bài soạn
  2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới( tìm hiểu trước bài học, trả lời các câu hỏi trong sgk, nghiên cứu các tài liệu liên quan)

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH:  đọc diễn cảm, giảng bình, phân tích, đặt và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, phân tích, trò chơi, luyện tập – thực hành, thuyết trình
  • KTDH: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày 1p, hỏi và trả lời …

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Hoạt động khởi động

*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số

  • Kiểm tra bài cũ:

*Giới thiệu bài :

GV cho hs nghe bài hát ‘‘Bác Hồ một tình yêu bao la”.

Nhân vật được nhắc đến trong bài hát là ai? Cảm nhận của em về Bác ?

HS đưa ra nhiều cảm nhận khác nhau….. dẫn vào bài.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

HĐ1: Đọc và tìm hiểu chung Kĩ thuật đọc tích cực

Giọng đọc , ngát nhịp , đọc Hs nhận xét

Chú thích

Làm việc cá nhân

Tìm thông tin về tác giả ? Thời gian 2p

Ghi vào vở

  1. Đọc và tìm hiểu chung
    1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
  • Đọc
  • Chú thích.

 

2. Tác giả

– HCM (1980-1969): lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng VN

– Danh nhân văn hóa thế giới, nhà

 

HS báo cáo sản phẩm và nhận xét .

HS tìm thêm thông tin ngoài sgk về HCM

– Giới thiệu thêm về HCM

Ngoài sự nghiệp cách mạng long trời chuyển đất, HCM để laị cho dân tộc ta một sự nghiệp văn học lớn lao về tầm vóc, đa dạng và phong phú về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo gồm:Văn chính luận, truyện kí, thơ

văn, thơ lớn của dân tộc.

Kỹ thuật hỏi và trả lời

 

 

4 phần đề – thực – luận – kết

2. Tác phẩm

* Hoàn cảnh sáng tác: năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc

*Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

*PTBĐ: Biểu cảm + miêu tả

* Cấu trúc: 2 phần

Phần I: 2 câu đầu (Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc)

Phần II: 2 câu cuối (Tâm trạng của nhà thơ)

HĐ2: Phân tích Thảo luận nhóm 5p Các câu hỏi sau

Ghi vào bảng phụ

+ Làm việc cá nhân 2p ghi vào phiếu học tập

+ Làm việc nhóm 3 p thống nhất ý kiến ghi vào bảng phụ

  1. Cảnh thiên nhiên núi rừng VB hiện lên với những hình ảnh nào?
  2. Sử dụng nghệ thuật gì?
  3. Vậy 2 câu thơ đầu đã gợi tả một bức tranh thiên nhiên như thế nào?

Các nhóm treo bảng phụ Đại diện 1 nhóm báo cáo

Nhóm khác nhận xét bổ sung

II. Phân tích

1. Hai câu đầu : Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

 

– Âm thanh: tiếng suối

– Hình ảnh:Trăng , cây cổ thụ ,hoa

+ NT: So sánh, tính từ, điệp ngữ, danh từ

=> Cảnh đêm khuya đẹp, gần gũi, th¬ méng, cổ kính, tràn ngập ánh trăng.

GV: nhận xét và chốt kt thức

 

Thảo luận cặp nhóm(1 phút)

? Câu thơ này giúp em nhớ đến câu thơ nào  của nhà thơ NT?

Côn Sơn suối chảy rì rầm …. cầm bên tai

? có gì giống khác nhau trong việc đặc tả tiếng suối

 

 

 

của 2 nhà thơ?

Đại diện trình bày, hs khác nx, bổ sung

 

  • giống : Cùng so sánh để tả âm thanh tiếng suối; cùng dùng âm thanh do con người tạo ra để tả.
  • Khác: NT ss với tiếng đàn, còn HCM ss với tiếng hát

GV bình: -không gian rộng lớn, tĩnh mịch nhưng không hoang vắng, lạnh lẽo mà ngược lại rất ấm  áp, gần gũi bởi sự liên tưởng tuyệt đẹp tiếng suối- tiếng hát của Bác

trăng, hoa, cây cổ thụ cách xa nhau nghìn trùng, cao thấp từng tầng mà vẫn lồng vào nhau, soi chiếu cho nhau, quấn quýt, ấm áp lạ thường.

