Kéo xuống để xem hoặc tải về!
BÀI 1:CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu
1. Phát triển kĩ năng
-HS đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản; hiểu và rả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
-HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc, hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe- viết một đoạn văn ngắn
HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
2. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với con người, sự trân trọng đối với khả năng mỗi con người; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi; khả năng giải quyết vấn đề thông qua học hỏi cách xử lí tình huống của cậu bé trong câu chuyện.
II. Chuẩn bị
1. Kiến thức ngữ văn
– GV nắm được đặc điểm của truyện kể về một nhận vật lịch sử; nội dung của VB cậu bé thông minh; cách thể hiện đặc điểm của nhân vật và quan hệ của các nhân vật trong truyện.,nghĩa của các từ ngữ khó trong văn bản. ( nuối tiếc, thán phục, nhà toán học, xuất sắc
2. Kiến thức đời sống
– GV có kiến thức về các trò chơi dân gian: đá bóng bằng quả bưởi, chơi ô ăn quan, đánh quay, chơi chuyền, kéo co
3. Phương tiện dạy học
Tranh minh họa trong SHS được phóng to, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
– GV cho HS quan sát tranh và thảo luận theo bàn để trả lời các câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi các bạn nhỏ đang chơi đá cầu?
+ Theo em, các bạn nhỏ cần làm gì để lấy được cầu?
– GV và HS thống nhất câu trả lời và lưu ý HS: Không được ném vật cứng lên cao vì có thể rơi vào người, không được trèo cây vì có thể bị ngã.
– GV dẫn dắt vào bài: Cậu bé thông minh
2. Đọc
– GV đọc mẫu toàn VB: cậu bé thông minh
+HD đọctừ khó: nuối tiếc, lát, nón, trầm trồ, xuất sắc.
GV hướng dẫn HS đọc câu dài: Suy nghĩ một lát, cậu bé Vinh rủ bạn đi mượn mấy chiếc nón, rồi múc nước đổ đầy hố.
– HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến đầy nuối tiếc
Đoạn 2: từ suy nghĩ một lát đến thán phục
Đoạn 3: Còn lại
+ GV cho HS đọc nối tiếp đoạn
+ GV giải thích nghĩa các từ khó.
Nuối tiếc: Tiếc những cái hay, cái tốt đã đi qua.
Thán phục: Khen ngợi và cảm phục.
Nhà toán học: Người có trình độ cao về toán học.
Xuất sắc: Giỏi hơn hẳn mức bình thường.
+ GV cho HS đọc đoạn theo nhóm
+ GV và HS đọc toàn VB.
– HS trả lời : Quả cầu bị đá lên cành cây cao.
– HS trả lời:
+ Rung cây thật mạnh để quả cầu rơi xuống
+ Dùng một que dài để khều quả cầu xuống
+ Nhờ người giúp, trèo lên cây……
– HS đọc đề
– HS lắng nghe
– HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
– HS đọc CN đồng thanh các từ khó.
– HS đọc nối tiếp câu lần 2.
– 2 HS đọc câu dài theo cô hướng dẫn.
– HS lắng nghe.
– HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần, mỗi lần 3 HS đọc.
– HS lắng nghe.
– Các nhóm nối tiếp đọc đoạn bài.
– HS đọc toàn VB CN -Đồng thanh.
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời câu hỏi
a. Cậu bé Vinh và các bạn chơi trò chơi gì?
b. Vinh làm thế nào để lấy được quả bóng từ dưới hố lên?
c. Vì sao các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục?
– GV và HS thống nhất câu trả lời.
4. Viết câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3.
– GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và c. GV chiếu hoặc viết câu trả lời đúng lên bảng:
+ Cậu bé Vinh và các bạn chơi đá bóng bằng quả bưởi.
+ Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì Vinh thông minh, nhanh trí.
– GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
– HS thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu VB và trả lời câu hỏi.
+ Bé Vinh và các bạn chơi đá bóng.
+ Vinh dùng nón múc nước đổ vào hố
+ Vì Vinh đã lấy được quả bóng từ dưới hố lên hoặc vì Vinh thông minh, nhanh trí.