Chỉ có 2 mảng màu sáng  – tối, đen – trắng mà  cảnh vẫn đẹp lung linh huyền ảo. HCM đã thổi hồn vào cảnh, khiến cho cảnh trở lên đẹp đẽ, ấm áp. Tất cả được tạo ra bởi âm hưởng của hai từ lồng trong một câu thơ.

– Gv liên hệ: "chinh phụ ngâm khúc" của Đoàn Thị Điểm :

"Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau"sự hiện diện của chúng chỉ làm tăng thêm nỗi cô đơn của người chinh phụ.

Còn trong thơ Bác nó lại hòa quyện ấm áp đến thế. Đây là bút pháp -> thi trung hữu họa ( trong thơ có họa) mà các nhà thơ xưa thường dùng.

 

Thảo luận nhóm 5p Các câu hỏi sau Ghi vào bảng phụ

+ Làm việc cá nhân 2p ghi vào phiếu học tập

+ Làm việc nhóm 3 p thống nhất ý kiến ghi vào bảng phụ

  1. Hãy chỉ ra   đối tượng được nhắc đến trong câu thơ 3 ?
  2. Biện pháp NT nào được sử dụng trong câu thơ này?
  3. Người chưa ngủ" là vì lí do gì ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hai câu cuối : Tâm trạng của nhà thơ

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

– người chưa ngủ

+ NT so sánh , điệp từ .

– Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

-lo cho vận mệnh dân tộc

=>Tình   yêu   thiên   nhiên                hòa quyện cùng tình yêu đất nước Bình tĩnh, ung dung, suy nghĩ tích cực..

 

 

4. Điều đó cho thấy vẻ đẹp nào trong con người HCM ?

? Em học đc gì từ Bác khi phải đối mặt với khó khăn ?

Các nhóm treo bảng phụ Đại diện 1 nhóm báo cáo

Nhóm khác nhận xét bổ sung GV: nhận xét và chốt kt thức

 

Gv bình: Nỗi lo cho cách mạng trong những ngày trứng nước với muôn vàn khó khăn cũng không ngăn đc Người ngắm cảnh đẹp. Bởi chính người từng nói:  “ Trong tù không     Cảnh đẹp đêm nay

khó hững hờ” . Ung dung tự tại, luôn bình tĩnh khi đối mặt với khó khăn chính là phong thái của HCM.

Bài thơ Cảnh khuya, đã thổi vào thơ hiện đại một luồng tư tưởng mới. Từ những thi liệu cổ đã tạo nên vẻ đẹp hiện đại của những con người trong thời đại mới- Thời đại HCM.Đó là nét cổ điển hòa lẫn với sự hiện đại trong thơ Người. Đồng thời giúp ta hiểu đc phần nào tâm hồn cao đẹp của một thi nhân và phẩm chất ngời sáng của người chiến sĩ cách mạng kiên cường ở đó ngời lên tình yêu đất nước lớn lao mà chính HCM luôn đau đáu trong mình : « Tôi chỉ … một ham muốn , ham muốn tột bậc là làm sao…..học hành ». Quả là một  con người vĩ đại, một thi sĩ, một chiến sĩ đại tài.

 

Hoạt động 3: Tổng kết Làm việc cặp đôi

– KT: lược đồ tư duy

?Về mặt NT, điều gì đã làm nên thành công cho bthơ?

? Về nội dung, điều gì đã làm nên vẻ đẹp của bài

thơ?

III. Tổng kết

 

  1. Nghệ thuật

 

  1. Nội dung

* Ghi nhớ SGK/ 143

  1. Hoạt động luyện tập
  • Bài thơ đã cho trả lời câu hỏi của bạn nào chính xác nhất?
  • Nội dung phản ánh trong bài thơ Cảnh khuya là:
    1. Tình yêu thiên nhiên
    2. Tình yêu đất nước

 

  1. Cảnh đêm trăng đẹp

D.Tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước.

4.Hoạt động vận dụng:

  • Thể hiện đọc diễn cảm bài thơ Cảnh khuya .
  • Trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay, qua việc tìm hiểu bài thơ này ,em học tập được những gì từ Bác?
  • Hãy hát một bài hát ca ngơi Hồ Chí Minh ?

5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

  • Tìm những bài thơ của Bác; Sưu tầm hình ảnh của Bác ở chiên khu Việt Bắc, trao đổi cùng bạn, lưu sổ tay văn học.
  • Học bài. Làm bài tập phần luyện tập SGK/ 143
  • Chuẩn bị bài mới: Rằm tháng giêng (đọc diễn cảm bài thơ, phân tích bài thơ theo câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài)

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn: Ngày dạy:

 

 

I.Mục tiêu cần đạt:

 

 

 

Tiết 46 Văn bản: RẰM THÁNG GIÊNG

– Hồ Chí Minh –

 

  1. Kiến thức: Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ
  2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích, cảm nhận thơ thất ngôn tứ tuyệt
  3. Thái độ: Có tình cảm yêu quý cảm phục Bác, yêu quê hương.
  4. Năng lực, phẩm chất: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ, sống yêu thương.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

  1. GV: nghiên cứu tài liệu liên quan, bài soạn
  2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới( tìm hiểu trước bài học, trả lời các câu hỏi trong sgk)

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH:  đọc diễn cảm, giảng bình, phân tích, đặt và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, luyện tập – thực hành, thuyết trình….
  • KTDH: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời,…

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Hoạt động khởi động

*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số

  • Kiểm tra bài cũ:
  • Đọc thuộc bài thơ "Cảnh khuya". Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài?
  • vào bài mới :

 

Dùng một câu cảm nhận của em về đêm rằm ?

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

HĐ1: Đọc và tìm hiểu chung Kĩ thuật đọc tích cực

Giọng đọc , ngát nhịp , đọc Hs nhận xét

Chú thích

Làm việc cá nhân

Tìm thông tin về tác giả ? Thời gian 2p

Ghi vào vở

HS báo cáo sản phẩm và nhận xét

 

Kỹ thuật hỏi và trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2: Phân tích Thảo luận nhóm 5p Các câu hỏi sau Ghi vào bảng phụ

+ Làm việc cá nhân 2p ghi vào phiếu học tập

+ Làm việc nhóm 3 p thống nhất ý kiến ghi vào bảng phụ

  1. Cảnh đêm rằm tháng giêng được miêu tả qua những câu thơ nào?
  2. Hình ảnh nào đã được hiện ra dưới sự soi tỏ của ánh trăng đêm rằm tháng giêng?
  3. Nghệ thuật ? Tác dụng?
  4. Hai  câu  thơ  đầu cho thấy   cảnh đêm rằm tháng giêng được hiện lên ntn?
  5. Tình cảm nào của tác giả được bộc lộ?
  6. Em biết bài thơ nào viết về trăng của Bác? ( Cảnh khuya, Ngắm trăng; Tin thắng trận…)

I. Tìm hiểu chung 1.Đọc,chú thích

 

  1. Tác giả

(sgk)

 

 

 

 

  1. Tác phẩm :

*. Hoàn cảnh sáng tác: Viết ở chiến khu VB, đầu kháng chiến chống Pháp

*.Thể loại:- Thất ngôn tứ tuyệt (bản dịch: lục bát)

*. PTBĐ: Biểu cảm + miêu tả

* cấu trúc: 2 phần

Phần I: 2 câu đầu (Cảnh đêm rằng tháng giêng)

Phần II: 2 câu cuối (Hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng)

  1. Phân tích
    1. Cảnh đêm rằm tháng giêng

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên"

– Cảnh sông, nước, bầu trời lẫn vào nhau

+NT: điệp từ "xuân"

-> Cảnh vật tràn căng sức sống của mùa xuân.

=> Không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân

-> Tình yêu thiên nhiên thiết tha, sâu nặng

 

Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nx, bổ sung. GV hoàn chỉnh kiến thức

– GV giảng bình : Dưới sự soi tỏa của ánh trăng rằm, không gian như cao hơn, rộng hơn, cảnh vật như đan trộn , hòa lẫn vào nhau đến là kì. Vẫn mang âm hưởng cổ điển bởi hình ảnh trăng. Nhưng trăng trong thơ Bác mang nét hiện đại, mới mẻ, tràn đầy sự sống.

 

HĐ2: Phân tích Thảo luận nhóm 5p Các câu hỏi sau Ghi vào bảng phụ

+ Làm việc cá nhân 2p ghi vào phiếu học tập

+ Làm việc nhóm 3 p thống nhất ý kiến ghi vào bảng phụ

 

  1. Chỉ ra người xuất hiện ở câu thơ và công việc được nhắc đến trong lời thơ?
  2. Từ chi tiết này, E hiểu gì về con người Bác

?