– HS lắng nghe.
– HS viết câu trả lời vào vở theo hướng dẫn của cô.
TIẾNG VIỆT: BÀI 1:CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu
3. Phát triển kĩ năng
-HS đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản; hiểu và rả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
-HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc, hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe- viết một đoạn văn ngắn
HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với con người, sự trân trọng đối với khả năng mỗi con người; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi; khả năng giải quyết vấn đề thông qua học hỏi cách xử lí tình huống của cậu bé trong câu chuyện.
II. Chuẩn bị
4. Kiến thức ngữ văn
– GV nắm được đặc điểm của truyện kể về một nhận vật lịch sử; nội dung của VB cậu bé thông minh; cách thể hiện đặc điểm của nhân vật và quan hệ của các nhân vật trong truyện.,nghĩa của các từ ngữ khó trong văn bản. ( nuối tiếc, thán phục, nhà toán học, xuất sắc
5. Kiến thức đời sống
– GV có kiến thức về các trò chơi dân gian: đá bóng bằng quả bưởi, chơi ô ăn quan, đánh quay, chơi chuyền, kéo co
6. Phương tiện dạy học
Tranh minh họa trong SHS được phóng to, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
– GV cho HS hoàn thiện câu thông qua trò chơi: Điền đúng, điền nhanh.
– Cách chơi:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ có ghi sẵn 2 câu cần điền.
+ HS thảo luận theo nhóm và điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
+ Nhóm nào xong trước treo kết quả lên bảng. GV lấy bài của 3 nhóm nhanh nhất.
– GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh:
+ Chúng tôi rất nuối tiếc vì đội bóng mình yêu thích đã bị thua.
+ Hoa vẽ rất đẹp. Cả lớp ai cũng thán phục bạn ý.
– GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6. Quan sát tranh và nói về các trò chơi trong tranh.
– GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
– GV yêu cầu HS xác định từ ngữ tương ứng với bức tranh trong SHS.
– GV cho HS xem video về 2 trò chơi: đánh quay và ô ăn quan.
– GV cho HS làm việc nhóm trao đổi về 2 trò chơi.
– GV cho HS trải nghiệm chơi ô ăn quan
( Chơi trong 5 phút )
– GV lắng nghe cô phổ biến cách chơi.
– Các nhóm thảo luận, điền từ phù hợp và trình bày kết quả của nhóm.
– HS viết 2 câu hoàn chỉnh vào vở.
– HS quan sát tranh.
– HS xác định: tranh 1: đánh quay, tranh 2: ô ăn quan.
– HS làm việc nhóm, trao đổi về 2 trò chơi: vật dụng cần có để chơi, cách chơi, …
– HS chơi theo nhóm nhỏ ( 4 người )
TIẾT 4
7. Nghe viết
– GV đọc to đoạn cần viết.
– GV lưu ý khi viết:
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu chấm.
+ Các chữ dễ viết sai: bưởi, chơi, xuống
– GV đọc từng câu cho HS viết
– GV đọc lại toàn đoạn để HS soát lỗi.
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông.
– GV cho HS làm bài tập thông qua trò chơi : Xì điện
+ Cách chơi:
GV hô: Xì điện? Xì điện HS : Xì ai? Xì ai?
GV nêu tên HS bất kì và chỉ vào 1 từ. HS điền vần phù hợp.
– GV nhận xét.
9. Giải ô chữ
– GV trình chiếu ô chữ lên bảng và nêu cách chơi.
– Các từ điền ở hàng ngang: thỏ, mèo, cá bống, quả bóng, chó, cọp, cà rốt
– Ô chữ hàng dọc: TOÁN HỌC.
10. Củng cố
– GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học. – GV tóm tắt nội dung chính.
– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
– HS lắng nghe.
– HS viết bài vào vở
– HS đổi vở cho bạn cùng bàn soát lỗi.
– HS cả lớp cùng tham gia chơi.
– HS dựa vào gợi ý để tìm ra ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc.
– 1 HS nêu lại nội dung bài học.