3 Câu thơ cuối gợi cho em hình dung về một cảnh tượng như thế nào?

  1. Em có nhận xét gì về phong thái của Bác thể hiện qua bài thơ này?
  2. Qua bài thơ này em hiểu thêm điều gì về nét đẹp trong tâm hồn Bác?

Các nhóm treo bảng phụ Đại diện 1 nhóm báo cáo

Nhóm khác nhận xét bổ sung GV: nhận xét và chốt kt thức

– GV giảng. Bài thơ "Nguyên tiêu" có tứ thơ,

nhiều h/ả và từ ngữ rất tương đồng với những h/ả và từ ngữ trong nhiều câu thơ cổ Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường (sử dụng nhiều chất liệu cổ thi), những vẫn là 1 sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của HCM, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới khác hẳn thơ Đường

 

Hoạt động 3: Tổng kết

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng

"Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"

 

  • "đàm quân sự" : bàn công việc kháng chiến chống Pháp đang rất khẩn trương – bàn về việc sinh tử của đất nước.

-> Bác luôn lo toan công việc kháng chiến

;yêu cách mạng, yêu nước

  • Cảnh con thuyền chở người chiến sĩ cách mạng lướt trên sông trăng.
  • Phong thái ung dung, lạc quan của Bác

=>Bác :yêu thiên nhiên, luôn lo lắng đến vận mệnh của đất nước ;luôn có phong thái ung dung, lạc quan dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng kết

 

 

– làm việc cá nhân

  • KT: lược đồ tư duy

? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ này?

  • Ghi nhớ. HS đọc
  1. Nghệ thuật:
  2. Nội dung

* Ghi nhớ SGK/ 143

  1. Hoạt động luyện tập

? Nội dung phản ánh trong bài thơ rằm tháng giêng là:

  1. Tình chân thành xót xa lúc mới trở về quê hương
  2. Tình yêu đất nước của một người cô đơn trước cảnh đẹp
  3. Tình cảm với thiên nhiên , tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nức sâu lặng và phong thái ung dung lạc quam của tác giả.

D.Tình yêu thiên nhiên tha thiết và tính cách mạnh mẽ ,phóng khoáng của tác giả.

  • Trong bài thơ “Nguyên tiêu” em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

4.Hoạt động vận dụng:

  • Nếu được giới thiệu về Bác cho một người nước ngoài biết em sẽ giới thiệu ntn?

5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

  • Tiếp tục tìm những bài thơ của Bác; Sưu tầm hình ảnh của Bác ở chiến khu Việt Bắc, trao đổi cùng bạn, lưu sổ tay văn học.
  • Học bài : Học thuộc bài thơ, nắm vững kiến thức đã học Làm bài tập phần luyện tập SGK/ 143
  • Chuẩn bị bài mới: Thành ngữ (Phân tích các ví dụ, và rút ra khái niệm về thành ngữ, mỗi nhóm tìm 10 câu thành ngữ )

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Ngày soạn:

Ngày dạy

                       

Tiết 45                         CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG.

            I. Mục tiêu:

            Giúp HS.

            1. Kiến thức:

            – Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liến với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.

            – Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ.

            2. Kĩ năng:

            – Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận và phân tích thơ.

            3. Thái độ:

            – Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS.

II. Chuẩn bị:

GV: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT

HS: SGK + Tập ghi + VBT + Xem bài trước

III. Phương pháp dạy học:

Phương pháp đọc diễn cảm phương pháo gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định tổ chức: 

2. Kiểm tra bài cũ:

            3. Giảng bài mới:

            Giới thiệu bài.

            Tiết trước chúng kiểm tra văn, tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

Hoạt động của GV và HS.                    

            Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích.

 

            GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.

            GV nhận xét, sửa chữa.

                                                                                   

            * Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm?

            Lưu ý 1 số từ ngữ khó SGK.

            Hoạt động 2: Phân tích VB.                                          

            – Gọi HS đọc bài cảnh khuya.

            * Bài cảnh khuya được làm theo thể thơ nào? Hãy
 chỉ ra các đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu, số câu của 1 bài, cách gieo vần, ngắc nhịp của bài thơ?

            – Thể tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, 3 vần (câu
1, 2, 4). Cách ngắt nhịp câu 1:3/4, câu 2, 3:4/3. câu 4:2/5.

            Gọi HS đọc 2 câu đầu bài thơ.                          

            * Phân tích 2 câu đầu bài thơ? (Âm thanh, cách sosánh trong câu 1, vẻ đẹp của hình ảnh trong câu 2)

            Gọi HS đọc 2 câu cuối.                                    

            * Hai câu cuối của bài thơ biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong 2 câu ấy có từ náo được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?

            – 2 từ “chưa ngũ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu
câu 4: thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn nhà thơ đồng
thời cũng cho thấy nhà thơ là 1 chiến sĩ yêu nước, luôn lo
 nghĩ đến vận mệnh của đất nước.

                                                                                   

            – Gọi HS đọc bài thơ Rằm tháng giêng. 

            * Bài nguyên tiêu (phiên âm) được làm theo thể
thơ nào?

            – Thể tứ tuyệt.

            Gọi HS đọc 2 câu đầu.                         

            * Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách  miêu tả không gian trong bài thơ? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và vẻ đẹp của không gianđêm rắm tháng giêng như thế nào?

            * Bài Nguyên tiêu (Phiên âm) gợi cho em nhớ tới
những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung
Quốc có trong ngữ văn 7, tập 1?

            – Dạ hán chung thanh đáo khách thuyền (Phong
kiều dạ bạc – Trương Kế)

            Gọi HS đọc 2 câu sau.                          

            * Phân tích 2 câu cuối bài thơ.

 

 

                         

            * Cảnh khuya và rằm tháng giêng được viết trong
 những năm đầu rất khó khăng của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Hai bài đó đã biểu hiện tâm hồn và
 phong thái của Bác như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

            – Mặc dù lo nghĩ việc nước đến tận canh khuya
nhưng Bác vẫn không quên cảm nhận vẻ đẹp kì thú của
cảnh trăng rừng, của tiếng suối trong. Cảnh con thuyền
sau lúc bàn việc quân trở về chở đầy trăng à phong thái
 ung dung, lạc quan.

            * GV treo bảng phụ: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh
trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng
trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

            HS thảo luận nhóm 5’

            Đại diện nhóm trình bày.

            GV nhận xét, chốt ý.

            – Một bài tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa láà tranh vẽ, 1 bài tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước, tràn đầy sức xuân.

            Hoạt động 3: Tổng kết.                        

            * Nêu ND, NT của 2 bài thơ?

            HS trả lời.

            GV nhận xét, chốt ý.

            Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/143              

            Hoạt động 4: Luyện tập.                       

            Gọi HS đọc BT2.                                             

            GV hướng dẫn HS làm.

ND bài học.

I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

 

 

2. Chú thích:

 

 

II. Phân tích VB:

CẢNH KHUYA.

 

 

 

 

 

 

– Tiếng suối…

    Trăng lồng…
àCảnh trăng rừng đẹp như 1 bức tranh, 1 vẻ đẹp lung linh, huyền ảo lại ấm áp, hoà hợp quấn quýt.

à tấm lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác.

– Cảnh khuya…

   Chưa ngũ…
 

 

 

 

 

RẰM THÁNG GIÊNG.

 

 

 

 

– Kim dạ…

   Xuân giang…
à Vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đang tràng ngập cả đất trời.

 

 

 

 

 

 

– Yên ba…                  

    Dạ hán…

à Tình yêu thiên nhiên, yêu nước, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng kết:

 

 

 

* Ghi nhớ: SGK/143

IV. Luyện tập:

BT2: VBT

 

            4. Củng cố và luyện tập:

            * Đọc diễn cảm bài thơ cảnh khuya, Rằm tháng giêng?

            HS lần lượt đọc các bài thơ.

            GV sử dụng bảng phụ.

            * Điền những cụm từ miêu tả trăng: Mảnh gương thu (1), sáng như gương (2), vào cửa sổ (3), nhòm khe cửa (4) vào những câu thơ sau:

            a. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ.

                Trăng … (4) ngắm nhà thơ.

            b. Trung thu vành vạnh… (1).

            c. Trung thu trăng… (2).

                Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.

            d. Trăng… (3) đòi thơ.

                Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.

            5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

            Học bài, làm BT, VBT

            Chuẩn bị bài “Tiếng gà trưa”: Trả lời câu hỏi SGK.

 

Leave a Comment